Đề tài Rèn viết chính tả cho học sinh lớp 4

Chính tả là một trong những phân môn của môn Tiếng Việt ở Tiểu học, có tầm quan trọng đặc biệt. Phân môn Chính tả dạy cho học sinh tri thức - kỹ năng viết đúng, hợp với chuẩn và những quy tắc về cách viết chuyển từ văn bản nói sang dạng văn bản viết. Phân môn chính tả giúp học sinh phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở dạng thức viết vào hoạt động giao tiếp, ngoài ra chính tả còn dạy cách tổ chức, kết hợp các chữ cái đúng quy ước xã hội để làm thành chất liệu hoá ngôn ngữ.

doc10 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 12027 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Rèn viết chính tả cho học sinh lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải là người pháp âm rõ tiếng, đúng chuẩn không chỉ trong khi đọc chính tả cho học sinh viết, mà còn trong tất cả các phân môn của môn Tiếng Việt. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có giọng đọc và phát âm thật chuẩn, không ngọng, vì có như vậy thì học sinh mới viết đúng được. Ở lớp do tôi làm chủ nhiệm có nhiều em hay nhầm lẫn giữa tr và ch. Để giúp các em phát âm đúng, viết đúng, khi giảng dạy tôi chú ý nhiều đến những chữ có âm đầu là ch và tr. Khi đọc tôi chú ý phát âm thật chuẩn, khi làm bài tập tôi hướng dẫn học sinh tự phát hiện, rồi đọc, tiếp đó là lên bảng viết đúng các tiếng, các từ có âm đầu là tr và ch. Ví dụ: khi dạy chính tả cần phân biệt tr với ch. Sau khi viết song bài chính tả nghe - viết, học sinh làm bài tập, với yêu cầu bài tập là: "Viết lại những chữ bị nhoè trong đoạn văn, biết rằng những chữ bị nhoè bắt đầu bằng tr hay ch". Tôi cho học sinh làm việc cá nhân: điền bút chì mờ vào sách giáo khoa. Trong khi đó tôi dán lên bảng 2 tờ giấy to ghi thứ tự các ô để điền các chữ đó, rồi cho học sinh chơi trò tiếp sức thi đua giữa hai nhóm, nhóm nào xong trước, đúng nhất là nhóm thắng cuộc. với cách làm này nhiều học sinh được tham gia làm bài, các em rất phấn khởi và nhớ kỹ các từ vừa điền. làm tương tự với các bài khác có vận dụng như vậy. Theo tôi việc ghi nhớ và luôn luôn nhắc nhở cho học sinh ôn luyện hệ thống quy tắc chính tả Tiếng Việt là một việc làm cần thiết, bởi Tiếng Việt của chúng ta khá phức tạp và rất dễ nhầm lẫn. Chính vì vậy tôi giành một số thời gian nhất định cho học ôn lại các quy tắc đó. Ngoài việc dạy theo sách vở tôi còn hướng dẫn học sinh nhận biết, phân biệt chính tả qua thực tế, những đồ vật trong gia đình rất gần gũi với các em. Ví dụ: để phân biệt ch với tr tôi gợi ý cho các em phát hiện: những đồ vật vào trong gia đình em được bắt đầu bằng âm ch ? Học sinh sẽ nêu được đó là: chăn, chai, chiếu, chảo, chậu... Từ đó học sinh sẽ nhớ lâu hơn và viết đúng hơn. Cùng với việc luyện đọc, luyện viết đúng trong giờ chính tả, từ khâu chấm chữa bài chính tả cũng rất cần thiết. Bởi khi cho học sinh đổi vở khi giáo viên đọc để soát lỗi cho nhau, học sinh nhận ra cách viết đúng sai, chữ đẹp xấu để rút ra kinh nghiệm, chính vì vậy tôi rất chú ý tới việc làm này. Tiếp sau đó tôi thu vở và chấm một số bài ngay tại lớp rồi nhận xét lỗi chính tả về chữ viết của học sinh. Những lỗi sai của học sinh tôi gạch chân bằng bút đỏ, có lỗi cần thiết tôi chữa ra lề. Rồi lưu ý học sinh tự sửa lỗi để các em nhớ và tránh sai sót trong những bài chính tả sau. Đối với lỗi mà nhiều em cùng mắc, tôi ghi lỗi sai đó lên bảng yêu cầu một vài em viết lại cho đúng, lưu ý với các em viết sai cần ghi nhớ để tự sửa lỗi của mình. Có thể nói khi đã hay viết sai chính tả thì bất cứ ở văn bản nào học sinh cũng có thể viết sai và đặc biệt hay sai nhất ở văn bản có tính sáng tạo của các em đó là bài tập viết. Sai chính tả ở đây, theo ý hiểu của tôi phần nhiều do các em không hiểu một cách thấu đáo nghĩa của những từ ngữ các em dùng. Chính vì vậy, khi chữa lỗi chính tả trong giờ trả bài tập làm văn, giáo viên cũng cần chú ý: cần giúp các em hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ mà các em dùng để có thể viết đúng chính tả và dùng từ hay hơn trong diễn đạt. Nói tóm lại, việc cho học sinh viết đúng chính tả cần được tiến hành trong tất cả các môn học và đặc biệt trong môn Tiếng Việt. Một biện pháp khác để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh là giáo viên có thể áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, phát hiện những điểm khác nhau để học sinh lưu ý và ghi nhớ. Ví dụ: Khi viết tiếng “đàng” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “đàn”, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này: - đàng = đ + ang + huyền - đàn = đ + an + huyền - Từ đó giáo viên so sánh để thấy sự khác nhau: Tiếng “đàng” có âm cuối là “ng”, tiếng “đàn” có âm cuối là “n”. Đối với học sinh lớp tôi, các em không chỉ viết sai chính tả mà một số em còn viết chưa đẹp, chữ không chuẩn kích cỡ theo quy định, các nét không ngay ngắn, đánh dấu thanh một cách tuỳ tiện. Vì thế cho nên song song với việc rèn cho học sinh phát âm đúng, viết đúng chính tả tôi còn chú ý rèn cho học sinh viết rõ ràng tiến tới viết đẹp. Việc các em viết chữ chưa đẹp, không rõ ràng cũng có thể là do ở lớp 4 bài viết chính tả khá dài. Ví dụ: Ở khối lớp 1, 2 các em đang quen viết rất ít, thời gian ghi bài hay viết chính tả ít hơn khối 4. Các bài viết ở lớp 4 lúc này kiến thức mỗi bài dài hơn phải ghi nhiều và nhanh hơn, khiến cho không ít em ghi không cẩn thận lâu dần chữ xấu đi lúc nào không hay. Giáo viên nên cho học sinh thực hiện các dạng bài tập khác nhau để giúp các em tập vận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn bản cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp học sinh rút ra các quy tắc chính tả để các em ghi nhớ. Ví dụ như khi dạy bài tập phân biệt giữa giữa g / gh; ng / ngh, giáo viên giúp học sinh rút ra được các nguyên âm nào được viết với g; ng, nguyên âm nào được viết với gh; ngh … Việc quan tâm đến rèn chữ viết cho học sinh trong lớp là việc làm thường xuyên, song tôi đặc biệt chú trọng đến các em hay viết sai, viết chưa đẹp. Tôi gần gũi, nhắc nhở, động viên các em để các em có hướng phấn đấu khắc phục. Việc rèn viết đúng, viết đẹp cho học sinh là cả một quá trình phấn đấu lâu dài và cần có sự nỗ lực của cả thầy và trò: thầy thì đầu tư thời gian công sức, trò cần tự giác, tích cực học tập mới thu được kết quả như mong muốn. 3. Kết quả: Qua quá trình tôi rèn luyện cho học sinh viết chính tả theo các giải pháp trên đã mang lại kết quả như sau: * Khi chưa thực hiện: Tổng số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu 30 3 5 10 12 * Sau khi thực hiện: Tổng số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu 30 5 8 11 6 III. Kết luận: Trong giờ dạy chính tả, người giáo viên có thể đề ra phương pháp thích hợp: Phương pháp trực quan và phương pháp thực hành. Sau một thời gian nghiên cứu tổng kết, bản thân tôi đã chú trọng nâng cao chất lượng viết đúng, viết đẹp cho học sinh bằng những việc làm thường xuyên, liên tục. Trong quá trình rèn viết đúng, viết đẹp người giáo viên giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh chủ động thực hành một cách có sáng tạo. Rèn viết đúng, viết đẹp là đặc thù của phân môn chính tả. Viết đúng, viết đẹp góp phần nâng cao chất lượng của môn Tiếng Việt nói riêng và tất cả các môn học nói chung, đó là giáo dục các em về nhân cách, về nhận thức và óc thẩm mỹ ... góp phần phát triển trí tuệ và năng lực của học sinh Tiểu học. Tuy nhiên để thành công trong việc rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp, người giáo viên cần có lòng nhiệt tình, có lòng yêu nghề, mến trẻ. Ngoài ra phải luyện cho mình cách phát âm chuẩn, chữ viết phải rõ ràng, sạch đẹp, chuẩn chính tả. Đồng thời người giáo viên phải là tấm gương sáng để học sinh soi vào, học tập. Khi dạy học, người giáo viên phải biết kết hợp rèn cho học sinh có ý thức viết đúng, viết đẹp trong tất cả các bài viết, các quyển vở ghi chứ không chỉ trong vở chính tả. Đặc biệt trong phần luyện đọc, luyện viết, chấm bài, chữa lỗi... phải luôn luôn nhắc nhở để học sinh ghi nhớ: "Tiếng Việt rất phong phú". Các em viết chữ đúng, đẹp là đã góp phần bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. * Một vài đề xuất: Đối với giáo viên: - Xuất phát từ dung lượng hoạt động của thầy và hoạt động của trò để có phương pháp đàm thoại, gợi mở. - Xuất phát từ các hoạt động, có các phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp, khái quát hoá và hệ thống hoá. - Phát hiện những lỗi và khắc phục những lỗi chính tả do phát âm địa phương, yêu cầu học sinh phải luyện tập và củng cố thường xuyên các kỹ năng chính tả trong tiết học chính tả và trong tất cả các tiết học ở bộ môn khác. - Trao đổi giữa thầy và trò, trong đó thầy nêu ra các câu hỏi gợi ý dẫn dắt, học sinh quan sát các tài liệu và hiện tượng chính tả, suy nghĩ, so sánh, nhận biết... rút ra kết luận. Nội dung các câu hỏi phải vừa sức, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, quan sát, tái hiện và tự mình giải đáp kết luận. Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu và vận dụng trong quá trình giảng dạy thực tế ở lớp minh chủ nhiệm. Kết quả bước đầu chưa đạt được ở mức độ cao, nhưng với lòng nhiệt tình vì sự nghiệp giáo dục và sự nổ lực của bản thân, tôi đã tích lũy được một số bài học thực tiễn. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của Ban giám hiệu và bạn bè đồng nghiệp, cũng như Hội đồng khoa học nhà trường để việc giảng dạy phân môn Chính tả lớp 4 trong nhà trường ngày càng nâng cao chất lượng hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Vĩnh Mỹ A, ngày 19 tháng 11 năm 2013 Người thực hiện Huỳnh Văn Nhuần PHỤ LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1 Tên đề tài. I. Lời nói đầu 1. Lý do chọn đề tài. 1 2 2. Lịch sử đề tài. 2 3 3. Phạm vi đề tài. II. Nội dung. 1. Thực trạng. 3 4 2. Giải pháp. 4 5 3. Kết quả. III. Kết luận. 7 6 Phụ lục 9 7 Phần ký duyệt 10 Duyệt của HĐKH-Cấp trường …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Duyệt của HĐKH-Cấp huyện ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docSKKN Chinh ta L4.doc
Giáo án liên quan