Nhân loại đang đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật hiện đại, hàng loạt phát minh ra đời, nâng cao tầm nhìn của con người. Khoa học công nghệ nói chung và Công nghệ thông tin trong nhà trường nói riêng hàng ngày, hàng giờ đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, lượng thông tin, tri thức của nhân loại ngày càng đa dạng, phong phú và vươn tới đỉnh cao .
25 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1056 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát huy tính tích cực của học sinh trong rèn luyện sức bền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i giảng này sang bất kỳ một máy nào khác với máy đang thực hiện phải chuyển toàn bộ thư mục đã tạo ở bước 1.
Biện pháp 4: Linh hoạt khi hướng dẫn học sinh học tập
Bài giảng sau khi thiết kế sẽ được trình chiếu lên màn hình thông qua máy chiếu. Nghĩa là giáo viên buộc phải biết cách sử dụng nó. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc, chỉ cần một vài thao tác lắp máy chiếu với CPU của máy tính hoặc kết nối với máy tính xách tay và điều chỉnh độ lớn (zoom), độ nét (sharpness) trên màn hình giáo viên chắc hẳn sẽ có một bài giảng chất lượng, học trò sẽ có không khí học thoải mái hơn. Thực tế cho thấy nhờ BGĐT mà giáo viên đã tạo ra một không khí khác hẳn so với giờ dạy truyền thống. Học sinh đã tập trung cao để nghe giảng và tư duy nhiều hơn trong các giờ học.
Khi chuyển từ bài giảng truyền thống sang các slide trình diễn, giáo viên thường mang tư tưởng của bài giảng cũ để áp đặt vào. Nghĩa là sẽ trình bày tất cả những gì mình nói và viết vào slide. Điều này hoàn toàn sai lầm vì như thế học sinh sẽ cho rằng giáo viên chỉ nói những điều trong sách, không mở rộng các kiến thức ngoài, đồng thời nội dung trình chiếu sẽ rất dài, học sinh khó có thể ghi chép đầy đủ vào vở để làm tài liệu học ở nhà.Hơn nữa thời lượng tiết học sẽ không đảm bảo.
Vì thế chỉ nên coi slide là nơi chỉ chứa tên bài học, các đề mục và các ý chính phục vụ cho bài giảng. Nếu slide cần hình ảnh minh họa, giáo viên nên tìm kiếm hình ảnh để chèn vào. Công đoạn đưa nội dung vào giáo viên cũng nên lưu ý đến số lượng chữ, màu sắc, kích thước trên các slide. Nhìn vào màn hình giáo viên có nhiệm vụ giải thích kỹ càng và mở rộng kiến thức không nên đọc các thông tin trên bài giảng vì nếu không linh hoạt thì giờ học sẽ biến thành giờ đọc.
Biện pháp 5: Kết hợp linh hoạt giữa BGĐT và bài giảng truyền thống.
Trong giảng dạy với thiết bị dạy học hiện đại chúng ta phải thừa nhận tính khả thi của nó song cũng không thể phủ nhận giá trị của phương pháp dạy học truyền thống.Trong giáo án truyền thống chúng ta trình bày tất cả nội dung bài giảng. Vậy thì đối với BGĐT chỉ gồm một số slide, các slide chỉ chứa từ khóa, hình ảnh vậy làm thế nào mà giáo viên có thể đạt hiệu quả cao trong ài dạy mà không mắc vào những lỗi thường mắc? Để giải quyết việc này, giáo viên phải xây dựng cho mình một đề cương chu đáo, tỷ mỉ, xác định trọng tâm kiến thức, xây dựng các tình huống có thể sảy ra trong tiết học để chủ động về kiến thức. Không quá lạm dụng BGĐT dẫn đến chất lượng bài dạy thiếu chiều sâu cũng không quá tham thuyết trình để dẫn đến việc khiến học sinh thụ động tiếp thu kiến thức. Trong thực tế, giáo viên khi giảng dạy BGĐT còn tham kiến thức nên đôi khi việc điều khiển học sinh hoạt động còn lúng túng( Nhất là giáo viên mới). Để có khả năng kết hợp giữa trình chiếu và điều khiển lớp đòi hỏi giáo viên phải tích cực sử dụng BGĐT ; tích cực tự học, tự bồi dưỡng khả năng của mình để có những giờ dạy thực sự hiệu quả.
Tóm lại: Bài giảng điện tử là phương pháp dạy học hiện đại, nó mang lại cho người dạy , người học những cảm xúc , tình cảm tốt đẹp từ tính ưu việt đã được công nhận- Tuy nhiên, người giáo viên có trình độ, có năng lực phải là người thích khám phá , tìm tòi, thích đổi mới; Biết kết hợp linh hoạt giữa phương pháp dạy học hiện đại và phương pháp dạy học hiện đại một cách khoa học. Một điều tôi muốn khẳng định: Khoa học dù có hiện đại đến đau cũng do con người tạo ra, còn người có thể thay đổi được khoa học nhưng khoa học không thể thay thế được con người. Bởi vậy ,chúng ta chỉ nên coi CNTT là phương tiện hỗ trợ tích cực cho người giáo viên chứ không thay thế được vai trò của người thầy trong xã hội. Hãy biết điều khiển để những phát minh vĩ đại của con người sẽ phục vụ con người tích cực hơn.
IV/. KẾT QUẢ
Sau quá trình nghiên cứu và vận dụng sáng kiến , tập thể giáo viên của nhà trường đã có cái nhìn tổng quan về BGĐT. Sau mỗi tiết dạy, giáo viên cùng nhau thảo luận, góp ý, rút kinh nghiệm và đi đến thống nhất: BGĐT đã góp phần cải tiến rõ rệt chất lượng học tập của học sinh và nâng cao chất lượng nghiệp vụ của giáo viên. Đến thời điểm này toàn thể giáo viên trường THCS Lý Tự Trọng đã quan tâm đến BGĐT và trong năm học 2010-2011 này hầu hết các tiết thao giảng của giáo viên đều sử dụng BGĐT. Đồng thời ban giám hiệu nhà trường cũng đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất cũng như khuyến khích giáo viên sử dụng BGĐT. Điều đó đã cho thấy việc sử dụng BGĐT đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng của học sinh.
Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến như sau( Thời điểm tháng 4/ 2011)
Kết quả khảo sát giáo viên đã soạn giáo án điện tử như sau:
Tổ bộ môn
Nội dung
Tổ xã Hội
Tổ Tự nhiên
1.Cắt một đoạn phim, chèn, kết nối đoạn phim vào bài giảng.
2. Chỉnh sửa, chọn hình ảnh đẹp.
3.Tìm thông tin, tư liệu, đoạn phim phù hợp trên mạng Iternet.Thiết kế bài dạy.
4. Kĩ thuật trình chiếu
V/. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Sau khi xây dựng đề tài , để kết hợp tốt giữa phần mềm Violet và PowerPoint trong một giờ học,tôi rút ra một số bài học sau:
Giáo viên phải có nhiệt huyết, yêu nghề, tận tâm với học sinh.
Giáo viên phải có tinh thần học hỏi, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Đặc biệt, là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phải thường xuyên tiếp cận, nghiên cứu tìm tòi, trao đổi với đồng nghiệp để có kỹ năng hơn trong soạn giảng và sử dụng CNTT .
Giáo viên phải không ngừng học hỏi qua sách báo, mạng Internet để kiến thức cá nhân được mở rộng.
Kết hợp tốt các phương pháp dạy học hiện đại và truyền thống, phát huy tính tích cực của người học, người giáo viên phải sáng tạo và biết hướng dẫn học sinh tìm ra tri thức thông qua hình ảnh, đoạn phim trực quan sinh động.
Thường xuyên, tích cực sử dung BGĐT khi giảng dạy để giúp học sinh và giáo viên làm quen với phương pháp mới này.
Tăng cường dự giờ, thăm lớp, tham gia học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với những đồng nghiệp đi trước.
Thống nhất phương cách khi trình bày một bài giảng điện tử ,nắm chắc quy trình các bứơc để có thể soạn, giảng được một bài giảng điện tử
VI/. KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHI
1. Kết luận:
Với sự phát triển rất nhanh của ngành khoa học và công nghệ đã đem lại những thành tựu to lớn trong mọi hoạt động của con người. Đối với ngành giáo dục, việc vận dụng công nghệ thông tin ( CNTT ) vào giảng dạy đã đem lại một hiệu quả thật tích cực : Thông tin được cập nhật nhanh chóng và chính xác, chuyên môn nhẹ nhàng và khoa học. Hoà nhập với xu thế chung của thời đại, nhằm thúc đẩy tiến trình đổi mới nhà trường theo hướng hội nhập, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ năm học
2. Khuyến nghị:
- Các cấp ủy, chính quyền địa phương,các cấp quản lý giáo dục và tăng cường hơn nữa đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho giáo dục.
- Tăng cường các đợt tập huấn chuyên đề về GAĐT cho toàn thể giáo viên .
- Có biện pháp tích cực khuyến khích cán bộ giáo viên tự học tập nâng cao trình độ tin học và xây dựng ý thức vận dụng CNTT vào dạy học.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi với hy vọng cùng đồng nghiệp có những sáng kiến hay , những bài giảng chất lượng khi sử dụng thiết bị dạy học hiện đại góp phần nâng chất lượng giáo dục của ngành nói riêng và trường THCS Lý Tự Trọng nói riêng. Với tuổi đời , tuổi nghề còn rất trẻ, tôi mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học các cấp để tôi có thể chỉnh sửa và sớm đưa sáng kiến này áp dụng vào thực tế
Xin chân thành cảm ơn.
Trạm tấu , tháng 4 năm 2011
Người Viết
Bùi Cảnh Dương
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách khoa tin học quyển 1-2-3-4 dành cho THCS.
2. Mạng Internet : Các bài giảng điện tử mẫu ( trên trang
3. Tài liệu về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
4. Tài liệu tập huấn tin học.
5. Một số tài liệu tham khảo khác.
.
Mục lục
Phần thứ nhất :Mở đầu :
1-Lý do chọn đề tài .
2-Mục đích nghiên cứu .
3-đối tượng nghiên cứu .
4-Giới hạn phạm vi nghiên cứu ,
5-Nhiệm vụ nghiên cứu .
6-Phương pháp ngiên cứu .
7-Thời gian nghiên cứu .
Phần thứ hai :Nội dung
Chương I/Cơ sơ lí luận của đề tài .
Chương II/thực trạng của vấn đề :
chươngIII/Giải quyết vấn đề .
Phần thứ ba :Kết luận và khuyến nghị .
Tài liệu tham khảo
File đính kèm:
- tailieu-50641-SKKN-TIN-HOC-DUOC.doc