Năm học 2008-2009, tôi được BGH trường phân công giảng dạy lớp 3B, tổng số học sinh trong lớp là 30 em, trong đó có 7 học sinh yếu kém. Có một nửa lớp là học sinh chậm vì gia đình ít quan tâm.
Từ tình hình thực tế lớp như thế, bản thân tôi đã suy nghĩ để tìm ra biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng học tập cho các em.
4 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1769 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Rèn học sinh học tốt phân môn Tập Làm Văn lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài : Rèn học sinh học tốt
phân môn Tập Làm Văn lớp 3
Người viết : VÕ THỊ THUỶ
Chức vụ ; Giáo viên
I. HOÀN CẢNH NẢY SINH :
Năm học 2008-2009, tôi được BGH trường phân công giảng dạy lớp 3B, tổng số học sinh trong lớp là 30 em, trong đó có 7 học sinh yếu kém. Có một nửa lớp là học sinh chậm vì gia đình ít quan tâm.
Từ tình hình thực tế lớp như thế, bản thân tôi đã suy nghĩ để tìm ra biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng học tập cho các em.
Phân môn Tập Làm văn lớp 3 theo chương trình SGK mới được cải tiến, chất lượng cao hơn so với sách giáo khoa biên soạn trước đây, cho nên tôi phải vừa bảo đảm chương trình đúng theo lịch báo giảng, vừa dạy tốt và ôn luyện cho học sinh yếu trong lớp.
II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN :
Để có các biện pháp tốt, thích hợp cho từng đối tượng, ngay từ đầu năm học, tôi đã căn cứ vào khảo sát chất lượng đầu năm để phân loại trình độ học sinh . Chất lượng học tập của các em như sau :
Giỏi : 8 em
Khá : 5 em
Trung bình : 10 em
Yếu : 7 em
Trong đó số học sinh yếu, trung bình là do không làm được bài Tập Làm văn.
từ thực tế này tôi đã lập kế hoạch phụ đạo, giúp đỡ các em.
Bước thử nghiệm :
Đầu tiên, tôi chọn em Tài là học sinh yếu để tìm các biện pháp giúp đỡ. Em Tài mất căn bản về đọc : đọc còn đánh vần, phát âm sai, đọc chậm, lại ít khi được rèn đọc. Về viết bài và các hoạt động học tập khác : Tài viết chậm, thụ động, ít phát biểu…dẫn đến yếu cả môn Tiếng Việt , nhất là phân môn Tập Làm văn. Trước hết, tôi tạo điều kiện thuận lợi nhất về sách vở, sắp xếp chỗ ngồi gần giáo viên …giúp cho em Tài chủ động học tập. Vì ngồi gần giáo viên nên em được theo dõi đều hơn, thường xuyên được gọi phát biểu, giáo viên sửa sai, uốn nắn, nhắc nhở em viết bài nhanh hơn, và nhờ đó em cũng chú ý nghe giảng bài hơn.
Bên cạnh, tôi phân công em Khuê là học sinh khá giỏi trong lớp, lại ở gần nhà em Tài thành đôi bạn học tập, giúp đỡ nhau trong học tập ở trường cũng như ở nhà .
Về phía gia đình, tôi gặp phụ huynh em Tài thường xuyên để trao đổi về tình hình học tập của em, yêu cầu gia đình phối hợp với giáo viên chủ nhiệm kiểm tra việc học tập, làm bài tập ở nhà đầy đủ để Tài tiến bộ hơn.
2.Áp dụng cho các đối tượng khác trong lớp :
Qua một thời gian, tôi nhận thấy em Tài có nhiều tiến bộ, cho thấy những biện pháp đó đã đem lại hiệu quả.Trên cơ sở ban đầu đó , tôi bắt đầu đi sâu vào từng phân môn nhất là Tập làm Văn để nâng cao dần chất lượng học tập cho em. Tôi tiếp tục tiến hành phân nhóm đôi bạn học tập cho các em yếu còn lại trong lớp. Cừ mỗi học sinh khá, giỏi được phân công giúp đỡ một bạn yếu hơn, mục dích nâng dần số HS yếu lên trung bình. Hằng ngày, tôi kiểm tra việc chuẩn bị, học thuộc bài cũ vào đầu giờ, giúp tôi phát hiện mặt còn hạn chế của học sinh để kịp thời uốn nắn Trong giờ học, tôi yêu cầu học sinh phải chú tâm nghe giảng bài, chép bài, làm bài đầy đủ ở lớp cũng như ở nhà.
Cuối tuần, trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên và học sinh có nhận xét chung về đôi bạn học tập, bình chọn đôi bạn học tập có tiến bộ trong tuần để tuyên dương và động viên đôi bạn chưa có tiến bộ phải cố gắng.
Để có thêm tư liệu cho việc giảng dạy tôi đọc sách báo, nghiên cứu một số tài liệu như các tập san, các tài liệu về tâm lý giáo dục, về tâm lý trẻ… nhằm trang bị cho mình thêm những kinh nghiệm của những đồng nghiệp khác từ đó, các biện pháp sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Trong giảng dạy tôi áp dụng các biện pháp, các thủ thuật hoặc trò chơi nối chữ với chữ, câu với câu kết hợp phân môn Luyện từ và câu vào thực tiễn giảng dạy, để tạo không khí sôi nổi, hứng thú học tập của học sinh. Trong giờ học, tôi chú ý thường xuyên gọi học sinh yếu trả lời những câu hỏi dễ, đơn giản để các em tập phát biểu, hoạt động nhiều hơn với các bạn.
Ngoài ra, để thu hút sự chú ý của các em này, tôi đã sử dụng các loại thiết bị dạy học như tranh ảnh, mẫu đơn, mẫu tin thể thao… phù hợp với nội dung từng bài học, qua đó giáo dục tư tưởng, liên hệ thực tiễn giúp học sinh mở rộng vốn từ, rèn luyện câu văn khi viết bài. Đối với mỗi tiết học, tôi phải chuẩn bị thiết kế bài giảng thế nào cho phù hợp với từng đối tượng học sinh như đã phân loại, nhằm làm cho tất cả học sinh đều có cơ hội được học, được làm bài đầy đủ sát với nội dung tiết học.
Riêng về phân môn Tập Làm văn, khi dạy các tiết có yêu cầu nói(hoặc kể) và viết thì tôi đã có những biện pháp sau :
Về nói(hoặc kể) : Rèn kĩ năng nói hoặc kể cho học sinh bằng các câu hỏi từ dễ đến khó, hướng dẫn cho học sinh biết dùng ngôn ngữ để trả lời câu hỏi chính xác, đầy đủ ý, diễn đạt trôi chảy, rõ ràng. Một số tiết tôi giúp cho học sinh cách giao tiếp trong sinh hoạt gia đình bằng lời nói hoặc phát biểu trong sinh hoạt tập thể, các hoạt đôïng của tổ, của lớp…
Về nghe : Rèn tập cho học sinh kĩ năng nghe trong các tiết học cóthảo luận tổ, các tiết sinh hoạt, nghe, hiểu và kể lại được nội dung các mẫu chuyện ngắn, biết nhận xét về nhân vật trong các câu chuyện.
Về viết : Rèn cho học sinh kĩ năng viết như viết lại câu trả lời cho câu hỏi, đúng nội dung, đúng ngữ pháp, viết thành câu rõ ràng, đủ ý. Biết viết đơn, viết tờ khai theo mẫu, viết thư ngắn để báo tin tức hoặc hỏi thăm sức khoẻ người thân, bạn bè…Có thể cho các em kể lại nội dung một bức tranh, một cảnh đẹp của đất nước…hoặc viết lại một buổi biểu diễn nghệ thuật, một trận đấu thể thao mà em đã được xem….
Một khi học sinh đã rèn luyện về kĩ năng nói, nghe, kể lại thành thạo sự việc, bức tranh… thì việc viết thành câu, thành bài văn sẽ dễ dàng hơn.
Qua phân môn Tập Làm Văn, các em được học cái hay, cái đẹp của tranh ảnh miêu tả cảnh đẹp, con người, đất nước, quê hương. Các em được giáo dục tư tưởng, được bồi dưỡng những tình cảm lành mạnh, thêm yêu quê hương, con người, đất nước Việt Nam. Từ đó các em thích học môn Văn, thích bộc lộ tình cảm của mình, cảm nghĩ của mình qua phần nêu cảm nghĩ.
Phần quan trọng hơn nữa là trước khi làm bài, các em cần phải đọc kĩ đề bài, mỗi đề bài thuộc một loại, thể loại khác nhau sẽ có yêu cầu khác nhau. Các em phải đọc kĩ câu hỏi để xác định nội dung muốn nói gì ? Việc đọc kĩ và tìm hiểu đề bài trước khi trả lời câu hỏi của bài cho đúng là phần trọng tâm. Và sau khi học sinh làm bài xong, giáo viên cho một số em đọc lại bài đã viết để lớp nhận xét, bình chọn bài của bạn nào viết hay nhất giúp cho các em một lần nữa lại được nghe, được phát biểu ý tưởng, cảm tưởng, được cảm thụ cái hay, cái đẹp, câu văn trôi chảy… từ bài của bạn, nhờ vậy khắc sâu thêm kiến thức đã học. Riêng với các bài văn của các em viết chưa đạt yêu cầu, tôi cho các em tự đọc và tự sửa trước khi đọc lên cho các bạn góp ý. Trong khi chấm bài, tôi cũng chỉnh sửa từng lỗi nhỏ cho các em để các em có cơ sở sửa chữa bài của mình.
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ :
Qua thời gian thực hiện, đến cuối học kì 1 của năm học 2008-2009, lớp 3B chúng tôi có số học sinh giuỏi là 16 em, khá 7 em, truing bình là 7 em, không còn học sinh yếu.Với kết quả học tập trên, đến cuối năm kết quả sẽ còn khả quan hơn. Điều này cho thấy, khi học sinh đã học tốt môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng là đã có cơ sở để nâng cao chất lượng học tập các môn khác. Đó cũng là cơ sở để học sinh cả lớp vươn lên giành thành tích tốt trong học tập cả năm học.
III.BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Giáo viên phải nắm chắc tình hình học tập, trình độ tiếp thu và nguyên nhân cơ bản của chất lượng học sinh yếu để có bước đi thích hợp.
Cần kết hợp chặt chẽ gia đình và nhà trường để kiểm tra, giúp đỡ các em học tập ở trường cũng như ở nhà.
Cần sử dụng tích cực có hiệu quả thiết bị dạy học, vật mẫu, tranh ảnh …để làm cho tiết dạy sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh.
Các bước tiến hành cần thận trọng, tỉ mỉ và kiên nhẫn vì học sinh yếu thường có những nguyên nhân đặc biệt mà cô giáo phải xử lý tuỳ từng trường hợp cụ thể.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện trong năm học 2008-2009, đây là bước đầu triển khai những biện pháp thử nghiệm, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm để những năm học sau thực hiện với kết quả cao và nhanh chóng hơn.
Mỹ Hương ngày 9 tháng 3 năm 2009
Người viết
Ý kiến của Hội đồng KH trường
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………… VÕ THỊ THUỶ
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- SKKN TLV 3.doc