Đề tài Rèn kĩ năng đặt câu cho học sinh lớp 2a trường tiểu học Long Lanh

2. Thực trạng của lớp 2A

 2.1 Tình hình chung

 2.2 Tình hình cụ thể khi đặt câu

 II. Giải pháp

A. Cơ sở lý luận

B. Giải pháp cụ thể

1. Rèn kĩ năng đọc

2. Hướng dẫn HS làm các dạng bài tập đặt câu

 2.1 Viết câu nói về người hoặc cảnh vật trong mỗi tranh

 2.2 Đặt câu với một từ vừa tìm được (theo chủ điểm cho trước)

 

doc15 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 701 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Rèn kĩ năng đặt câu cho học sinh lớp 2a trường tiểu học Long Lanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiểu học Long Lanh. -Môn học em yêu thích là môn mỹ thuật. -Thôn em là thôn Long Lanh. Với hệ thống câu hỏi, những học sinh yếu, tiếp thu chậm có thể trả lời được và đặt câu hỏi không mấy khó khăn. Sau khi các em nói tốt các câu theo mẫu thành thạo, tôi yêu cầu các em tự viết lại những câu đó vào vở bài tập. Tôi chú ý nhận xét, sửa sai và chấm điểm cho các em. Để giúp các em có hứng thú học tập, đồng thời rèn cho học sinh thói quen biết quan sát, nhận xét và bồi dưỡng tình cảm gắn bó, yêu trường, yêu lớp, yêu quê hương. Tôi đã gợi mở thêm một số câu hỏi để các em hăng hái giới thiệu về trường lớp, thôn, xã của mình trước các bạn. Vd: Trường em có bao nhiêu phòng học? Trường em được xây dựng ở thôn nào? Con đường từ nhà đến trường em như thế nào? Các gia đình ở thôn em trồng loại cây nào nhiều nhất?... Sau hệ thống câu hỏi phụ mà tôi đưa ra, học sinh lớp tôi rất hào hứng đưa ra những câu trả lời. Qua đó, tôi đã nắm được tình hình của học sinh. Nhìn chung phần lớn học sinh có óc quan sát tốt, liên tưởng và xử trí nhanh, bên cạnh đó vẫn còn một số ít học sinh còn thụ động trong học tập và sinh hoạt. Qua việc trao đổi giữa cô và trò dưới hình thức trên, tôi cũng rèn được tính mạnh dạn, tự tin cho các em. 2.5 Chọn 1 cặp từ trái nghĩa đặt câu với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa đó. Do vốn hiểu biết của các em còn yếu nên tôi đưa việc giải nghĩa từ( từ trái nghĩa) vào trong từng tình huống cụ thể để các em tự tìm ra được từ trái nghĩa và hiểu nghĩa được từ đó. Vd1: Một bạn học sinh lớp 2B luôn học thuộc bài trước khi đến lớp,làm đầy đủ các bài tập cô giao ở trên lớp cũng như ở nhà. Em thấy bạn đó là người như thế nào?(chăm chỉ , siêng năng). Vd 2: Trong câu chuyện”Cò và Vạc”, Vạc không chịu học hành, suốt ngày chỉ rúc đầu trong cánh mà ngủ. Vạc là con vật như thế nào?(lười biếng). Những cặp từ trái nghĩa chỉ màu sắc, kích thước của vật, tôi dùng tranh hoặc vật thật để giải thích cho các em. Vd3: Tôi cho các em so sánh một cây thông ở sau phòng học và cây cỏ dưới mặt đất để các em tự rút ra cặp từ trái nghĩa: cao-thấp. Học sinh có thể quan sát lớp học, sân trường để rút ra cặp từ trái nghĩa (sạch-bẩn). Qua việc giúp các em tìm từ trái nghĩa và hiểu ý nghĩa của từ, tôi đưa đến kết luận: Từ trái nghĩa là từ có nghĩa ngược với từ đã cho. Tiếp theo tôi cho các em tập nói câu có từ trái nghĩa đó. Vd4: bài tập 2 (trang 133 tuần 16) Tôi đưa ra 3 tranh mẫu phóng to từ bộ đồ dùng giáo viên lớp 2, yêu cầu HS quan sát kỹ các tranh. Học sinh đặt câu theo mẫu( Ai?Cái gì hoặc con gì?,Thế nào?) Mỗi HS chọn một trong 3 tranh để đặt câu có sử dụng cặp từ trái nghĩa tương ứng với nội dung tranh. -Cái ghế này rất cao. -Cái ghế ấy thấp quá. -Con mèo này ngoan lắm. -Chú cún này rất hư. Tôi khuyến khích các em không nhìn vào tranh mà hãy quan sát cảnh vật xung quanh để đặt câu. Có nhiều em khá đã đặt câu và viết câu nhanh, đúng ý nghĩa, đúng ngữ pháp ( K’ Hinh, Thi Nga) Vd: Áo của cô rất trắng. Bảng học lớp mình rất xanh. 3.Thi đua đặt câu: Để khắc sâu, củng cố về kỹ năng đặt câu, tôi sử dụng một số trò chơi trong các giờ học Luyện từ và câu hoặc sau các buổi học như: 3.1 Thi đặt câu theo mẫu :Ai là gì? Giáo viên chuẩn bị một số từ ngư õ( danh từ, cụm danh từ) phù hợp với đối tượng HS lớp 2, phục vụ cho việc dạy các bài tập đặt câu theo mẫu Ai là gì? Tôi chia lớp thành 2 nhóm( A-B) luân phiên nhau : nhóm A nêu Ai? , nhóm B trả lời Là gì ? cho phù hợp sau đó đổi ngược lại ( nhóm B nêu nhóm A trả lời). Mỗi lượt nêu hay trả lời đúng mỗi nhóm đều được tính 1 điểm. Nhóm nào có người nêu sai hay trả lời sai, nhóm đó không được tính điểm. Hết giờ chơi, nhóm nào được nhiều điểm hơn là thắng cuộc. 3.2.Thi đặt câu với từ cho trước Chuẩn bị các từ cần dùng để đặt câu( theo chủ đề học tập: Tập đọc, Tập làm văn , Tập viết., học sinh, học kỳ, năm học.). Giáo viên nêu ra một từ cần đặt câu và chỉ định 1 HS bất kỳ đặt câu. Nếu HS đặt đúng giáo viên sẽ đưa ra một từ khác để HS đó chỉ định người tiếp theo đặt câu. Ai đặt câu sai sẽ phải nhảy tại chỗ 5 lần. Giáo viên sẽ chỉ định người kế tiếp. 3.3 Thi đặt câu theo mẫu :Ai thế nào? Tôi chuẩn bị một số từ ngữ phù hợp với đối tượng HS lớp mình, phục vụ cho việc dạy các bài tập đặt câu theo mẫu Ai thế nào?(trong chương trình Luyện từ và câu). Cách thực hiện: Tôi làm trưởng trò, HS 1 trả lời Ai?, HS 2 trả lời thế nào? Ví dụ: Chủ điểm Anh Em Tôi hô: Ai? HS1 trả lời: Bạn Tường Vy Tôi hô: Thế nào? HS2 trả lời: Rất thông minh( học rất giỏi..) Nếu người thứ nhất nêu không đúng từ trả lời cho Ai? Hoặc không nêu đúng từ thuộc chủ đề, hoặc ngưới thứ 2 không nêu đúng mẫu Thế nào hoặc không phù hợp nội dung thì mỗi ngưỡi sẽ bị phạt lò cò. Qua các trò chơi, tôi đã rèn cho các em kỹ năng đặt câu đúng ngữ pháp, đúng ý nghĩa, đúng theo mẫu; luyện phản ứng nhanh, óc so sánh liên tưởng, tác phong nhanh nhẹn. Để cho HS rút kinh nghiệm về kỹ năng đặt câu, tôi đã quan tâm đến việc sửa câu cho HS trong các bài tập làm văn. Từ đó, giúp các em học môn tập làm văn tiến bộ rõ rệt. Tôi thường khuyến khích HS giao tiếp bằng tiếng Việt khi chơi với bạn, khi giao tiếp với bố mẹ ở nhà để nói và viết thành thạo ngôn ngữ phổû thông * Tóm lại: Đối với các bài tập về các kiểu câu Ai là gì?, Ai thế nào? Ai làm gì?, GV cần giúp HS nhận biết và đặt các kiểu câu hoàn chỉnh theo mẫu, biết cách đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu hoặc tìm những bộ phận câu trả lời cho các câu hỏi Ai?( Cái gì?, Con gì?) – Là gì? ( Làm gì?, Thế nào? ) - HS được luyện tập về kĩ năng thực hành theo mẫu là chủ yếu, chưa đòi hỏi kiến thức mang tính lý thuyết. III.KẾT QUẢ: Sau một thời gian tiến hành giảng dạy với các giải pháp trên , lớp học đã có nhiều tiến bộ: tinh thần học của các em đã có sự thay đổi, trước đây khi tìm hiểu bài, một số em như Ha Huynh, Ha Minh, Thi Nhi rất lơ là, dường như không quan tâm đến bài học. Nhưng giờ các em đã ý thức được cần phải: Chú ý học bài để theo kịp các bạn, không bị lạc lõng giữa tập thể. Thời gian đầu tôi phải mất rất nhiều thời gian để hướng dẫn nhắc nhở, về sau tinh thần tự giác của em được phát huy; tình trạng học sinh nói ngược, viết ngược được khắc phục một cách triệt để. HS lĩnh hội kiến thức bằng khả năng suy nghĩ, tiếp nhận của mình dưới sự gợi ý và hướng dẫn của giáo viên chứ không do giáo viên áp đặt. Các em đã tự tin, mạnh dạn hơn khi phát biểu, khi làm bài. HS nói tiếng Việt tương đốùi trôi chảy, kỹ năng đặt câu của các em khá thành thạo. Kết quả học tập của HS lớp tôi vào giữa HKI cụ thể như sau: -Kết quả về kỹ năng đặt câu: Tổng số Đặt câu thành thạo, đúng ý nghĩa, đúng ngữ pháp Đặt câu chưa thành thạo, đúng ý nghĩa, đúng ngữ pháp Đặt câu thiếu ý nghĩa, không đúng ngữ pháp Không biết đặt câu SL % SL % SL % SL % 28 2 7,1 10 35,7 9 32,2 7 25 -Kết quả môn Tiếng Việt: Tổng số GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU SL % SL % SL % SL % 28 2 7,1 8 28,6 11 39,3 7 25 IV.KẾT LUẬN Không có phương pháp nào là vạn năng, phương pháp đổi mới kết hợp với phương pháp truyền thống sẽ giúp cho HS lĩnh hội kiến thức tốt hơn, đặc biệt là HS vùng dân tộc. Do đó, mỗi giáo viên đều có những phương pháp lên lớp phù hợp với đặc điểm môn học và đặc trưng học sinh lớp mình. Việc đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong viêc nâng cao chất lượng học tập. Chính vì thế đòi hỏi người giáo viên cần có sự sáng tạo tìm ra những giải pháp cụ thể để từng bước nâng cao chất lượng. Từ việc đổi mới phương pháp dạy học, giúp HS phát huy được khả năng tư duy, độc lập sáng tạo trong học tập. Các em vừa được học vừa có thời gian thực hành. HS không chỉ thụ động nghe giáo viên truyền đạt kiến thức mà hoạt động học tập của các em đã diễn ra với nhiều hình thức khác nhau nhằm đạt kết quả tốt nhất. Trên đây là giải pháp “Rèn kĩ năng đặt câu cho học sinh lớp 2A trường TH Long Lanh” và đây cũng chỉ là giải pháp của cá nhân nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Ban Giám Hiệu nhà trường và đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn. Nhận xét đánh giá của BGK Người viết Xếp loại: Phan Thị Hoàng Oanh V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách học sinh Tiếng Việt 2 – Tập 1,2 & Sách giáo viên lớp 2. Nhà xuất bản Giáo dục. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) 2. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 2 – Tập 2 (Tiếng Việt – Khoa học, Đạo đức, Thể dục) – Nhà xuất bản Giáo dục. 3. Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 2 – Tập 2 ( nhà xuất bản Giáo dục ) 4. Báo Thế giới trong ta (Cơ quan ngôn luận của hội Khoa học Tâm lí – Giáo dục – Việt Nam) 5. Từ ngữ Tiếng Việt ( nhà xuất bản Giáo dục )

File đính kèm:

  • docgiai phap huu ich lop 2.doc
Giáo án liên quan