Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh , thì phương pháp dạy học được xem như là một cách thức hoạt động của GV trong việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động học tập . Nhằm giúp HS chủ động trong học tập và đạt các mục tiêu dạy học ở tất cả các môn học nói chung và môn địa lí trong chương trình lớp 4 nói riêng .
Môn địa lí là một môn học mới trong chương trình tiểu học lớp 4, có phạm trù rộng lớn và có tính thực nghiệm . Nó chỉ dừng lại ở việc mô tả các sự vật hiện tượng địa lí trên bề mặt Trái dất mà còn giải thích , phân tích , so sánh tổng hợp các yếu tố địa lý , cũng như giúp HS thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau . Đồng thời nó còn giáo dục các em việc phát hiện , khai thác ,sử dụng , bảo vệ và cải tạo tài nguyên thiên nhiên , môi trường một cách hợp lí , nhằm góp phần tích cực vào việc xây dựng kinh tế - xã hội , quốc phòng an ninh của Tổ quốc .
Để dạy học phù hợp với đặt trưng bộ môn , đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS . Việc dạy học môn địa lí ở trưởng tiểu học muốn đạt hiệu quả cao thì không chỉ đơn thuần là dạy lí thuyết ( kênh chữ ) . Việc sử dụng kênh hình là một yếu tố cần thiết , bắt buộc và có tác dụng phát huy tính tích cực chủ động của HS trong hóa trình học tập , tăng cường kỹ năng : nhận xét , phân tích ,giải thích ,so sánh , đánh giá , tổng hợp , .
14 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Rèn kĩ năng sử dụng kênh hình trong SGK môn địa lí cho học sinh lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thể làm việc được với kênh hình để khai thác kiến thức mới .
Do đó , việc phát huy tính tích cực , chủ động của HS trong học tập môn địa lí trong giai đoạn hiện nay không chỉ là mục đích , nhiệm vụ của GV mà còn là điều kiện cần thiết để HS có thể sử dụng kênh hình trong học tập . Có như vậy HS mới có thể học tập mọt cách tích cực , chủ động và sáng tạo .
III. NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên thì có nhiều , song theo tôi là do một số nguyên nhân chủ yếu sau :
Đối với người dạy :
Đa số GV điều tận tâm trong công tác giảng dạy , chăm lo đến việc học tập của HS nhưng vẫn còn một số hạn chế sau :
Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với bộ môn làm cho một số HS nhàm chán không tích cực trong giờ học .
GV chưa thực sự khai thác hết nội dung kênh hình trong từng bài học , chưa chú ý đến việc thể hiện sự kết nối giữa tranh ảnh và bản đồ trong một số bài .
Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng tranh ảnh đồ dùng dạy học , phương pháp trực quan vào tiết học hạn chế , ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của HS .
2 . Đối với HS
- Trình độ tiếp thu của HS không đồng đều , một bộ phận không nhỏ HS yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao .
- Một số HS lười học , chán học không tập trung trong giờ học .
- Phần lớn HS là con em gia đình lao động nghèo . Ngoài giờ học, các em phải phụ giúp gia đình làm việc nên không có thời gian xem bài ở nhà .
- Các em có thói quen quan sát kênh hình như là xem tranh thường thức mĩ thuật , Chưa nhận rõ chức năng của kênh hình là nguồn tri thức được chú trọng hơn chức năng minh họa cho kênh chữ .
IV . MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG KÊNH HÌNH CHO HS .
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng đánh giá lứa tuổi HS trong nhà trường như sau “ Lứa tuổi HS từ 7 đến 17 tuổi rất nhạy cảm , thông minh” . Từ thực tế giảng dạy , tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp rèn kĩ năng sử dụng kênh hình trong phân môn địa lí cho HS lớp 4 như sau :
Ngoài một số giải pháp đặc trưng của bộ môn địa lí : phương pháp quan sát , phương pháp vấn đáp , thảo luận nhóm ,GV cần chú ý vận dụng tôt một số phương pháp như phương pháp hình thành biểu tượng địa lí . Bởi biểu tượng là hình ảnh cụ thể và bao giờ cũng có tính riêng lẻ .
Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí tốt nhất đối với HS tiểu học là cho các em quan sát trực tiếp đối tượng trong thực địa hoặc tranh ảnh , băng hình ,
Các bước thực hiện như sau :
1 .Lựa chọn đối tượng quan sát : Tùy theo nội dung học tập , GV sẽ lựa chọn đối tượng quan sát phù hợp vớ trình độ HS và điều kiện của địa phương .
2 .Xác định mục đích quan sát : Trong quá trình quan sát không nhất thiết lúc nào các em cũng phải rút ra được những đặc điểm của đối tượng . Với mỗi đối tượng địa lí, GV cần xác định mục đích của việc quan sát .
Ví dụ : Khi hình thành biểu tượng về con sông , nếu đối tượng quan sát là tranh ảnh , thì đặc điểm “động” của nó như hiện tượng nước chảy không nên là mục đích quan sát của HS .Tuy nhiên , HS lại có thể quan sát được nó , nếu các em được tiếp xúc với con sông thực , hoặc xem nó trên băng hình .
3 . Tổ chức hướng dẫn cho HS quan sát đối tương thông qua hệ thông câu hỏi , bài tập . Hệ thống câu hỏi và bài tập được GV xây dựng dựa trên mục đích quan sát và trình độ hiểu biết của HS nhằm hướng cho HS chú ý đến đối tượng quan sát .Điều khiển tri giác và hướng dẫn tư duy của các em theo hướng quan sát cần thiết ( quan sát từ tổng thể đến chi tiết ; từ bên ngoài vào bên trong ,). Giúp HS tổng kết và khái quát , liên hệ với các đối tượng cùng loại mà các em đã nhìn thấy , từ đó rút ra kết luận khách quan , khoa học .
4. Tổ chức cho HS báo cáo kết quả quan sát được về đối tượng . Sau đó , GV cùng HS trao đổi , thảo luận , xác nhận và hoàn thiện kết quả .
Ví dụ : Việc hình thành biểu tượng rừng rụng lá mùa khô ( rừng khộp ) cho HS lớp 4 thông qua tranh ảnh SGK và tranh ảnh GV , HS sưu tầm
H-7 Rừng khộp Rừng rậm nhiệt đới
Những đặc điểm của rừng rụng lá mùa khô ( rừng khộp ) mà HS có thể quan sát từ tranh ảnh là :
+ Rừng thưa .
+ Chỉ có một loại cây .
Hệ thống câu hỏi và bài tập hướng dẫn HS quan sát và phân tích tranh ảnh như sau :
Câu 1 : Em hãy đọc nhan đề của bức ảnh và nhắc lại mục đích làm việc với hình 7 ( Nhan đề của bức ảnh : Rừng khộp .Mục đích làm việc với tranh ảnh : Nhận xét đặc điểm rừng khộp vào mùa khô )
Câu 2 : Đánh dấu x vào ô ¨ sau những ý đúng .
+ rừng rậm ¨
+ rừng thưa ¨
Rừng khộp là + rừng chỉ có một loại cây ¨
+ rừng có nhiều loại cây ¨
Câu 3 : Các cây trong rừng khộp có kích thước gần như nhau hay rất khác nhau ?
Các cây trong rừng khộp vào mùa khô trong xanh tốt hay xơ xác ?Vì sao ?
Câu 4 : Cảnh rừng khộp giống và khác với cảnh rừng nhiệt đới ở điểm nào ?
V . HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
Qua hai năm rút kinh nghiệm , thay đổi và áp dụng những giải pháp nêu trên cho đối tượng HS lớp 42 trường tiểu học An Hòa Tây 1, tôi nhận thấy kết quả dạy và học môn địa lí của GV và HS trong việc sử dụng kênh hình ở phân môn địa lí được nâng lên . Ở phương diện là GV trực tiếp giảng dạy các môn học , trong đó có phân môn địa lí , tôi thấy mình vững vàng hơn trong chuyên môn . Đặc biệt là trong việc giúp các em khai thác , nắm bắt kiến thức từ kênh hình . Đối với HS , các em tích cực , chủ động hơn trong giờ học . Các em có hứng thú khi quan sát , tìm kiếm kiến thức từ kênh hình . Từ đó kết quả học tập của các em được nâng lên .
Cụ thể thống kê điểm trung bình môn địa lí của các em qua các năm học như sau:
Năm học : 2008 - 2009
Tổng số HS
Giỏi
Khá
T Bình
Yếu
31
12
14
5
0
Học kì I năm học 2009 – 2010
Tổng số HS
Giỏi
Khá
T Bình
Yếu
30
14
12
4
0
C . PHẦN KẾT LUẬN .
I . NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua thời gian nghiên cứu và thực tế giảng dạy tôi luôn quan tâm rèn luyện tính tích cực , chủ động của HS , giúp HS khai thác kênh hình để tìm ra kiến thức mới .Thông qua đó, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực , chủ động của HS trong việc sử dụng kênh hình ở phân môn địa lí lớp 4 như sau :
Hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh , bản đồ , biểu đố ,phải đọc nhan đề của tranh , ảnh bản đồ , quan sát ,nhận xét hiểu nội dung ( mục đích ), kí hiệu ( chú giải ) đối với bản đồ . Điều quan trọng là GV phải đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở cho HS quan sát hợp lí .Sau cùng GV cần lựa chọn cách tổ chức cho các em báo cáo kết quả quan sát, trao đổi , xác nhận và hoàn thiện kết quả sau cho phù hợp với đối tượng HS và nội dung bài học.
Thực tiễn chứng minh trong giờ học nếu GV sử dụng phương pháp phát huy trí lực HS trên cơ sở sử dụng kênh hình thì học sinh phải làm việc ,các em vừa nghe , nhìn , suy nghĩ , vừa ghi nhớ ,Tuy nhiên khi HS tham gia xây dựng bài học các em cũng cần có điều kiện cần thiết, nếu chỉ có tranh ảnh SGK thì chưa đủ . Còn nếu chỉ dùng hình ảnh , đồ dùng treo tường thì một bộ phận HS sẽ không có điều kiện trả lời các câu hỏi của thầy cô trên cơ sở bản đồ , vì đã có nhiều trường hợp chỉ những HS ngồi bàn trên có khả năng trả lời câu hỏi , các em khác ngồi chơi . Còn trường hợp có bản đồ , tranh ảnh kết hợp bài tập ( phiếu học tập ) các em có thể theo dõi để tìm nội dung kiến thức mới , nêu nhận xét , phân tích mối quan hệ giữa các hiện tượng theo yêu cầu của GV.
II . Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM .
Việc sử sụng kênh hình trong quá trình truyền thụ kiến thức thực chất là tạo điều kiện và khả năng thực hiện dổi mới phương thức dạy học và học phù hợp với đặc trưng bộ môn , phát huy tính tích cực chủ động , độc lập suy nghĩ của HS trong việc khai thác kênh hình .Tóm lại nếu GV hướng dẫn HS khai thác kênh hình một cách hợp lí thì HS sẽ được trang bị kiến thức địa lí một cách chắc chắn , phát huy được khả năng tư duy lô- gic , tính tích cực chủ động trong giờ học của HS , đồng thời hạn chế sự ghi nhớ máy móc , giảm tối thiểu thời gian học thuộc môn địa lí ở nhà . Dần dần hình thành kĩ năng sử dụng kênh trong các môn học nói chung và phân địa lí nói riêng.
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI .
Trong giảng dạy môn địa lí ,kênh hình và kênh chữ luôn luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau ,bổ sung cho nhau . Kênh hình không chỉ giúp cho HS quan sát ,nhận thức các sự vật hiện tượng địa lí một cách thuận lợi hơn , sinh động hơn , mà còn là nguồn tri thức địa lí để HS khai thác tìm tòi , phát hiện ra kiến thức mới
Qua một thời gian nghiên cứu đề tài này bằng nhiều phương pháp khác nhau , kết hợp với việc dự giờ các đồng nghiệp và việc dạy thể nghiệm đối chứng tôi đã tìm ra một số kinh nghiệm trên và áp dụng vào trong quá trình giảng dạy đã thu được kết quả nhất định . Trong giờ học các em đã chú ý hơn , tích cực hơn , đã kích thích khả năng tư duy ,tính tích cực học tập của các em . Các em tiếp thu bài một cách chủ động ,không máy móc như cách học trước đây. Do vậy kết quả học tập môn địa lí cuối năm số HS khá giỏi tăng lên , số HS trung bình yếu giảm đáng kể .
IV. ĐỀ XUẤT , KIẾN NGHỊ
Phòng DG & ĐT , Ban giám hiệu trường cần tạo điều kiện, trang bị máy chiếu để GV và HS được tiếp cận với công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy và học tập .
An Hòa Tây ,ngày 24 / 02 / 2010
Người viết
Cao Thị Nương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 . SGK và sách giáo viên lịch sử và địa lí 4
2. Vở bài tập địa lí 4
3 . Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 4 tập 2 – Nhà xuất bản giáo dục
4. Dạy lớp 4 theo chương trình tiểu học mới – Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm
MỤC LỤC
Phụ bìa .. trang 1
Danh mục các cụm từ viết tắt ... trang 2
A . PHẦN MỞ ĐẦU
I . Bối cảnh của đề tài . trang 3
II . Lí do chọ đề tài . trang 3
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .. trang 4
IV .Mục đích nghiên cứu . trang 4
V Điểm mới trong kết quả nghiên cứu . trang 5
B. PHẦN NỘI DUNG
I .Cơ sở lí luận .. trang 5
II. Thực trạng của vấn đề ... trang 6
III .Nguyên nhân trang 7
IV .Các giải pháp rèn kĩ năng sử dụng kênh hình cho HS trang 8
V .Hiệu quả của SKKN trang 10
C . PHẦN KẾT LUẬN
I . Những bài học kinh nghiệm . . trang 11
II .Ý nghĩa của SKKN trang 11
III . Khả năng ứng dụng , triển khai . trang 12
IV .Đề xuất , kiến nghị trang 12
Tài liệu tham khảo trang 13
File đính kèm:
- SKKN.doc