Những năm gần đây, trước yêu cầu của nền kinh tế tri thức đòi hỏi cần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng và phù hợp với xu hướng hội nhập toàn cầu. Trong đó định hướng chủ đạo và xuyên xuốt của việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, năng lực nghiên cứu, lòng say mê, ham muốn hiểu biết và học hỏi của học sinh. Thông qua việc đổi mới nội dung chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học nhằm đào tạo ra lớp người năng động, linh hoạt có đủ năng lực phẩm chất, trí tuệ và hoàn thiện về nhân cách để đảm đương sứ mệnh chủ nhân tương lai của đất nước- một đất nước đang trong thời kỳ hội nhập vào nền kinh tế khu vực,toàn cầu mà ở đó ngoài việc được đối xử bình đẳng, được tiếp cận với những tiến bộ của nền kinh tế tri thức, ta còn khẳng định vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế bằng lối đi riêng với bản sắc riêng của dân tộc mình. Đó là vấn đề lớn, là thách thức lớn đặt ra không những cho các nhà chiến lược, các nhà hoạch định chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ, ban , ngành mà còn đặt ra với mọi công dân Việt Nam.
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3088 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Rèn kỹ năng đọc và phân tích bản đồ tự nhiên các châu lục thông qua bài dạy Thiên nhiên châu Phi ở địa lí 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Các sơn nguyên cao 1500-2000, tập trung phía Đông Nam. Thấp dần là các bồn địa và hoang mạc ở phía Tây Bắc.
Câu hỏi: Tại sao có sự khác nhau đó?
( Phía Đông được nâng lên mạnh, tạo nhiều hồ hẹp sâu và thung lũng sâu..)
Kết luận: Hướng nghiêng chính của địa hình châu Phi?
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại kí hiệu của sông , hồ trên bản đồ.
( Sông thường được thể hiện trên bản đò là đường màu xanh, còn hồ được biểu hiện bằng những ô màu xanh)
Câu hỏi: mạng lưới sông ngòi và hồ của châu Phi có đặc điểm gì? Xác định vị trí và đọc tên các sông lớn, hồ lớn của châu Phi.
HS: xác định được sông Nin và hồ Víchtoria trên bản đồ tự nhiên châu Phi.
Quan sát hình 26.1 hãy:
- Xác định và đọc tên các loại khoáng sản phân bố từ xích đạo lên Bắc Phi?
-Xác định và đọc tên các loại khoáng sản từ xích đạo xuống Nam Phi?
( HS nhớ lại kí hiệu của các kim loại bằng cách đọc bảng chú giải để từ đó xác định các loại phân bố ở Bắc Phi và Nam Phi)
HS lên chỉ một số các loại khoáng sản trên bản đồ--> HS khác nhận xét--> GV kết luận.
- Em có nhận xét gì về khoáng sản châu Phi?
1. Vị trí địa lí.
- Khoảng cách giữa các điểm cực là rất lớn.
-Lãnh thổ trải dà trên cả hai nửa cầu.
- Xích đạo qua chính giữa châu lục.
- Phần lớn lãnh thổ châu Phi thuộc môi trường đới nóng.
- Bờ biển ít bị cắt xẻ, ít đảo và vịnh biển do đố biển ít lấn sâu vào đát liền.
- Kênh đào xuy-ê rút ngắn được quãng đường đi trên biển từ châu Âu sang châu Á.
2.Địa hình và khoáng sản.
a.Địa hình:
- là một khối cao nguyên khổng lồ. Có các bồn địa xen kẽ là các sơn nguyên.
- Độ cao trung bình 750 m.
- Các đồng bằng châu Phi thấp, tập trung chủ yếu ở ven biển.
- Rất ít núi cao.
- Hướng nghiêng chính của địa hình châu Phi thấp dần từ Đông Nam tới Tây Bắc.
b, Khoáng sản:
-Châu Phi có nguồn khoáng sản phong phú và giầu có. Đặc biệt là kim loại quý hiếm.
3. Củng cố và đánh giá:
a, xác định vị trí, giới hạn lãnh thổ của châu Phi.
b, Xác định tên bản đồ tự nhiên châu Phi các biển và đại dương bao quanh châu Phi.
c, Cho biết đặc điểm của đường bờ biển, địa hình, vị trí địa lí có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu châu Phi?
4. Dặn dò:
- Về nhà học thuộc bài và làm bài trong tập bản đồ.
- Tìm hiểu và phân tích kĩ mối quan hệ giữa vị trí địa lí, đường bờ biển và địa hình có ảnh gì tới khí hậu và cảnh quan của châu phi.
- Đọc trước bài 27.
E: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Sau khi hoàn thành đề tài “ Rèn kĩ năng đọc và phân tích bản đồ tự nhiên các châu lục” tôi đã áp dụng ngay với học sinh Trường THCS Chí Tân nơi tôi công tác.
Trong năm học 2009-2010 tôi đã triển khai đề tài ở khối lớp 7 . Khi được tôi hướng dẫn cách đọc và phân tích bản đồ tự nhiên qua bài dạy THIÊN NHIÊN CHÂU PHI đến các bài sau học sinh không còn lúng túng trước bản đồ tự nhiên nữa mà tỏ ra rất hào hứng. Qua việc khảo sát ở trên lớp trong các tiết dạy và kiểm tra bài cũ đã thu được kết quả khá khả quan.
Lớp
Sĩ số
Biết cách đọc và phân tích bản đồ tự nhiên các châu lục
Chưa biết cách đọc và phân tích bản đồ tự nhiên các châu lục
7A
31
28
3
7B
31
27
4
Vì vậy mà điểm kiểm tra cũng đạt kết quả cao.
Lớp
Sĩ số
Khá, giỏi
Trung bình
Yếu, kém
7A
31
20
8
3
7B
31
21
6
4
G.KẾT LUẬN
Trên đây tôi đã đề xuất “ Rèn kĩ năng đọc và phân tích bản đồ tự nhiên các châu lục” vấn đề của tôi nêu ra trong đề tài này có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh bậc THCS.
Tôi thấy đề tài trên rất có ý nghĩa và thiết thực với môn địa lí . Bởi học địa lí mà chưa biết đọc và phân tích bản đồ nói chung và bản đồ tự nhiên nói riêng thì chưa phải là học địa lí giỏi. Mặt khác nó còn giúp các em có hứng thú học tập hơn yêu thích bộ hơn, đồng thời nó còn giúp học sinh phát triển được kĩ năng đọc bản đồ và tư duy địa lí. Từ đó ở các bài học sau các em sẽ tiếp thu bài nhanh và hiểu hơn.
Mặc dù đã rất cố gắng song không thể tránh được những thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi hoàn thiện hơn.
H. KHUYẾN NGHỊ
Để nâng cao chất lượng dạy và học tôi xin đề xuất một số vấn đề sau:
- Đối với phòng giáo dục: Cần trang bị cho giáo viên thêm những tài liệu tham khảo cần thiết để bổ sung , hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Với những sáng kiến kinh nghiệm hay theo tôi nên phổ biến để cho giáo viên được học tập và vận dụng. Có như thế tay nghề và vồn kiến của giáo viên sẽ được nâng cao.
- Đối với nhà trường: Do môn Địa Lí là môn học đòi hỏi cần có đồ dùng mà ở đây là bản đồ. Vì vậy tôi rất mong BGH nhà trường sẽ tạo điều kiện giúp đỡ về đồ dùng đầy đủ hơn để các giờ học luôn đạt kết quả cao.
- Đối với phụ huynh: Cần tạo điều kiện hơn về thời gian cho con em mình, có cái nhìn đúng đắn hơn về môn Địa Lí đừng coi nó là môn học phụ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Chí Tân ngày 03/01/2011
Người viết sáng kiến
Phan Thị Nguyệt
Mục lục
A: Phần mở đầu Trang 1,2
B: Nội dung của đề tài Trang 3,4
C: Quá trình thực hiện đề tài Trang 5
D: Biện pháp thực hiện Trang 6 đến trang 18
E: Thực nghiệm sư phạm Trang 19
G: Kết luận Trang 20
H: Khuyến nghị Trang 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Địa Lí.
2. Sách thiết kế Địa Lí 7.
3. Địa lí các châu lục.
4. Sách giáo khoa Địa lí 7.
5. Địa Lí các châu lục .
6. Các tài liệu tham khảo khác.
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THCS CHÍ TÂN.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD& ĐT KHOÁI CHÂU.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- skkn dia 7.doc