Sách giáo khoa Địa lý lớp 12 (theo chương trình đổi mới) được biên soạn theo tinh thần cung cấp các tình huống, các thông tin đã được lựa chọn để giáo viên có thể tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tập phân tích, tổng hợp và xử lý thông tin, tạo điều kiện cho học sinh trong quá trình học tập vừa tiếp nhận được các kiến thức, vừa rèn luyện được các kỹ năng và nắm được phương pháp học tập.
Bên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình địa lý lớp 12 có 8 bài thực hành và sau mỗi bài học đều có phần câu hỏi và bài tập để củng cố kiến thức và kĩ năng của học sinh. Các bài thực hành Địa lý và phần bài tập Địa lý trước đây thường bị xem nhẹ mặc dù nó rất quan trọng.
Hiện nay, dạy học được coi là quá trình phát triển của bản thân học sinh, việc học tập không chỉ là quá trình lĩnh hội kiến thức có sẵn mà còn là quá trình học sinh tự khám phá, tự tìm đến với kiến thức mới nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên. Quá trình này được thể hiện rất rõ trong các bài thực hành Địa lý và các bài tập Địa lý lớp 12.
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1843 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp xác định - Cách vẽ biểu đồ trong bài tập địa lý lớp 12 - THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý thể hiện rõ nhất mối tương qua giữa 2 loại biểu đồ được vẽ kết hợp.
* Yêu cầu:
+ Kết hợp yêu cầu của biểu đồ hình cột và đường biểu diễn.
đ. Biểu đồ miền : BT tr143
- Dùng để thể hiện cả hai mặt cơ cấu và động thái phát triển của đối tượng.
- Ranh giới của biểu đồ miền là đường biểu diễn.
- Giá trị đại lượng trên trục đứng là %.
Nếu bài ra cho số liệu đơn vị tuyệt đối thì cần phải xử lý số liệu từ đơn vị tuyệt đối sang số liệu đơn vị tương đối.
2.3. Đọc kĩ yêu cầu
Có nhiều loại biểu đồ. Để vẽ biểu đồ, học sinh cần đọc kĩ bài ra vẽ biểu đồ về quá trình gia tăng dân số, cơ cấu lao động, tình hình sản xuất lương thực ở một vùng kinh tế hay của Việt Nam.
+ Biểu đồ cột (thang ngang).
+ Biều đồ tròn (vuông).
+ Đồ thị (đường biểu diễn).
+ Biểu đồ kết hợp (cột + đường).
+ Biểu đồ miền.
2.4. Các bước tiến hành vẽ biểu đồ.
- Xử lý số liệu (từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối) đơn vị % nếu yêu cầu bài ra vẽ biểu đồ hình tròn hoặc miền.
- Xác định tỉ lệ đường tròn.
- Vẽ biểu đồ.
+ Vẽ.
+ Ghi bảng chú giải (kí hiệu).
+ Tên bản đồ (tên chung nếu là biểu đồ so sánh).
2.5. Một số lưu ý khi vẽ biểu đồ.
- Đọc kĩ số liệu bài ra.
- Tuyệt đối không dùng màu để tô, kí hiệu trên bản đồ.
- Nếu là biểu đồ tròn: khi vẽ đường tròn, vẽ 1 bán kính trùng với phương kim đồng hồ chỉ 12 giờ và chia theo chiều kim đồng hồ.
- Bất cứ một biểu đồ nào cũng cần chú giải và tên bản đồ.
Trên đây là các dạng biểu đồ thường gặp khi làm bài tập, bài thực hành Địa lí. Trong quá trình giảng dạy tiến hành làm bài tập, bài thực hành vẽ biểu đồ tôi nhận thấy vẽ biểu đồ hình tròn rất khó vì: Nếu đề bài cho số liệu tương đối thì học sinh dễ nhận biết và không cần xử lý mà tiến hành các bước vẽ luôn. Song nếu số liệu là tuyệt đối (thô) thì học sinh khó nhận biết để vẽ biểu đồ hình tròn, cần xử lí số liệu về tương đối trước khi vẽ.
Qua nhiều năm giảng dạy Địa lí lớp 12 tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm phương pháp xác định - cách vẽ biểu đồ hình tròn nhằm giúp học sinh có kĩ năng thuần thục hơn trong kĩ năng vẽ biểu đồ của mình.
Ví dụ:
Bài 29 - Trang 128 sách giáo khoa Địa lý 12. ( Ban cơ bản)
- Bài tập số 1:
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và 2005.
* Mục tiêu.
- Học sinh biết cách xác định - cách vẽ biểu đồ hình tròn.
* Các thiết bị cần thiết.
+ Giáo viên:
- Bảng phụ kẽ sẵn, máy tính cá nhân, thước đo độ, compa, thước kẽ.
+ Học sinh:
Máy tính cá nhân, thước đo độ, compa, bút chì, bút dạ màu...
Các bước tiến hành.
Đối với bài tập này cần trình tự các bước sau đây.
1. Yêu cầu học sinh đọc đề bài:
- Đọc kĩ yêu cầu đề bài.
- Đọc kĩ bảng số liệu để.
=> Từ đó xác định được biểu đồ cần vẽ.
2. Giáo viên nêu cho học sinh quy trình vẽ biểu đồ.
* Đây là một bài thực hành khó bởi vì số liệu thô do đó một số học sinh khó nhận biết cần vẽ loại biểu đồ gì, nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh xử lí số liệu.
Đối với bài này cần tiến hành theo các bước sau đây.
a. Bước 1: Lập bảng số liệu đã xử lí theo mẫu. Chú ý làm tròn số sao cho các thành phần phải đúng 100%.
b. Bước 2: Vẽ biểu đồ cơ cấu theo quy tắc: Bắt đầu vẽ từ "Tia 12 giờ", vẽ theo chiều kim đồng hồ.
c. Bước 3: Đảm bảo tính chính xác: Phải vẽ các hình quạt với tỉ trọng của từng thành phần trong cơ cấu. Ghi trị số phần trăm vào các hình quạt tương ứng (chú ý để hình vẽ đẹp: Các trị số phần trăm ở từng biểu đồ cơ cấu có ít thành phần và bán kính lớn thường biểu thị trong hình tròn).
- Vẽ đến đâu kẻ vạch (tô màu) đến đó. Đồng thời thiết lập bảng chú giải.
* Chú ý:
Đối với bài tập trên lớp hoặc về nhà, học sinh có thể dùng bút màu để vẽ biểu đồ, hoặc dùng các nét trải khác nhau.
Khi đi thi chỉ được sử dụng một màu mực trong bài thi. Các hình quạt thể hiện cơ cấu dùng các nét đứt để thể hiện phân biệt các kí hiệu trong biểu đồ.
3. Giáo viên hướng dẫn tổ chức cho học sinh tính toán.
a. Bước 1: Giáo viên dùng bảng phụ kẻ sẵn khung của bảng số liệu (bỏ trống).
b. Bước 2. Hướng dẫn xử lí bảng số liệu.
- Tổng số giá trị theo TPKT của từng năm là 100%.
- Biểu đồ hình tròn có góc ở tâm là 3600
=> nghĩa là 1,0 % ứng với 3,60 (góc ở tâm )
c. Bước 3. Cách tính:
+ Năm 1996 tổng số diện tích gieo trồng là 149.432 tỷ đồng -> cơ cấu diện tích 100%.
+ Tính cơ cấu các TPKT (là x).
149.432 -> 100% 74.161 x 100
74.161 -> x x = = 50.3%
149.432
+ Góc ở tâm trên biểu đồ đường tròn khu vực nhà nước là.
50.3 x 3,6 = 1820
+ Tương tự cách tính trên, cho học sinh tính cơ cấu diện tích và góc ở tâm trên biểu đồ của các cây trồng còn lại.
* Để lớp học sôi nổi giáo viên nên tổ chức cho học sinh hoạt động 4 nhóm theo 2 cặp "chạy tiếp sức" cho nhau.
+ 2 Nhóm 1 & 2: Tính cơ cấu các thành phần.
+ 2 Nhóm 3 & 4: Tính góc ở tâm.
+ Xử lí số liệu ta có: Cơ cấu giá trị SXCN phân theo TPKT (%)
TPKT
1996
2005
Nhà nước
Ngoài NN
Có vốn NN
Tổng
50.3
24.6
25.1
100
25.1
31.2
43.7
100
+ Bảng tính độ:
TPKT
1996
2005
Nhà nước
Ngoài NN
Có vốn NN
Tổng
182
88
90
360
90
112
158
360
+ Tính bán kính:
R1995 = 1, R2005 = 2,57.
4. Tổ chức cho học sinh vẽ biểu đồ.
- Đối với bài này không yêu phân tích, nhưng HS phải cộng tổng của các năm sau đó tính thành phần của từng năm.
+ Biểu đồ năm 1996 có bán kính 1cm thì năm 2005 có bán kính tương ứng là 2.57 cm.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ năm 1996 trên bảng.
* Học sinh vẽ tiếp biểu đồ năm 2005, thiết lập bảng chú giải.
2005
1996
Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch GTSXCN năm 1996 - 2005
Cây lương thực
Cây công nghiệp
Cây thực phẩm,
ăn quả, cây khác.
Năm 2002
Năm 1990
V- kết quả thực nghiệm
Kết quả của những tiết dạy địa lí thực nghiệm được đánh giá trên cơ sở lấy điểm số các bài tập, bài thực hành của học sinh.
1. Kết quả bài kiểm tra thực nghiệm
- Học sinh đã xác định được yêu cầu của đề bài
- Học sinh xác định được cách chọn và vẽ biểu đồ phù hợp, đúng với yêu cầu đề bài.
- Tỉ lệ học sinh tự rèn luyện được kĩ năng vẽ biểu đồ chiếm tỉ lệ cao.
- Học sinh nắm được các bước tiến hành trong khi vẽ biểu đồ.
Từ đó tỉ lệ học sinh đọc và phân tích bảng số liệu, xác định loại biểu đồ thích hợp đối với bài yêu cầu cao hơn so với khi chưa được áp dụng.
Kết quả thực nghiệm ở lớp 12C2 ( 2008 – 2009 )
Lớp
TS học sinh
Biết xác định và vẽ đúng
Chưa biết xác định và vẽ
12C2
41
35
6
Vì vậy mà kết quả bài kiểm tra thực nghiệm đạt được như sau:
Lớp
TS học sinh
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu, kém
12C2
41
10
15
10
6
Tỷ lệ %
100
24,4
36,6
24,4
14,6
Qua quá trình áp dụng cách xác định - cách vẽ biểu đồ vào các tiết thực hành, các bài tập Địa lí lớp 12 thu được kết quả như sau.
- Về tâm lí: Đã từng bước tạo được sự hứng thú, khơi dậy lòng say mê học tập môn Địa lí ở học sinh.
- Về kiến thức: Học sinh biết cách sử dụng số liệu từ đó xác định được loại biểu đồ cần vẽ, chiếm lĩnh kiến thức một cách nhanh chóng và chắc chắn.
- Về kĩ năng: Kĩ năng xử lí số liệu xác định - cách vẽ biểu đồ được thuần thục, chính xác. Qua đó hình thành và nâng cao kĩ năng xác lập mối quan hệ quy luật, biện chứng, mối quan hệ nhân quả... ở học sinh.
Đồng thời học sinh vận dụng các kiến thức Địa lí vào cuộc sống thực tiễn một cách dễ dàng và hiệu quả.
Chính vì vậy mà số học sinh khá giỏi tăng lên và số học sinh yếu kém giảm hẳn đi so với năm trước.
2. Giải pháp thực hiện.
- Giáo viên và học sinh chuẩn bị đầy đủ các thiết bị cần thiết cho tiết thực hành vẽ biểu đồ cho cả lớp và cho từng nhóm.
- Giáo viên nghiên cứu tham khảo một số kiến thức phục vụ cho tiết thực hành.
- Trong tiết thực hành giáo viên phải hướng dẫn xử lí số liệu - cách vẽ, sau đó học sinh làm các bước tiếp theo.
- Gọi 2 học sinh lên bảng vẽ hai biểu đồ (một học sinh khá, một học sinh yếu).
- Cả lớp cùng làm, giáo viên theo dõi hướng dẫn giúp đỡ một số nhóm,cá nhân làm chậm và chưa chính xác.
- Các nhóm thảo luận, bổ sung bài làm của hai bạn đã vẽ trên bảng.
- Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả bài làm của học sinh.
C. phần kết luận
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên bản thân tôi đã tự củng cố thêm được phần nào kiến thức. Bài học được áp dụng vào bài thực hành, các bài tập trong sách giáo khoa và các đề kiểm tra, đề thi TN, CĐ-ĐH khi các em tham gia các kì thi.
Chương trình Địa lý lớp 12 có nhiều bài thực hành vẽ biểu đồ hoặc phân tích số liệu. Giới thiệu cách vẽ biểu đồ - các loại biểu đồ đã giúp cho học sinh dễ dàng đánh giá, nhận biết bài thực hành Địa lý kinh tế - xã hội trong chương trình Địa lý lớp 12 và tạo cơ sở tiền đề cho học sinh tiếp tục chương trình CĐ - ĐH - THCN sau này. Học sinh biết vận dụng kết hợp lý thuyết, thực tiễn, phát huy tính sáng tạo, tích cực chủ động trong quá trình học tập môn Địa lý.
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này tôi có một số kiến nghị sau:
- Cần thiết phải trang bị cho học sinh kỹ năng thực hành, lý thuyết phải luôn đi đôi với thực hành thì học sinh mới hiểu và nắm chắc được bản chất của vấn đề.
- Cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các giáo viên nhằm mục đích đưa nội dung giảng dạy vào tất cả các lớp học.
- Do cấu trúc phân phối chương trình có một số thay đổi nên giáo viên phải linh hoạt khi lồng ghép nội dung thực hành vào tất cả các bài dạy sao cho thích hợp nhằm đạt kết qủa cao.
Sáng kiến kinh nghiệm này đã được bản thân tôi - một giáo viên giảng dạy Địa lý THPT - với nội dung không mới nhưng chưa được áp dụng rộng rãi. những kết quả trên đây là quá trình đúc rút kinh nghiệm của bản thân tôi đã trình bày trước tổ và đã được đồng nghiệp ghi nhận và vận dụng có hiệu quả. Tuy vậy bài viết vẫn còn nhiều khiếm khuyết, rất mong sự đóng góp của Ban giám khảo và lãnh đạo cấp trên để bản thân tôi có thêm kinh nghiệm và nhất là tạo cho tôi tự tin và vững lòng tin trong việc dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu đổi mới, mong góp phần nào nhỏ bé của mình vào quá trình đổi mới nội dung và phương pháp dạy học nói chung và dạy học môn Địa lý nói riêng ở nhà trường phổ thông./.
Quỳ Hợp, ngày tháng năm 20
Người viết
Ngô Sỹ Khanh
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem(3).doc