Đề tài Phát huy tính tích cực trong giờ học toán ở lớp 1

 Xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ của tiểu học. Nhà trường là nơi kết tinh trình độ văn hoá, là nơi thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường được thực hiện ở học sinh những nhân cách không lặp lại sản phẩm này đạt được mục tiêu nhân cách ở mức độ tuỳ thuộc vào nội dung và phương pháp tổ chức, giáo dục của nhà trường và sự tiếp nhận của học sinh.

 Nhiệm vụ của nhà trường bậc tiểu học một vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp “Trồng người” nhà trường tác động tới học sinh cả về nội dung và phương pháp tổ chức, nhà trường tổ chức các hoạt động một cách tự giác, là cơ sở bền vững hẫp dẫn học sinh, là nơi đào tạo cho trẻ có hạnh phúc và niềm vui đi học.

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2922 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát huy tính tích cực trong giờ học toán ở lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Huy động kiến thức đã học và vốn sống để phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. - Đặt kiến thức mới trong mối quan hệ với kiến thức đã có. Chẳng hạn: Khi hướng dẫn học sinh nhận biết khái niệm ban đầu về số 6 giáo viên cho học sinh quan sát tranh vẽ (mô hình) và sử dụng kiến thức đã học để nhận ra (bằng phép đếm) rằng: có 5, đếm tiếp 1 được 6. Khi đã giới thiệu 6 cũng là đại diện cho 1 lớp, các nhóm đối tượng có cùng số lượng là 6 như các số đã học trước, học sinh tự nhận ra phép đếm, qua phân tích số 6 đứng tiếp sau 5 trong dãy số 1,2,3,4,5,6; 6 là 5 và 1, 6 là 4 và 2, 6 là 3 và 3 nên 6 > 1; 6 > 2; 6 > 3; 6 > 4; 6 > 5; Do đó 6 là số nhất trong các số từ 1 đến 6. đ. Giúp học sinh thực hành, rèn luyện cách diễn đạt thông tin bằng lời, bằng ký hiệu *)Phương pháp dạy thực hành, luyện tập Nhiệm vụ chủ yếu nhất của dạy thực hành, luyện tập trong tiết dạy bài mới và trong tiết dạy luyện tập, luyện tập trung, ôn tập là củng cố các kiến thức mới mà học sinh chiếm lĩnh được. Có thể dạy thực hành, luyện tập như sau: a. Giúp học sinh nhận ra kiến thức mới trong các dạng bài tập khác nhau. Chẳng hạn sau khi học phép cộngtrong phạm vi 8 nếu làm các bài tập dạng 7 + 1 =..., 5 + 3 = ...., thì học sinh dễ dàng nhớ lại và sử dụng các công thức đã học. Nhưng với dạng bài tập phải so sánh 2 biểu thức số như 7+1...,2+6..., thì hs phải nhận ra 2+1và 2+6 đã gặp trong các công thức đã học 7+1=8, 2+6=8 do đó phải điền dấu bằng vào chỗ chấm. b. Giúp học sinh tự thực hành,luyện tập theo khả năng của học sinh. - Bao giờ cũng yêu cầu học sinh phải làm các bài tập theo thứ tự sắp xếp trong VBT, trong SGK hoặc do giáo viên sắp xếp không tự ý lướt qua hoặc bỏ qua bài tập nào, kể cả các bài tập học sinh cho là dễ. Không nên bắt học sinh chờ đợi nhau trong quá trình làm bài học sinh nào đã làm xong tự kiểm tra , làm xong bài 1 chuyển sang bài tiếp sau. -Trong 1 tiết học phải chấp nhận có hs làm được nhiều bài tập hơn học sinh khác. Giáo viên hãy giúp những học sinh làm bài chậm về cách làm bài, hãy giúp học sinh khá giỏi khai thác các nội dung của từng bài tập. c. Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh. Khi cần thiết cho học sinh trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ hoặc trong toàn lớp về cách giải một bài tập. Nên khuyến khích hs thảo luận về cách giả của bạn, tự rút kinh nghiệm trong quá trình trao đổi ý kiến ở nhóm, ở lớp. Sự hỗ trợ giữa các hs trong nhóm giúp hs tự tin vào khả năng và cách học của bản thân. d .Khuyến khích học sinh tự kiểm tra kết quả thực hành luyện tập: Tập cho học sinh có thói quen làm xong bài nào cũng phải tự kiểm tra lại xem có làm nhầm, làm sai không. - Nên hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài làm của mình, của bạn bằng điểm số rồi báo điểm cho giáo viên. - Khuyến khích học sinh tự nói ra những hạn chế của mình của bạn sau khi tự kiểm tra, tự đánh giá. đ .Tập cho học sinh thói quen không thoả mãn với bài làm của mình, với các cách giải đã có: - Sau mỗi tiết học, tiết luyện tập nên tạo cho học sinh niềm vui vì đã hoàn thành côngviệc được giao, niềm tin và sự tiến bộ của bản thân (bằng khuyến khích, nêu gương....) - Tạo cho học sinh mong muốn tìm được giải pháp tốt nhất cho bài làm của mình. Đừng bao giờ áp đặt cho học sinh theo phương án có sẵn, động viên các em tìm và lựa chọn phương án tốt nhất. II.2.3.2. các biện pháp giảI quyết nội dung trên. -Trong khi dạy giáo viên luôn luôn chú ý tôn trọng ý kiến của học sinh, động viên, khuyến khích học sinh kịp thời. - Chú ý phát huy tính chủ động tích cực của học sinh. - Để dạy học đạt kết quả tốt, giáo viên cần nghiên cứu tài liệu và chuẩn bị bài soạn chu đáo ( kế hoạch bài học) đồ dùng dạy học. - Giáo viên cần tuân thủ các bước như: Xác định rõ nội dung bài dạy. - Lựa chọn thời gian phù hợp với nội dung luyện tập của tiết học. - Tổ chức trò chơi để thay đổi không khí. - Nội dung kiến thức cung cấp tới học sinh có liên quan đến kiến thức mới và kiến thức đã học. - Giúp học sinh tự thực hành, luyện tập theo khả năng của mình. Khuyến khích học sinh tự kiểm tra kết quả thực hành. II.2.4 . Bài học kinh nghiệm và đề xuất, giải pháp. II.2.4.1. Bài học kinh nghiệm. Trên đây là một số nội dung và phương pháp mà tôi nghiên cứu, học hỏi, vận dụng vào trong giảng dạy.Từ việc nhận rõ, xác định tầm quan trọng của phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh tôI đã tiến hành cách dạy cũ và cách dạy mới trên nhiều tiết dạy ở lớp tôi phụ trách. Kết quả dạy đổi mới phương pháp dạy một tiết toán, phát huy tính chủ động của học sinh; kết quả học tập đạt được cao hơn; nhận thức, tiếp thu của học sinh tốt hơn, kể cả học sinh yếu kém. Sự đua nhau giữa các tổ, cá nhân cũng sôi nổi hơn, mạnh dạn tìm tòi, sáng tạo hơn trong học tập. Thực hiện phương pháp trên là tạo điều kiện để học sinh tìm ra kiến thức bằng chính khả năng của mình, tự kham phá và đánh giá, tự kiểm tra chất lượng kiến thức. Lúc này giáo viên chỉ là người hướng dẫn và tổ chức cho học sinh luyện tập. Cùng với nội dung dạy phù hợp và phương pháp mới, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh học môn toán, tôI tin rằng vận dụng phương pháp này vào các môn học khác cũng rất tốt và rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh. II.2.4. 2. Đề xuất giải pháp. - Thông qua quá trình thực hiện đề tài: “Đổi mới phương pháp dạy toán ở lớp 1” bản thân tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau: - Trong một tiết học toán phần luyện tập thực hành không nên bắt học sinh chờ đợi nhau trong quá trình làm bài. Học sinh nào đã làm xong tự kiểm tra (hoặc nhờ cô kiểm tra) được một bài thì chuyển sang bài tếp theo. - Nên khuyến khích học sinh bình luận về cách giải của bạn, tự rút kinh nghiệm trong quá trình trao đổi ý kiến ở nhóm, ở lớp. II.3.chương3: phương pháp nghiên cứu- kết quả nghiên cứu. II.3.1.Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu : đọc tài liệu , giáo trình, các tạp chí giáo dục có liên quan đến vấn đề nghiên cứu . - Phương pháp nghiên cứu : Thông qua dự giờ - Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với giáo viên lớp 1 về khó khăn, thuận trong dạy học và sử dụng phương pháp mới . - Phương pháp thực nghiệm:Để kiểm định tính khả thi và tác dụng của vấn đề nghiên cứu, qua đó để điều chỉnh cho hợp lý . II.3.2. kết quả nghiên cứu Nhìn lại giai đoạn từ đàu năm học đến nay và suốt thời gian điều tra nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm áp dụng vào đổi mới phương pháp dạy một tiết toán ở lớp 1 nhằm phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh ở lớp tôi đã đạt được kết quả sau Số lần Sĩ số Số h/s dự thi Điểm Tỷ lệ % 9.10 7.8 5.6 Từ 1 đến 4 GK1 CK1 GK2 CK2 32 32 32 32 32 32 32 32 5 6 10 18 7 10 15 11 13 14 7 3 7 2 0 0 78.13 93.75 100 100 Kết quả nghiệm thu đề tài Sĩ số hs Số hs dự kt Đạt loại giỏi Đạt loại khá Đạt loại T/B Còn yếu S/L % S/L % S/L % S/L % 32 32 18 56,25 11 34,37 3 9,38 0 0 III . Kết luận chung- kiến nghị. Dạy và học đạt kết quả cao hay không còn phụ thuộc vào tinh thần, trách nhiệm của người giáo viên, việc cải tiến phương pháp soạn bài, mức độ truyền thụ kiến thức, chấm bài có chất lượng đó là một điều hết sức quan trọng. Song mức độ quan trọng của mỗi phương pháp không có ý nghĩa quyết định mà tài năng của người sẽ quyết định hiệu lực của phương pháp, phương pháp chỉ có hiệu lực thực sự khi người giáo viên có tâm hồn, có tình cảm, có nhiệt huyết, có kiến thức toàn diện, có năng lực sư phạm, có lòng yêu mến trẻ, có vốn hiểu biết phong phú về đời sống con người. Qua thực tế bản thân tôi thấy mình phải cố gắng học tập, rèn luyện; học tập qua tài liệu, sách vở và qua đồng nghiệp để từ đó rút ra bài học cho mình là: Muốn đạt được mục đích mà chính mình mong muốn thì bản thân mình phải có niềm tin, niềm say mê thực sự, luôn kiên trì nhẫn nại, rèn luyện không ngừng. Chính niềm say mê sẽ giúp ta có thêm sức mạnh to lớn cuốn hút ta tìm tòi, sáng tạo. Như Sác Lốt-Brôn-Xki đã nói: “Say mê thực sự không hề biết đến một trở ngại nào”. Cũng như trong việc nghiên cứu đề tài phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh như ở lớp tôi ban đầu cho thấy kết quả học tập rất thấp, nhưng cho tới giờ thì kết quả là rất khả quan hay nói đúng hơn là rất cao. Điều đó khiến tôi phấn khởi vô cùng. IV.Tài liệu tham khảo - phụ lục. Tài liệu tham khảo - Giáo trình phương pháp dạy học toán Tiểu học . - Rèn kỹ năng sử dụng Toán 1. - Sách giáo khoa toán lớp 1.Vở bài tập toán 1 - Thiết kế bài dạy Toán 1 - Báo giáo dục thời đại. - Cuốn phương pháp giảng dạy toán ở tiểu học - Nhà xuất bản giáo dục . -Một số tài liệu có liên quan đến việc nghiên cứu đề tài này. phụ lục I.Phần mở đầu. I.1;Lý do chọn đề tài. I.2;Mục đích nghiên cúu. I.3; Thời gian - địa điểm. I.4; Đóng góp mới về mặt lý luận , thực tiễn. II. Phần nội dung. II.1; Tổng quan - khai quát chung về vấn đề nghiện cứu. II.2.1; Vài nét về trường Tiểu học bình khê. II.2.1.1; Nội dung nghiên cứu. II.2.1.2;Thực tế ở trường khối. Trao đổi, dự giờ. Dạy thực nghiệm. II.2.3 Phương hướng và các biện pháp giả quyết. II.2.3.1; Phương hướng giải quyết. II.2.3.2; Các biện pháp giải quyết nội dung trên. II.2.4; Bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp. II.3; Chương 3; Phương pháp nghiên cứu - Kết quả nghiên cứu. II.3.1; Phương pháp nghiên cứu. II.3.2; Kết quả nghiên cứu. III. Kết luận chung - Lời cảm ơn. Lời cảm ơn Khi nghiên cứu đề tài này tôi nhận đươc sự giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn khối 1 và các đồng nghiệp trong trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi để tôi áp dụng đề tài này ở lớp và ở tổ chuyên môn lớp 1 đem lại kết quả cao nhất. Tôi mong muốn hội đồng khoa học của nhà trường tiểu học Bình Khê, hội đồng khoa học Phòng giáo dục huyện Đông Triều tiếp tục chỉ bảo, giúp đỡ tôi hơn nữa để tôi ngày càng tiến bộ hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Bình Khê, ngày 15 tháng 5 năm 2009 Người viết Phạm Thị Hiền V. Nhận xét của HĐKH cấp trường, phòng GD& ĐT. 1. Trường 2. Pgd&đt huyện đông triều

File đính kèm:

  • docSKKN(1).doc
Giáo án liên quan