Đề tài Rèn phát âm chuẩn cho học sinh lớp 3D

 Tập đọc là một phân môn có vị trí quan trọng hàng đầu trong ch¬ơng trình Tiếng Việt ở tiểu học. Dạy tốt phân môn Tập đọc không những rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn khác. Thông qua môn Tập đọc rèn cho các em kĩ năng đọc như¬: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc chính xác, rõ ràng, diễn cảm để học sinh có những hiểu biết về kiến thức văn học, ngôn ngữ và ng¬ược lại. Đầu tiên trẻ phải học đọc sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp các em lĩnh hội đ¬ược ngôn ngữ, dùng trong giao tiếp và hoạt động học tập. Nó là điều kiện để cho học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cho cả đời. Phân môn Tập đọc còn trau dồi cho học sinh kiến thức Tiếng Việt, kiến thức văn học, kiến thức đời sống giáo dục tình cảm, thầm mĩ. Tập đọc là môn khởi đầu, đồng thời cũng là công cụ học tập không chỉ trong nhà tr¬ường mà còn trong cuộc sống nói chung.

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1815 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Rèn phát âm chuẩn cho học sinh lớp 3D, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i phương pháp đọc của mình. Do đó, các em rất yếu về năng lực. 1.3 Xuất phát từ nhu cầu nâng cao nghiệp vụ chuyên môn Phân môn Tập đọc có nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Đọc là một hoạt động của lời nói, là quá trình chuyển dạng chữ viết sang lời nói âm thanh , là quá trình chuyển tiếp hình thức chữ viết thành đơn vị nghĩa không có âm thanh. Cả hai hình thức trên đều không thể tách rời nhau. Chính vì vậy, dạy đọc có một ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Nó đã trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với người đi học. Đọc là một khả năng không thể thiếu đựơc của con người trong thời đại văn minh. B. NHỮNG NỘI DUNG LUYỆN TẬP BẮT BUỘC ĐỂ SỬA LỖI. 1. Các âm, vần trong các tiết học chính tả 2. Các đoạn văn, đoạn thơ trong các bài tập đọc có chứa nhiều những âm đầu, bộ phận vần, thanh mà học sinh phát âm lệch chuẩn. 3. Các bài tập có liên quan đến âm đầu, bộ phận vần, thanh mà học sinh phát âm sai trong các tiết chính tả phương ngữ. 4. Các câu chuyện trong chương trình phân môn kể chuyện của các lớp. 5. Các bài tập mở rộng vốn từ trong các tiết luyện từ và câu. 6. Các bài tập trong phân môn tập làm văn yêu cầu học sinh trình bày trước lớp. C. NHỮNG LỖI PHÁT ÂM CỦA HỌC SINH THƯỜNG GẶP Trong thực tế, học sinh nói Tiếng việt thường phát âm sai trong ba bộ phận của tiếng (âm đầu-vần-thanh).Ở địa bàn xã Giao Hương học sinh thường gặpphải 1/Phát âm lệch chuẩn các phụ âm đầu n/l, ch/tr, x/s …. 2/Phát âm lệch chuẩn các vần uyên/uên, uyêt/uêt,iu/ưu…. 3/ Phát âm lệch chuẩn thanh ~/ ? , . … I. Nguyên nhân: - Phần lớn người dân địa phương khi nói thường phát âm sai các âm đầu, vần, thanh nói trên nên học sinh bị ảnh hưởng của việc phát âm sai đó. - Một số em chưa nắm được quy tắc chính tả và nhận thức về ý nghĩa của từ phát âm chưa đúng dẫn đến phát âm sai. - Phần nữa là do các em chưa nắm được cách phát âm, vị trí phát âm của các bộ phận trong bộ máy phát âm nên dẫn đến phát âm lệch chuẩn. - Một bộ phận nhỏ học sinh bị ảnh hưởng từ bộ máy phát âm chưa hoàn thiện. II. Những biện pháp khắc phục: 1. Luyện phát âm Muốn học sinh đọc đúng, đọc ngắt giọng, nhấn giọng dẫn đến đọc diễn cảm người giáo viên phải giúp các em phát âm chuẩn , đọc đúng loại câu, đúng ngữ điệu câu. Giúp các em tự hiểu nội dung bài, xác định đúng loại câu, ngữ điệu, giúp các em phải biết đặt mình vào vị trí của nhân vật, của tác giả. Ngoài ra còn phải biết cách tổ chức một giờ học nhẹ nhàng, sinh động. Xây dựng phong trào thi đua đọc đúng, đọc hay , ngoài ra kết hợp với việc rèn đọc trong tất cả các môn học khác giúp các em tích cực hoá việc học môn Tiếng Việt.Như chúng ta đã biết cả giáo viên, học sinh tỉnh Quảng trị nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng khi nói và đọc đều mắc một sai lầm là đọc ngọng, thiếu dấu ,đọc , nói lẫn giữa phụ âm đầu là l- n hoặc với những tiếng có phụ âm quặt lưỡi như s - x; r-d; ch - tr đều đọc cố nhấn để phát âm cho rõ nên làm mất cái hay, cái tự nhiên khi đọc. Điều này làm cho các em cảm thấy xấu hổ mất tự tin khi đọc, hạn chế việc đọc của các em mất đi sự hứng thú với môn học này. + Luyện đọc đúng + Tìm hiểu nội dung + Luyện đọc nâng cao ( rèn đọc hay, dọc diễn cảm) Chính vì vậy khi dạy Tập đọc chúng ta phải chú ý quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh trong lớp mình và khi dạy học chúng ta phải phụ thuộc vào trình độ của học sinh, phải hướng dẫn cho các em đọc đúng, phát âm chuẩn. Nếu học sinh đọc chưa tốt, đọc còn ngọng, sai và ấp úng thì giáo viên phải dừng lại ở bước 1 là luyện đọc đúng. Nếu học sinh đọc đúng, đọc tốt rồi thì giáo viên dành cho luyện đọc nâng cao ( bước 3). Động viên các em và giao nhiệm vụ cho cả lớp cùng giúp bạn bằng cách không trêu ghẹo, đùa mà tạo cơ hội cho bạn sửa chữa. Qua tìm hiểu tôi thấy đại đa số các em đọc ngọng là do các nguyên nhân sau: + Do môi trường sống( nhiều hơn) + Do bộ máy phát âm( ít hơn) + Do phương ngữ Chính vì vậy để sửa cho các em đọc đúng người giáo viên phải kiên trì liên tục và có hệ thống. Thông thường các em rất ngại đọc vì sợ các bạn chê cười, chế nhạo cho nên người giáo viên phải giải toả tâm lí cho học sinh bằng lời lẽ của mình. Đồng thời phải giải thích cho học sinh cùng lớp để các em cùng giúp bạn sửa chữa. 2.Cách sửa đọc ngọng cho học sinh: Trước hết giáo viên phải nắm chắc được nghĩa của các từ có phụ âm hay đọc ngọng như l- n để định hình được lời nói và chữ viết. Giáo viên cần xem lại phương thức phát âm phụ âm đầu l- n và tự mỗi giáo viên phải luyện bằng thời gian dài và phải kiên trì. Khi học sinh đọc lẫn các tiếng có phụ âm đầu là l, giáo viên dừng lại sửa cho các em bằng cách: hướng dẫn các em đọc đầu lưỡi hơi cong, luồng hơi đi ra bị cản Ví dụ những tiếng có phụ âm đầu n đọc đầu lưỡi thẳng, môi trề, bụng hơi hóp lại. Những tiếng có âm quặt lưỡi như s - x; r - d- gi; tr- ch thì hướng dẫn các em nói tự nhiên cho hay, ( không cố gắng đọc nhấn). Nhưng trong Tiếng Việt có phụ âm đầu là r ( là phụ âm quặt lưỡi) thì chúng ta đọc không rung. Ví dụ: Như từ: ra vào, rang lạc, rực rỡ, rung rinh Giáo viên đọc rung những tiếng là tiếng nứơc ngoài , ví dụ: Ra đi ô, Ngoài việc sửa chữa trong mỗi tiết Tập đọc và các môn học khác, thì cuối mỗi buổi học tôi còn giao những bài tập đọc nhỏ để học sinh tự luyện đọc ở nhà và về nhà đọc trước bài của ngày hôm sau. Hàng ngày kiểm tra về cách đọc của học sinh và nhận xét. Qúa trình này tôi thực hiện thường xuyên và luôn khuyến khích các em. D. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CỤ THỂ THEO THÁNG Ngày - tháng Nội dung thực hiện Điều chỉnh, bổ sung Tháng 9 Tháng 10 - Khảo sát thực trạng của lớp CN về việc hs phát âm chưa chuẩn - Viết báo cáo cá nhân về biện pháp rèn phát âm chuẩn TV của hs lớp chủ nhiệm nộp về BGH -Tiếp thu nội dung triển khai của tổ - Tiến hành rèn cho hs trong giờ tập đọc , giờ chính tả về phụ âm l/n ,Tr/ch, vần uyên - Luyện viết các từ ngữ hs hay đọc sai, viết sai ở nhà và trong cá giờ luyện chữ Tháng 11 - Tiếp tục rèn đọc cho hs trong các tiết tập đoc, chính tả, LTVC về phụ âm l/n. tr/ch Tháng 12 Tăng cường rèn đọc cho hs trong các tiết tập đoc, chính tả, LTVC về phụ âm l/n. tr/ch Tháng 1 Tháng 2 _ Tổng kết kết quả tiến bộ của hs về phát âm chuẩn trước tổ.GV rút ra kinh nghiệm về việc luyện phát âm cho hs lớp mình trong học kì qua - Tiếp tục rèn đọc cho hs trong các tiết tập đoc, chính tả, LTVC về phụ âm l/n. tr/ch - Tiến hành rèn cho hs trong giờ tập đọc về phụ âm l/n ,Tr/ch - Luyện viết các từ ngữ hs hay đọc sai, viết sai ở nhà Tháng 3 - Tiếp tục rèn đọc cho hs trong các tiết tập đoc, chính tả, LTVC về phụ âm l/n. tr/ch Tháng 4 - Tiếp tục HDHS rèn đọc đúng vần uyên, uyêt trong các giờ tập đọc, tập viết, TLV… - Viết các từ ngữ hs còn đọc sai trong giờ luyện viết ở nhà Tháng 5 - Tiếp tục rèn HS đọc đúng vần và dấu thanh trong các tiết tiếng việt ( Thanh hỏi, thanh ngã… - Kiểm tra đánh giá sự tiến bộ của HS báo cáo về nhà trường D. NHỮNG KINH NGHIỆM SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH TRONG TRƯỜNG: - Để thực hiện tốt được kế hoạch trên thi nhà trường , Gv và PHHS cần: 1. Đối với nhà trường - Nhà trường thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc dạy và học. Đặt mua đầy đủ các tài liệu, thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy,các loại sách báo để giáo viên, học sinh có thêm tài liệu đọc ngoài giờ . - Tổ chức các cuộc hội thảo, chuyên đề về "rèn phát âm chuẩn''. Trong năm học nên tổ chức cuộc thi "Đọc tốt, kể chuyện hay, viết đẹp ….'' có phần thưởng động viên đối với giáo viên và học sinh đạt kết quả tốt trong cuộc thi. 2. Đối với giáo viên: - Giáo viên biết làm mẫu bởi ta đã thống nhất với nhau rằng giáo viên không được quyền yêu cầu học sinh làm cái gì mà chính mình cũng không làm được. Muốn học sinh phát âm chuẩn trước hết giáo viên phải rèn cho mình phát âm chuẩn theo các bước rèn luyện đã nêu trên. - Giáo viên phải chú ý quan sát cách đọc, cách nói của học sinh ,biết nghe học sinh đọc nghĩa là có khả năng nhanh chóng nhận ra được những gì học sinh đọc đúng , phát âm chuẩn, đồng thời nhanh chóng nhận ra hiện ra được những phát âm lệch chuẩn của các em . - Biết tái hiện lời đọc, lời nói của học sinh trong thể đối chiếu với lời đọc, lời nói phát âm chuẩn .Giáo viên phải tạo điều kiện cho các em tự quan sát lời đọc của mình một cách khách quan. Muốn thế, thầy cô giáo phải có khả năng thay thế một cái máy ghi âm; ghi và phát lại lời đọc của học sinh với một thái độ chân thành; một mong mỏi tha thiết " cô muốn giúp các em đọc được đúng, đọc hay hơn''. - Biết phối hợp nhịp nhàng lời mô tả giọng đọc và làm mẫu.Nghĩa là có sự hài hoà giữa những lời yêu cầu, chỉ dẫn về cách phát âm, cách đọc và khả năng biểu diễn những yêu cầu, chỉ dẫn này bằng giọng đọc mẫu của giáo viên. - Khi luyện tập cho học sinh cần phối hợp đồng bộ tối đa các biện pháp luyện đọc, luyện phát âm. - Phải lựa chọn ngữ điệu ( từ ngữ, câu, đoạn ) Để luyện đọc cho học sinh sao cho phù hợp, tiết kiệm thời gian luyện tập . - Mỗi giáo viên thường xuyên nêu cao tinh thần, ý thức, trách nhiệm trong việc sửa lỗi phát âm cho học sinh. Ở mọi lúc, mọi nơi và trong mọi hoàn cảnh cần uốn nắn kịp thời khi thấy các em phát âm sai. 3. Đối với học sinh: - Mỗi học sinh phải tự nhận thức được đọc kém, phát âm sai sẽ làm mất đi vẻ đẹp của tiếng nói của dân tộc và làm hạn chế việc học tập của chính bản thân mình. - Có ý thức rèn kĩ năng đọc, nói phát âm chuẩn theo hướng dẫn của thầy cô trong học tập cũng như trong sinh hoạt, vui chơi. - Phải chú ý theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên ,chăm chỉ tự tin trong học tập, phải hoà đồng cùng bạn bè, điều gì không hiểu mạnh dạn hỏi thầy cô hoặc bạn bè. Hằng ngày dành thời gian hợp lý cho việc luyện đọc. Luôn luôn có ý thức luyên phát âm đúng ,đọc chuẩn rõ ràng lưu loát rồi đọc diễn cảm. 4. Đối với địa phương – PHHS - GV tuyên truyền và phổ biến để PHHS thấy được hậu quả của việc phát âm sai. - Có thể tọa đàm với PHHS vào các buổi họp PHHS hoặc những lần trao đổi về việc học tập của HS. - Phát âm đúng đẻ cho con em mình học theo. Giao Hương, ngày tháng năm 2013 Người làm kế hoạch Lại Thị Ngọc Lan

File đính kèm:

  • docke hoach ren phat am lop 3.doc
Giáo án liên quan