Đề tài Phương pháp tổ chức dạy các dạng bài tập luyện từ và câu cho học sinh lớp bốn

 Như chúng ta đã biết Tiếng Việt vừa là môn học chính, vừa là môn công cụ giúp học sinh tiếp thu các môn học khác được tốt hơn. Trong đó có nhiều phân môn nhưng phân môn Luyện từ và câu, là một phân môn chiếm thời lượng khá lớn trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Nó được tách thành một phân môn độc lập, có vị trí tương đương với phân môn Tập đọc, phân môn Tập làm văn.Cùng tồn tại với các môn học khác. Điều đó thể hiện việc cung cấp vốn từ cho HS là rất cần thiết và nó có thể mang tính cấp bách nhằm “đầu tư” cho HS có cơ sở hình thành ngôn ngữ cho hoạt động giao tiếp cũng như lĩnh hội nguồn tri thức mới trong các môn học khác.

 

doc20 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp tổ chức dạy các dạng bài tập luyện từ và câu cho học sinh lớp bốn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được hướng dẫn thực hành phù hợp với nội dung từng bài. Dần dần các em đã hình thành được thói quen làm việc có kế hoạch, linh hoạt với từng dạng bài. Sau một thời gian hướng dẫn lớp 4B, tôi ra một đề khảo sát. Đề bài: “Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao. Màu vàng trên lưng chú lắp lánh, bốn cánh mỏng như giấy bông. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh”. a.Hãy xác định: Từ đơn, từ ghép, từ láy. b.Trong các từ đó đâu là danh từ, động từ, tính từ. c.Đặt một câu với 1 từ đơn, từ ghép, từ láy em vừa tìm được. Kết quả đạt được như sau: Giỏi : 8 em chiếm 29% Khá : 11 em chiếm 39% TB : 6 em chiếm 21% Yếu : 3 em chiếm 11% Với kết quả thu được ở việc dạy thực nghiệm trên lớp đối chứng tôi càng vững vàng tin tưởng vào việc vận dụng phương pháp tổ chức dạy các dạng bài tập Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 có hiệu quả. Phần III:Kết luận I. Kết quả nghiên cứu đạt được. Sau một thời gian học tập và rèn luyện, chất lượng học tập của HS lớp tôi dạy đã được nâng cao rõ rệt. HS đã bước đầu được củng cố, khắc sâu, mở rộng và rèn kĩ năng luyện tập thực hành về các dạng bài tập “Luyện từ và câu “ Tôi tự nhận thấy mình đã tìm được hướng đi đúng, cách làm phù hợp cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn “Luyện từ và câu “. Tôi thấy mỗi giờ dạy bản thân mình cũng tạo được sự say mê, hứng thú trong việc rèn cho các em học “Luyện từ và câu “. Cho nên tiết “Luyện từ và câu “bây giờ trở nên nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn so với trước. Tôi đã mạnh dạn thực hiện kinh nghiệm của mình trong các giờ “Luyện từ và câu “.Đầu năm học, khi mới bước vào học phân môn “Luyện từ và câu “có không ít HS lớp tôi rất “sợ ” học phân môn này. Nhưng dần dần với sự động viên, dìu dắt của tôi, số lượng các em sợ học phân môn này ngày càng giảm dần. Thay vào đó HS rất mong muốn, phấn khởi chờ đón giờ “Luyện từ và câu “. HS lớp tôi đã có ý thức hơn trong các giờ học “Luyện từ và câu “, HS tự tin và hứng thú học tập. Chất lượng học “Luyện từ và câu “có chuyển biến rõ rệt. Học sinh có ý thức rèn cách trình bày sạch sẽ, khoa học, biết dùng từ đặt câu hợp lý. Ngoài ra học sinh còn có thêm thói quen kiểm tra, soát lại bài của mình. Các bài viết có sự khác biệt rõ do HS được bộc lộ kinh nghiệm, sự cảm nhận của cá nhân, HS được tự do diễn đạt bằng sự lựa chọn từ ngữ, mô hình câu của riêng mình. Giờ học hứng thú hơn bởi HS có động cơ nói ra, viết ra điều mình thấy, mình cảm nhận được. Đó chính là những động lực thúc đẩy tôi ngày càng nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong sự nghiệp trồng người đầy khó khăn thử thách này. II- Bài học kinh nghiệm. Dạy học các dạng bài tập “Luyện từ và câu” cho học sinh lớp 4 giúp học sinh nắm được kiến thức trong phân môn “Luyện từ và câu” cung cấp: Học sinh hiểu được từ mới, phát triển kĩ năng, kỹ xảo sử dụng từ ngữ, học sinh còn biết nhận diện xác định các dạng bài tập, phân tích kỹ, chính xác yêu cầu của đề bài, từ đó có hướng cho hoạt động học tập của mình. Để đạt được các điều đó, người giáo viên cần chú ý: - Trong quá trình giảng dạy giáo viên không nên nóng vội, mà phải bình tĩnh trong thời gian không phải ngày 1 ngày 2. Đặc biệt luôn xem xét phương pháp giảng dạy của mình để điều chỉnh phương pháp sao cho phù hợp với việc nhận thức của học sinh, gây được hứng thú học tập cho các em. - Phải nghiên cứu để nhận thức rõ về vị trí, nhiệm vụ của phần kiến thức vừa dạy. - Lưu ý quá trình giảm tải đề điều chỉnh sao cho phù hợp với đặc điểm học sinh lớp mình, đề ra hướng giải quyết cho việc cân chỉnh thống nhất giảm tải. - Không ngừng học hỏi trau đổi với đồng nghiệp để nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng. Trong giảng dạy, giáo viên không được áp đặt học sinh mà coi nhiệm vụ học của HS là quan trọng, là nhân tố chủ yếu cho kết quả giáo dục. Luôn gợi mở khám phá tìm tòi biện pháp tốt nhất cho HS nắm chắc kiến thức. Rèn cho HS cách tư duy thông minh, sáng tạo, làm việc độc lập, nâng cao kết quả tự học của mình: Tạo cho HS có niềm vui trong học tập, có hứng thú đặc biệt trong học tập. Giáo viên luôn luôn giải quyết tình huống vướng mắc cho học sinh. - Giáo viên phải tôn trọng nghiêm túc thực hiện giáo dục, giảng dạy theo nguyên tắc từ những điều đơn giản mới đến nâng cao, khắc sâu...Để học sinh nắm vững việc giải quyết các bài tập “Luyện từ và câu”, giáo viên cũng cần lưu ý điểm sau: + Tìm ra phương pháp tổ chức sao cho phù hợp với từng dạng bài tập. + Giúp học sinh biết phân biệt, giải quyết cho các dạng bài khác nhau. HS cần nắm được các bước tiến hành một bài tập. Cần tổ chức cho HS theo các hình thức tổ chức có thể theo nhóm, cá nhân, có thể làm việc cả lớp để phát huy tốt hiệu quả giờ dạy. - Lưu ý cho HS cách trình bày sạch sẽ, khoa học, rèn chữ viết đẹp đúng chính tả cho Trên đây là sáng kiến nhỏ mà tôi đã áp dụng để dạy phân môn “Luyện từ và câu “ở lớp 4. III. Phạm vi, điều kiện áp dụng và hướng tiếp tục nghiên cứu. Việc dạy các bài tập “Luyện từ và câu”cho học sinh lớp 4 là vấn đề hết sức nan giải vì thời gian có hạn và năng lực trình độ bản thân còn nhiều hạn chế nên tôi mới chỉ nghiên cứu được tìm ra phương pháp tổ chức một giờ dạy các dạng bài tập “Luyện từ và câu”. Phần nghiên cứu có thể chưa sâu, chưa sát, tôi thiết nghĩ nếu chỉ nghiên cứu trong phạm vi của đề tài này thì chưa đủ vì thế trong tương lai nếu có điều kiện tiếp tục nghiên cứu, tôi hứa sẽ nghiên cứu hoàn thiện hơn. - Đề tài này chỉ có thể áp dụng, vận dụng trong phạm vi ở tiết “Luyện từ và câu” của học sinh lớp 4. IV. Những hạn chế: Trong quá trình học nếu không được giáo viên gợi mở, đề ra phương pháp tổ chức cụ thể cho từng dạng bài thì học sinh sẽ rất ngại học môn này và không hiểu bản chất của các bài tập cần khai thác cái gì?. Nhìn chung học sinh lớp 4 tầm nhận thức còn hạn chế, thời gian dành cho tiết bài tập còn ít nên việc rèn cho học sinh có kĩ năng kĩ xảo còn chưa đầy đủ và hệ thống. V. Những đề xuất. Dạy các dạng bài tập “Luyện từ và câu” là nguồn cung cấp vốn từ, lối diễn đạt bồi dưỡng tư duy văn học cho học sinh. Muốn vậy: * Đối với học sinh: Các em cần quan tâm, xác định được tầm quan trọng của môn này. Các em cần được động viên, khích lệ kịp thời, đúng lúc của mọi người để kích thích các em có nhiều cố gắng vươn lên trong học tập, đó chính là gia đình – nhà trường xã hội. * Đối với giáo viên: Không ngừng học hỏi tìm tòi tích luỹ kinh nghiệm từ đồng nghiệp, từ thông tin, sách vở và từ chính học sinh. + Nắm chắc nội dung chương trình, ý đồ của sách giáo khoa, dạy sát đối tượng học sinh, lựa chọn phương pháp hình thức tổ chức phù hợp với mỗi dạng bài. + Cần xác định không phải dạy bài khó, bài nâng cao thì học sinh mới giỏi. + Đặc biệt phải tâm huyết với nghề, luôn đặt học sinh là trung tâm, có trách nhiệm với việc học của HS và bài dạy của mình. Động viên gần gũi giúp đỡ HS. * Đối với nhà trường và các cấp quản lý: Nhà trường cần tạo điều kiện cơ sở vật chất để giáo viên và học sinh có thể học tập nâng cao kiến thức. + Tạo điều kiện để giáo viên nâng cao tay nghề qua việc cung cấp các loại sách tham khảo, trang thiết bị phục vụ bộ môn. + Động viên khuyến khích kịp thời những giáo viên, học sinh đạt nhiều thành tích cao trong giảng dạy và học tập. + Quan tâm xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ GV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Rất mong Ban giám hiệu và các đồng nghiệp góp ý để tôi có hướng giải quyết tiếp theo cho việc nâng cao chất lượng dạy và học phân môn “Luyện từ và câu” nói riêng và phân môn Tiếng Việt nói chung, góp phần giáo dục học sinh trở thành con người phát triển toàn diện. Xin chân thành cảm ơn! Tài liệu tham khảo 1. Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng các lớp 1, 2, 3, 4. Bộ Giáo dục - Đào tạo 2. Giải đáp 88 câu hỏi về Giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học. Lê Hữu Tỉnh – Trần Mạnh Hưởng – NXBGD 3. Một số lưu ý khi dạy Tiếng Việt ở Tiểu học Sở Giáo dục Hà Nội 4. Luyện từ câu lớp 4 Đặng Mạnh Thuờng – NXBGD Mục lục Phần I: Mở đầu........................................................................................Trang 1 A.Lý do chọn đề tài...........................................................................................1 B. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................2 C. Mục đích nghiên cứu....................................................................................2 D. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ .2 I. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2 II.Tiến trình nghiên cứu ...................................................................................2 Phần II: Nội dung.............................................................................................2 I. Thực trạng dạy – học các dạng bài tập “Luyện từ và câu”............................2 II. các phương pháp nghiên cứu, áp dụng vào tổ chức dạy ..... ....................... 5 A. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 5 B. Phương pháp tổ chức hướng dẫn học sinh làm bài tập ................................6 III. Dạy thực nghiệm trên lớp đối chứng. ..................................................... 14 Phần III :Kết luận .........................................................................................15 I. Kết quả nghiên cứu đạt được. ....................................................................16 II- Bài học kinh nghiệm.................................................................................16 III. Phạm vi, điều kiện áp dụng và hướng tiếp tục nghiên cứu.........................17 IV. Những hạn chế: .....................................................................................17 V. Những đề xuất...........................................................................................18 Tài liệu tham khảo.........................................................................................19

File đính kèm:

  • docskkn(4).doc
Giáo án liên quan