Đề tài Rèn ghi nhớ bảng chữ cái thông qua hình ảnh ở học sinh lớp Một/1 trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thiện Mỹ

 MỤC LỤC

 Trang

1. Tóm tắt 2

2. Giới thiệu 3

2.2 Tìm hiểu thực trạng 3

2.3 Vấn đề nghiên cứu .3

2.4 Giải quyết nghiên cứu 4

3. Phương pháp .4

 3.1 Khách thể nghiên cứu .4

 3.2 Thiết kế nghiên cứu 4

 3.3 Quy trình nghiên cứu .5

 3.4 Đo Lường 5

4. Phân tích dữ liệu và bàn kết quả .5

 4.1 Phân tích dữ liệu .5

 4.2 Bàn luận .6

5. Kết luận và kiến nghị .8

 5.1 Kết luận .8

 5.2 Kiến nghị .8

6. Tài liệu tham khảo 9

7. Phụ lục của đề tài 10, 11

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1710 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Rèn ghi nhớ bảng chữ cái thông qua hình ảnh ở học sinh lớp Một/1 trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thiện Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở học sinh lớp Một/1 trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thiện Mỹ. 2. Giới thiệu: 2.1.Tìm hiểu thực trạng: Trong giai đoạn đầu của phân môn Học vần ( Giai đoạn học âm ) tính từ bài số 1 đến bài số 26 gói gọn trong 6 tuần thực học, trước khi chuyển sang giai đoạn học vần bắt buộc học sinh phải ghi nhớ được hết tất cả 38 chữ cái bao gồm chữ cái đơn ( a, b, c, d, đ,e, g, i,…)và chữ cái ghép ( nh, ch, th, gh, gi,…) là một việc rất khó khăn đối với các em học sinh, nhất là những em chưa học qua lớp Mẫu giáo. Chính vì vậy khi bước qua giai đoạn học vần, vẫn còn một vài em chưa ghi nhớ, chưa thuộc hết bảng chữ cái dẫn đến việc ghép vần ở các em này gặp rất nhiều khó khăn tình trạng không ghép vần được, không đọc được và tất nhiên những em này rơi vào nhóm học yếu kém của lớp. Nhằm để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này sẽ giúp các em học sinh ghi nhớ được bảng chữ cái tốt hơn. Giải pháp thay thế:sữ dụng hình ảnh trực quan gắn với mỗi chữ cái cụ thể. Một số nghiên cứu liên quan gần đây: Phương pháp dạy học sinh lớp 1 nhanh biết đọc của thạc sỉ Trương Thị Thu Minh. Giúp học sinh học chữ cái nhanh và nhớ lâu của tác giả Bảo Châu. Sáng kiến: Giúp học sinh lớp 1 nhanh biết đọc Tiếng việt của tác giả Hồng Miu. 2.2.Vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm tìm ra giải pháp giúp học sinh thuộc và ghi nhớ tốt bảng chữ cái Tiếng Việt. Trong nghiên cứu này tôi đi tìm câu trả lời cho 2 câu hỏi sau: 1.Việc sử dụng hình ảnh minh họa gắn với chữ cái khi học có giúp học sinh nhớ được bảng chữ cái không? 2. Việc sử dụng hình ảnh minh họa gắn với chữ cái khi học có giúp học sinh học tập tiến bộ không? 2.3. Giả thuyết nghiên cứu: 1. Việc sử dụng hình ảnh minh họa gắn với chữ cái khi học sẽ giúp học sinh ghi nhớ bảng chữ cái tốt hơn. 2.Giúp các em học tập tiến bộ hơn. 3. Phương pháp: 3.1.Khách thể nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu tôi lựa chọn 3 học sinh yếu của lớp. Ba em học sinh này có các điểm tương đồng rất thuận tiện trong việc nghiên cứu. Cả 3 em có cùng năm sinh là 2006, các em trước khi vào học lớp 1 đều chưa học qua lớp mẫu giáo. Chính vì vậy khả năng nhận thức của các em này là ngang bằng nhau. Sau giai đoạn học âm, các em này thuộc bảng chữ cái khoảng 60 % trong tổng số 38 chữ cái tiếng việt ( bao gồm chữ cái đơn và chữ cái ghép), và điểm kiểm tra giữa kì I của 3 em cũng không có sự chênh lệch nhiều. 3.2. Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế sữ dụng trong nghiên cứu là thiết kế cơ sở AB. Tôi lấy kết quả kiểm tra cuối kì I môn Tiếng việt làm giai đoạn cơ sở để nghiên cứu. Ở giai đoạn này chưa có tác động nào được thực hiện để thay đổi hành vi học tập ở các em. Sau đó phương pháp dùng hình ảnh minh họa gắn với từng chữ cái được tôi sữ dụng, tác động này gọi là can thiệp. Sau can thiệp tôi bắt đầu theo dõi sự tiến bộ ở từng em thông qua bảng theo dõi cá nhân. Sau đó tôi thể hiện số liệu của 2 giai đoạn trên biểu đồ, từ đó phân tích, so sánh và rút ra kết quả nghiên cứu. Trong thiết cứu của nghiên cứu này, ngôn ngữ nghiên cứu ở giai đoạn cơ sở gọi là A, giai đoạn tác động gọi là B. Thiết kế này chỉ có 1 giai đoạn cơ sở và 1 giai đoạn tác động và được gọi là cơ sở AB. Giai đoạn cơ sở Tác động Kiểm tra sau tác động A Sử dụng hình ảnh trực quan minh họa cho chữ cái B 3.3. Quy trình nghiên cứu: Chuẩn bị của giáo viên: + Trước khi tác động: Lấy điểm số kiểm tra giữa kì I làm thước đo. + Bảng chữ cái phân theo nhóm (dựa vào các nét cơ bản và độ cao của con chữ ), chẳng hạn: . Nhóm 1: a, c, e,ê,o,ô,ơ,x. . Nhóm 2: i,u,ư,v,r,s,m,n. . Nhóm 3: d,đ,p,q,t. . Nhóm 4: b,g,h,k,l,y. . Nhóm 5: th,ch,tr,nh,ngh,ng,gh,qu,ph,gi Giai đoạn tác động được thực hiện trong những buổi dạy kèm học sinh yếu và được kiểm tra ở các buổi học của ngày hôm sau. Thời gian tác động kéo dài trong 10 ngày. Hình thức tác động: Các em sẽ được học lại các chữ cái được phân theo nhóm như chuẩn bị, mỗi ngày học 1 nhóm chữ theo thời khóa biểu bồi dưỡng học sinh yếu. Kiểm tra sự ghi nhớ của các em ở buổi học sau, ghi kết quả đạt được vào bảng theo dõi cá nhân.nếu các em chưa thuộc sẽ được ôn lại và kiểm tra lại. Khi đã hoàn thành ở bảng nhóm 1, các em được học tiếp nhóm kế tiếp. 3.4. Đo lường: Công cụ đo lường trong nghiên cứu này là tỉ lệ ghi nhớ, độ chính xác khi đọc, nhận diện các chữ cái mà giáo viên đưa ra. Do đó, phép đo đầu tiên là điểm số đạt được khi kiểm tra miệng, đây là thước đo tỉ lệ hoàn thành và sau kiểm tra giáo viên ghi nhận sự tiến bộ của từng em vào bảng theo dõi cá nhân. Trong nghiên cứu này không có bài kiểm tra nào được sử dụng để thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu. 4. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả: 4.1. Phân tích dữ liệu: Dựa vào phiếu ghi điểm cá nhân của 3 em Biết, Hân, Linh, tôi biểu thị các kết quả trên dưới dạng đồ thị thể hiện điểm kiểm tra từng buổi học ở các em trong giai đoạn cơ sở và giai đoạn tác động. Nếu các em học có tiến bộ thì đường đồ thị thể hiện ở giai đoạn có tác động cao hơn đường đồ thị ở giai đoạn cơ sở. Trong trường hợp này là đúng đối với 3 em Biết, Hân, Linh. Điểm Bắt đầu tác động Ngày GĐ tác động GĐ cơ sở 4.2. Bàn luận kết quả: Quan sát đường đồ thị, ta thấy ở giai đoạn cơ sở, 4 ngày chưa có tác động nào thì thành tích học tập ở 3 em rất chậm tiến bộ. Khi bắt đầu có tác động bằng giải pháp thay thế ở giai đoạn sau tác động, đường đồ thị bắt đầu tăng dần. Chúng ta sẽ quan sát và phân tích đường đồ thị biểu thị kết quả học tập của từng em: GĐ tác động Bắt đầu tác động GĐ cơ sở Ngày Điểm Em Biết: ở giai đoạn cơ sở kết quả học tập của em không có sự tiến bộ đáng kể nào, trong quá trình học tập khả năng thuộc và ghi nhớ chữ cái ở em trung bình là 2,5 điểm. Trong giai đoạn có tác động, kết quả học tập ở em tiến bộ dần, em đã ghi nhớ khá tốt các chữ cái đã học, trung bình điểm ở giai đoạn có tác động là 5,5 điểm. Điểm Bắt đầu tác động Ngày GĐ cơ sở GĐ tác động Em Hân: ở giai đoạn cơ sở kết quả học tập của em tuy có tiến bộ hơn em Biết nhưng vẫn còn yếu nhất là các chữ cái ghép, điểm trung bình ở em trong giai đoạn cơ sở là 3,5 điểm. Trong giai đoạn có tác động, kết quả học tập ở em đã có sự tiến bộ rõ rệt em đã ghi nhớ và thuộc bảng chữ cái rất tốt, nhất là những chữ cái ghép. Trung bình điểm ở giai đoạn có tác động là 6,3 điểm. GĐ cơ sở GĐ tác động Bắt đầu tác động Ngày Điểm Em Linh: ở giai đoạn cơ sở kết quả học tập của em không có sự tiến bộ đáng kể nào, thậm chí sức học của em có dấu hiệu tuột dốc do không theo kịp bạn bè trong lớp, điểm trung bình là 3,5 điểm. Trong giai đoạn có tác động, kết quả học tập ở em cũng đã có sự tiến bộ, em đã ghi nhớ khá tốt các chữ cái đã học thông qua kiểm tra.Trung bình điểm ở giai đoạn có tác động là 5,8 điểm. 5. Kết luận và khuyến nghị: 5.1. Kết luận: Việc sử dụng hình ảnh minh họa gắn cho từng chữ cái giúp học sinh ghi nhớ các chữ cái tốt hơn, giúp học sinh tự tin hơn trong quá trình học tập của mình. Nói tóm lại, phương pháp dạy học này đã nâng cao hiệu quả học tập ở học sinh. 5.2. Khuyến nghị: Đối với ngành: cần quan tâm hơn nữa cho ngành học Mầm non, nhất là những lớp học sinh năm tuổi, phải tăng cường công tác dạy chữ cho các em để làm sau khi các em bước vào lớp 1 các em đều đã biết đọc và viết được bảng chữ cái. Đối với Giáo viên: Trong 1 lớp thực dạy, trình độ nhận thức của các em học sinh luôn có sự chênh lệch rõ rệt. Nếu học sinh nào được gia đình quan tâm nhiều, điều kiện học tập tốt tất nhiên em đó sẽ học tập nhanh tiến bộ. Ngược lại, những em không được gia đình quan tâm, điều kiện học tập không tốt thì khả năng những em này học tập sa súc, dẫn đến học yếu kém là rất cao. Những đối tượng này rất cần chúng ta quan tâm, kiềm kẹp nhiều hơn. Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ dùng 1 phương pháp dạy học duy nhất đó là dùng hình ảnh minh họa gắn cho từng chữ cái để dạy những em học sinh yếu của mình ghi nhớ chữ cái và phương pháp này đã đã phát huy tác dụng rất tốt, các em ham thích học hơn, ghi nhớ chữ cái tốt hơn và trên hết là các em đã theo kịp được chương trình học cùng các bạn trong lớp. Chúng ta cần áp dụng phương pháp dạy học này vào thực tế lớp học của mình nhằm giúp các em học sinh yếu học tốt hơn và đồng thời từ đề tài nghiên cứu này các đồng nghiệp cũng có thể mở rộng, nghiên cứu thêm việc giúp học sinh ghi nhớ bảng chữ cái bằng phương pháp khác, chẳng hạn dùng các nét chữ cơ bản gợi nhớ chữ cái cho học sinh mỗi khi các em quên chữ cái. 6. Tài liệu tham khảo: Giúp học sinh học chữ cái nhanh và nhớ lâu của tác giả Bảo Châu. Phương pháp dạy học sinh lớp 1 nhanh biết đọc của thạc sỉ Trương thị thu minh. Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh lớp 1 nhanh biết đọc Tiếng việt của tác giả Hồng Miu. - Sách giáo khoa Tiếng Việt tập 1,2 của nhà xuất bản Giáo Dục. 7. Phụ lục của đề tài: Phụ lục 1: Phiếu theo dõi cá nhân PHIẾU THEO DÕI CÁ NHÂN Ngày/Tên Thanh Biết Bảo Hân Chí Linh Ghi chú 1 2 3 3 2 2 4 3 3 3 4 4 4 3 3 3 5 4 5 4  Giai đoạn tác động 6 5 5 5 7 5 6 6 8 6 7 7 9 7 7 6 10 6 8 7 Phụ lục 2: Bảng điểm khảo sát BẢNG ĐIỂM Ngày/Tên Thanh Biết Bảo Hân Chí Linh Ghi chú 1 2 3 3 2 2 4 3 3 3 4 4 4 3 3 3 5 4 5 4 6 5 5 5 7 5 6 6 8 6 7 7 9 7 7 6 10 6 8 7 GT TB 2.5 3.5 3.25 5.5 6.333 5.833 Phụ lục 3: Bảng tính giá trị p và giá trị trung bình trước và sau tác động Tên Trước tác động Sau tác động Biết 3 6 Hân 4 6 Linh 4 6 Giá Trị p 0.001096065 Giá Trị TB 3.666666667 6 Ba Sao, Ngày 25 tháng 02 năm 2013 Người viết Đoàn Văn Quốc Ý kiến nhận xét, đánh giá của Ban giám Hiệu: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docDE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC LOP 1.doc
  • docTrang bìa.doc
Giáo án liên quan