Đề tài Phương pháp xây dựng đoạn văn trong thực hành viết văn bản

Một trong các cơ sở quan trọng của việc đổi mới giáo dục là tăng cường hơn nữa tính "phân hoá" trong giáo dục. Vì vậy, giáo dục Việt Nam đã chú trọng đến việc dạy học tự chọn trong Nhà trường phổ thông. Kế hoạch giáo dục THCS ban hành kèm theo quyết định số 03/2002/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo ngày 24 tháng 01 năm 2002 đã dành 2 tiết/ tuần cho dạy học tự chọn ở các khối lớp 8 và 9. Đến năm học 2006-2007, quy định này được áp dụng cho cả các khối 6 và 7. Ngành giáo dục Duy Xuyên cũng đã nhiều lần mở Hội thảo chuyên đề về dạy học tự chọn.

 Như vậy, dạy học tự chọn đã trở thành hình thức dạy học có tính chất pháp quy, cần được nghiên cứu thực nghiệm và triển khai cho toàn cấp học. Dạy học tự chọn Ngữ văn cũng nằm trong quy luật đó.

 Mỗi thầy cô giáo đầu tư kĩ cho chủ đề dạy học tự chọn thì các năm học sau chúng ta sẽ có một hệ thống chủ đề bài bản để thực hiện trong giảng dạy mang lại hiệu quả cao. Đó là mục tiêu cần sớm phải đạt được

 

doc20 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp xây dựng đoạn văn trong thực hành viết văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh. - Sắp xếp thời gian học tập cho phù hợp với đề tài và phù hợp với chương trình chính khoá các em đang học. Tuyệt đối tránh trường hợp dạy chủ đề tự chọn trước khi học sinh học kiến thức cùng loại ở chính khoá. - Chuẩn bị đề tài thật kĩ thì mới thực hiện dạy học chủ đề đạt hiệu quả: + Đọc và tổng hợp nhiều tài liệu trong hệ thống chủ đề để soạn chủ đề đạt hiệu quả. + Chuẩn bị kĩ hệ thống văn bản và bài tập thực hành, cần photo để phát cho học sinh nghiên cứu trước khi thực hiện chủ đề. 2. Về quá trình dạy học chủ đề: - Không cung cấp lý thuyết theo kiểu áp đặt mà phải đảm bảo tìm hiểu lý thuyết theo phương pháp quy nạp (nghĩa là từ thực tế ngôn ngữ để rút ra lý thuyết) - Có thể linh hoạt khi thực hiện chương trình trong từng tiết học nhưng khi thực hiện cả chủ đề thì phải đảm bảo thời gian đúng như chương trình đã chuẩn bị. Có như vậy mới không làm ảnh hưởng đến chủ đề khác trong quá trình dạy học. - Kết thúc một chủ đề phải có bài kiểm tra kiến thức để đánh giá nhận thức và kĩ năng của học sinh. - Đối với chủ đề Phương pháp dạy học văn trong thực hành viết văn bản thì phải dành thời gian cho học sinh luỵên tập. - Kiểm tra khả năng vận dụng chủ đề không chỉ dừng lại khi kết thúc chủ đề mà phải theo dõi cả năm học, khoá học. Luôn đánh giá và điều chỉnh sai sót cho học sinh thường xuyên. VII. ĐỀ NGHỊ: Để dạy học tự chọn bộ môn Ngữ văn trong nhà trường đạt hiệu quả cao nhất, tôi có một số đề nghị sau: 1. Đối với Nhà trường và tổ chuyên môn: - Có kế hoạch dạy học tự chọn bộ môn và khối lớp ngay từ đầu tháng 8 của năm học và phân công giáo viên có tay nghề để soạn thảo các chủ đề cho thật phù hợp. - Bàn bạc thật kĩ các phương pháp và cách thức để soạn thảo và thực hiện chủ đề, cần thống nhất nhiều lần để có chủ đề hiệu quả. - Duyệt chi một nguồn kinh phí phù hợp để photo tài liệu học tập cho học sinh khi học các chủ đề (đặc biệt là phần bài tập). Vì không thể học tốt nếu các em không có được tài liệu cần thiết. 2. Đối với Ngành: - Tổ chức Hội thảo cho từng bộ môn khi thực hiện chủ đề tự chọn. - Tổ chức rút kinh nghiệm cho việc thực hiện chủ đề ở mỗi năm học. VIII. PHỤ LỤC: Phần này giáo viên pho to phát cho học sinh trước khi học tập chủ đề. Phần I: Đoạn 1: (1)“Nhật kí trong tù” canh cánh một tấm lòng nhớ nước. (2) (a) Chân bước đi trong đất Bắc mà lòng vẫn hướng về Nam, (b) nhớ đồng bào trong hoàn cảnh lầm than, (c) có lẽ nhớ cả tiếng khóc của bao nhiêu em bé Việt Nam qua tiếng khóc của một em bé Trung Quốc, (d) nhớ đồng chí đưa tiển đến ven sông, nhớ lá cờ nghĩa đang tung bay phấp phới. Nhớ lúc tỉnh và nhớ cả trong lúc mơ. (Hoài Thanh) Đoạn 2: (1) Hiện nay trình độ của đại đa số đồng bào ta bây giờ không cho phép đọc dài,(b) điều kiện giấy mực của ta không cho phép viết dài và in dài, (c) thì giờ của ta, người lính đánh giặc, người dân đi làm, không cho phép xem lâu. (2) Vì vậy, nên viết ngắn chừng nào tốt chừng ấy. ( Hồ Chí Minh ) Đoạn 3: (1) Trong cơn giông, các đám mây đều có tích điện.(2) Khi tia lửa điện phóng từ trên mây xuống đất, ta gọi là sét. (3) Người ta tìm cách tránh tác hại của sét bằng cột thu lôi. Đoạn 4: (1) Mưa đã ngớt. (2) Trời rạng dần. (3) Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm rang. (4) Mưa tạnh. (5) Phía đông một mảng trời trong vắt. (6) Mặt trời ló ra, chói lọi trên những cành lá bưởi lấp lánh. ( Tô Hoài ) Đoạn 5: (1) Trong các tác phẩm lãng mạn, sự phát triển của hành động không phải do những tính cách điển hình và hoàn cảnh điển hình quy định mà bắt nguồn từ những nguyên nhân rất ngẫu nhiên. (2) Một con dao tình cờ nào đó trong công cuộc xô xát đã giúp Loan kết nghĩa đời Thân một cách vô tội. (3) Một con rắn, một dòng suối đã khiến cho Lan ngã một cách dễ chịu vào người Ngọc và anh thanh niên nông - lâm vui mừng phát hiện ra chú tiểu là gái. (4) Dịp may trúng số độc đắc một vạn đồng đã giúp cho cô giáo Minh điều hoà được mâu thuẩn giữa con dâu và mẹ chồng, giữa cũ và mới. (5) Mọi thứ mâu thuẩn đều được giải quyết một cách ngẫu nhiên, hoàn toàn do đầu óc chủ quan của tác giả sắp đặt nên. Đoạn 6: (1) Lịch sử có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (2) Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,.... (3) Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. ( Hồ Chí Minh ) Đoạn 7: (1) Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân. (2) Những khi tôi ẩn nấp nơi núi non hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo là vì mục đích ấy. (3) Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết tranh được chính quyền, uỷ thác cho tôi gánh vác việc Chính phủ, tôi lo lắng ngày đêm, nhẫn nhục cố gắng, cũng vì mục đích đó. ( Những lời kêu gọi -Hồ Chí Minh ) Đoạn 8: (1) Làng xóm ta xưa kia quanh năm lam lũ mà vẫn quanh năm đói rách. (2) Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. (3) Đâu đâu cũng có trường học, nhà gởi trẻ, nhà hộ sinh, câu lạc bộ, sân và kho của Hợp tác xã, nhà mới của xã viên. (4) Đời sống vật chất ngày càng ấm no, đời sống tinh thần ngày càng tiến bộ. Đoạn 9: (1) Các cụ ta ưa những màu đỏ choét; ta lại ưa những màu xanh nhạt. (2) Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya; ta nao nao vì tiếng gà lúc đúng ngọ. (3) Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây thơ, các cụ coi như làm những điều tội lỗi; ta thì cho là mát mẻ như là đứng trước một cánh đồng xanh. (4) Cái ái tình của các cụ thì chỉ là hôn nhân nhưng đối với ta thì trăm hình muôn dạng: cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gũi, cái tình xa xôi, cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu. ( Lưu Trọng Lư) Đoạn 10: (1) Chúng ta phải ra sức học tập, tu dưỡng, tự cải tạo để tiến bộ mãi. (2) Nếu không cố gắn tiến bộ thì là thoái bộ và lạc hậu. (3) Mà thoái bộ và lạc hậu thì sẽ bị xã hội tiến bộ sa thải. (Hồ Chí Minh ) Đoạn 11: (1)Nghệ thuật thơ trong "Nhật kí trong tù" rất phong phú. (2) Có bài là phát biểu trực tiếp, đọc hiểu ngay. (3) Có bài dùng lối ngụ ngôn, viết lối thâm thuý. (4) Có bài tự sự. (5) Có bài trữ tình. (6) Có bài vừa tự sự, vừa trữ tình. Đoạn 12: (1) Thơ thiên nhiên trong tập “Ngục trung nhật kí“ thật sự cá những bài rất hay. (2) Có những phát hoạ sơ sài mà chân thật và đậm đà, càng nhìn càng thú vị, như một bức tranh thuỷ mặc cổ điển. (3) Có những cảnh lộng lẫy, sinh động như những tấm thảm thêu nền gấm chỉ vàng. (4) Cũng có những bài làm cho người đọc nghĩ tới những bức tranh sơn mài thâm trầm, rộn rịp. ( Đặng Thai Mai ) Đoạn 13(1) Với hoàn cảnh riêng của mình, tôi không mặn mà lắm trong việc đón măm mới. (2) Sáng ba mươi, tôi dậy sớm đi chợ, nấu nướng. (3) Cả mấy ngày tết tôi chỉ làm cơm có ngày này, trước là để cúng tổ tiên, ông bà, bố mẹ, sau là để ăn lai rai cả tuần lễ, khỏi phải lịch kịch. ( Thuỳ Linh ) Đoạn 14 (1) Mọi tiếng động trong nông trường đã im bặt từ lâu. (2) Những quả đồi trọc nằm gối đầu vào nhau ngủ im lìm. (3) Chỉ có gió và bóng tối vẫn thì thào đi lại. (4) Hơi lạnh trên khắp mọi nẽo căm căm. Đoạn 15 (1) Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. (2) Em thương bác xe bò “mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng”, chở vôi cát về xây trường học, và mời bác về nhà mình. (3) Em thương thầy giáo một hôm trời mưa đường trơn bị ngã, cho nên dân làng bằng đắp lại đường. Đoạn 16: (1) Ca dao là những bầu sữa tinh thần nuôi dưỡng trẻ thơ (hát ru). (2) Ca dao là những hình thức trò chuyện tâm tình của những chàng trai, cô gái (hát ví, hát xoan, hát ghẹo). (3) Ca dao là tiếng nói biết ơn, tự hào về công đức của tổ tiên và anh linh của những người đã khuất (bài ca lễ hội). (4) Ca dao là phương tiện bộc lộ nỗi tức giận hoặc lòng hân hoan của những người sản xuất (hò, lí). Phần II: Câu 1: a. Họ hát múa trong những đêm trăng hoặc ngày hội b. Những nhạc cụ hay được dùng là: trống, khèn, sáo, cồng c. Họ còn hát múa trong lúc sản xuất, chèo thuyền, săn bắn. d. Cư dân Văn Lang rất yêu ca hát, nhảy múa. Câu 2: a. Họ hát múa trong những đêm trăng hoặc ngày hội b. Những nhạc cụ hay được dùng là: trống, khèn, sáo, cồng c. Họ còn hát múa trong lúc sản xuất, chèo thuyền, săn bắn. d. Quả thật, cư dân Văn Lang rất yêu ca hát, nhảy múa. Câu 3: a. Quả thật, lực lượng của chúng ta to lớn và ngày càng to lớn. b. Mặt trận nhân dân rộng rãi. c. Chính quyền nhân dân ta vững chắc. d. Quân đội nhân dân hùng mạnh. e. Công nhân, nông dân và trí thức được rèn luyện thử thách và tiến bộ không ngừng. IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Một số vấn đề về giáo dục học sinh ở trường PTCS - Viện khoa học giáo dục Việt Nam - Hà Nội 1990. 2. Ngữ pháp văn bản và việc dạy làm văn - Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm - Nhà xuất bản Giáo dục 1985. 3. Sách giáo khoa Ngữ văn 6,7,8,9 - Nhà xuất bản Giáo dục 2005. 4. Sách giáo khoa tiếng Việt (chương trình cũ) - Nhà xuất bản Giáo dục 1999. 5. Sách giáo khoa Văn học (chương trình cũ) - Nhà xuất bản Giáo dục 1999. 6. Tài liệu dạy học theo các chủ đề tự chọn ở trường THCS - Đỗ Ngọc Thống (chủ biên) - Nhà xuất bản Giáo dục. X. MỤC LỤC: STT Nội dung Trang 1 I. Đặt vấn đề. 2 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Phạm vi đề tài. 4 II. Cơ sở lý luận 5 III. Cơ sở thực tiễn. 6 IV. Nội dung nghiên cứu. 7 V. Kết quả nghiên cứu. 8 VI. Kết luận. 9 VII. Đề nghị 10 VIII. Phụ lục 11 IX. Tài liệu tham khảo 12 X . Mục lục 13 @ Lời cảm ơn @ Lời cảm ơn: Trên đây là sự tổng hợp kinh nghiệm soạn thảo và giảng dạy một chủ đề tự chọn Ngữ văn cụ thể cho học sinh khối lớp 9. Thời gian thực nghiệm chưa nhiều nên chưa thể đánh giá hết được những ưu điểm và tồn tại mà chủ đề này mang lại. Bản thân còn nhiều lúng túng trong quá trình thực hiện các chủ đề tự chọn do chưa được thống nhất giữa các đơn vị và sự ham thích của các em học sinh. Chính vì vậy, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các bậc Lãnh đạo và quý đồng nghiệp để sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả. Duy Nghĩa, tháng.4 năm 2008 Tác giả Nguyễn Văn Lộc

File đính kèm:

  • docSKKN Ngu van THCS.doc
Giáo án liên quan