Đề tài Những giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen văn học

Như chúng ta đã biết, ngày nay lứa tuổi mầm non nhân cách và tư tưởng hình thành và phát triển theo chiều hướng nào ? tốt hay xấu điều đó phụ thuộc vào quá trình chăm sóc giáo dục . Bởi vì trẻ em hôm nay là những công dân của thế giới ngày mai. Việc bảo vệ chăm sóc giáo dục là trách nhiệm của nhà trường gia đình và xã hội. Chính vì vậy khi trẻ em đang còn ở lứa tuổi mầm non đó là lứa tuổi rất ngây thơ và trong trắng. Cho nên chúng ta là những người có trách nhiệm tìm biện pháp hữu hiệu để chăm sóc bảo vệ giáo dục trẻ nhằm tạo ra những con người phát triển toàn diện.

 

doc13 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên biểu diễn. Ví dụ: Sau khi kể chuyện tôi hỏi trẻ: Trong câu chuyện có những nhân vật nào ? Có tất cả bao nhiêu nhân vật... Ngoài ra tôi còn tổ chức cuộc thi ghép tranh các nhân vật trong truyện. Cách chơi: Tôi chia trẻ làm hai đội và yêu cầu trẻ ghép tranh các nhân vật trong tác phẩm. Tôi nêu cách chơi, luật chơi. Trước khi vào cuộc thi tôi cho hai đội đếm số và so sánh số lượng bạn của hai đội. Sau khi trẻ ghép tranh xong tôi hỏi trẻ vừa ghép được bức tranh gì ? Các nhân vật này có ở trong câu chuyện (bài thơ) nào... - Lồng ghép bộ môn tạo hình: Để khắc sâu nội dung một tác phẩm vào cuối giờ hoạt động chung tôi thường cho trẻ vẽ các nhân vật hay các hình ảnh mà trẻ yêu thích trong bài thơ, câu chuyện mà trẻ vừa học. Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Hoa kết trái” cuối giờ tôi cho trẻ về góc vẽ lại các loại hoa theo cảm xúc của trẻ. - Lồng ghép môn thể dục: Để tạo tâm thế thoải mái cho trẻ trước khi vào học, hay để chuyển tiếp hoặc kết thúc giờ hoạt động tôi thường tổ chức cho trẻ được vận động dưới hình thức trò chơi. Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Mèo đi câu cá” (tác phẩm đa số trẻ đã biết) tôi chuẩn bị hai con mèo vẽ bằng bìa, mỗi con được cắt rời thành 4 mảnh. Sau khi ổn định tổ chức tôi cho trẻ chơi trò chơi “Thi ghép tranh”. Tôi cho 8 trẻ lên chơi chia thành 2 đội mỗi đội xếp thành 1 hàng dọc. Khi có hiệu lệnh 2 bạn đầu hàng bật qua 3 vòng lên ghép 1 mảnh tranh xong chạy về đập vai vào bạn thứ hai bạn thứ hai tiếp tục bật lên... cứ như vậy đội nào ghép xong trước và đẹp là chiến thắng. Sau khi trẻ ghép tranh xong tôi hỏi trẻ vừa ghép được những nhân vật nào ? Anh em mèo trắng là các nhân vật trong bài thơ gì mà cháu biết ?... Bằng các hình thức tổ chức như vậy tôi vừa có hình thức giới thiệu bài hay vừa tạo cơ hội cho trẻ được vận động. - Lồng ghép môn tìm hiểu môi trường xung quanh Tôi chuẩn bị các con vật, đồ vật, cỏ cây hoa lá, các bức tranh... mang nội dung tác phẩm dang dạy để tạo sự hấp dẫn lôi cuốn trẻ hứng thú tham gia hoạt động, qua đó tôi giúp trẻ hiểu sâu thêm về thế giới xung quanh trẻ, đồng thời tôi kết hợp lồng ghép giáo dục dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho trẻ. Ví dụ: Khi kể câu chuyện “Quả bầu tiên” tôi đọc câu đố về quả bầu cho trẻ đoán, sau khi trẻ đoán tôi hỏi: Các con đã bao giờ được ăn bầu chưa ? Mẹ thường chế biến quả bầu thành những món ăn gì ? Quả bầu cung cấp cho chúng ta những chất gì ? Ăn vào thì sẽ như thế nào ? Sau đó tôi nói với trẻ: Quả bầu là một loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và chất bổ, quả bầu được chế biến nhiều món ăn khác nhau ăn vào sẽ khoẻ mạnh chóng lớn, da dẻ hồng hào nhưng đó là quả bầu thường còn quả bầu ở trong câu chuyện hôm nay cô kể cho lớp mình nghe nó rất khác thường, muốn biết nó khác ở chỗ nào thì lắng nghe cô kể chuyện “Quả bầu tiên”. Bằng cách làm như vậy tôi vừa kết hợp giáo dục dinh dưỡng vừa vào bài nhẹ nhàng gây được sự chú ý của trẻ. - Lồng ghép môn chữ cái: Ngoài việc tích hợp các môn học trên thì việc tích hợp bộ môn làm quen chữ cái vào văn học vô cùng quan trọng nhằm để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ phát âm chuẩn rõ ràng đồng thời qua đây rèn luyện cho trẻ kỹ năng đưa mắt đọc từ tương ứng. Vì thế tôi luôn chú trọng lồng ghép với nhau một cách chặt chẽ. Trước các bộ tranh thơ truyện tôi viết tên tác phẩm bằng chữ in thường, khi dạy tôi giới thiệu từ tôi đọc mẫu và chỉ từ cho trẻ đọc tương ứng 1 : 1 từ trái sang phải sau đó cho trẻ tìm chữ cái đã học và phát âm. Ví dụ: Khi dạy truyện “Cây tre trăm đốt” Sau khi kể diễn cảm lần 1 tôi đưa bộ tranh truyện ra giới thiệu đây là bộ tranh truyện cây tre trăm đốt và cô có từ “Cây tre trăm đốt”. Tôi chỉ vào từ đọc mẫu một lần sau đó tôi chỉ vào từ cho trẻ đọc tương ứng 1 : 1 “Cây tre trăm đốt”. Trẻ đọc xong tôi hỏi bạn nào có thể tìm các chữ cái đã học trong từ “Cây tre trăm đốt”. 5. Cho trẻ làm quen văn học trong mọi hoạt động, ở mọi lúc mọi nơi Trí nhớ của trẻ chưa có chủ định “chóng nhó mau quyên” do đó việc dạy trẻ làm quen tác phẩm văn học không chỉ dừng lại trên tiết học mà việc cho trẻ làm quen ở mọi lúc mọi nơi có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển ngôn ngữ và khả năng cảm nhận văn học cho trẻ. Xuất phát từ những điều đó cho nên tôi thường tổ chức hướng dẫn cho trẻ được làm quen văn học ở mọi lúc mọi nơi như: Trong các thời điểm đón trả trẻ, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, trước khi trẻ ngủ, thời gian vui chơi buổi chiều – vào giờ đón trả trẻ tôi cho trẻ xem tranh truyện thơ, báo hoạ mi, tổ chức các trò chơi dân gian, cho trẻ đọc thơ, đồng dao... Ví dụ: Vào giờ đón, chờ trả trẻ tôi cho trẻ xem truyện tranh hướng dẫn trẻ cách mở sách, hỏi trẻ đó là bộ tranh vẽ câu chuyện gì ? Con có thể nhìn vào tranh kể lại câu chuyện này không ? ... Hoặc động viên trẻ nhìn vào tranh kể chuyện sáng tạo... - Thông qua hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ làm quen với câu chuyện “Quả bầu tiên”. Tôi cho trẻ quan sát lần lượt các bức tranh sau đó tôi hỏi trẻ cháu đoán xem bức tranh này vẽ những ai ? Đang làm gì ? và nói với trẻ tất cả các nhân vật này ở trong câu chuyện “Quả bầu tiên” hôm sau cô sẽ kể. - Để đưa trẻ vào giấc ngủ êm nhẹ sau khi trẻ đã vào nằm ổn định tôi ngâm thơ hoặc đọc các bài thơ êm dịu. - Trong giờ hoạt động góc tôi tổ chức cho trẻ kể lại các câu chuyện, diễn kịch, đọc thơ hoặc tổ chức cho trẻ làm những cuốn sách có nội dung văn học theo chủ điểm... - Vào thời gian vui chơi buổi chiều tôi tổ chức các trò chơi như ghép tranh các nhân vật, thi kể chuyện sáng tạo, đọc thơ diễn cảm hoặc tôi cho trẻ đọc các bài thơ khác do tôi sáng tác hay sưu tầm được. Ví dụ: Để kết hợp giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm tôi sáng tác bài thơ “Bé kể” cho trẻ đọc: ở lớp chúng tôi Vui sao vui quá Mỗi ngày đến lớp Là một niềm vui Cô giáo chăm chiều Ăn ngon ngủ khoẻ Vào giờ ăn nhé Vệ sinh sạch sẽ Bé ngồi thật ngoan Xúc cơm ăn nhé Hôm cá thu lạc Xay nhỏ bạn ơi Chị bò sốt vang Sao mà ngon thế Canh cua cá khế Chua thật là ngon Eau cải hầm xương Nhiều vitamin nhé ở lớp tôi thế Mời bạn đến thăm Về lớp chúng tôi Bạn nào cũng khoẻ. Cũng thông qua hoạt động mọi lúc mọi nơi tôi dùng các bài thơ, ca dao, đồng dao để dạy trẻ giữ gìn vệ sinh văn minh trong ăn uống. Ví dụ: Tôi dạy trẻ thuộc bài thơ “Bảy điều cần nhớ” Thìa là thìa lấy Cỏ bảy điều cần Nhó trước khi ăn Rửa tay sạch sẽ Hai nhai cho kỹ Ba chớ bốc bừa Bốn không cười đùa Năm đừng khạc nhổ Sáu ăn điều độ Bảy nhớ đánh răng Để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tôi luôn sử dụng hợp lý các biện pháp thay đổi các hình thức cho trẻ làm quen tác phẩm văn học, biết linh hoạt, mềm dẻo liên hệ tác phẩm văn học với thực tế để giáo dục trẻ. III. Kết quả Năm học 2004 – 2005 là năm thứ 3 toàn ngành thực hiện chuyên đề làm quen văn học. Qua 3 năm thực hiện chuyên đề cũng như năm 2004-2005 bản thân tôi đã đạt được những kết quả sau: 1. Về trẻ: Qua kiểm tra đánh giá chất lượng của nhà trường lớp tôi luôn được công nhận là lớp có chất lượng cao về môn văn học, trẻ mạnh dạn tự tin nói rõ ràng mạch lạc, biết thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình với mọi người và thế giới xung quanh. Cụ thể: Nội dung Trước đây Sau khi sử dụng biện pháp Trẻ hứng thú tham gia tích cực hoạt động 80% 98% Trẻ phát triển ngôn ngữ, nói rõ ràng mạch lạc, trọn câu 70% 95% Trẻ biết thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình với mọi người và thế giới xung quanh 70% 100% 2. Về phụ huynh: Nhờ công tác tuyên truyền của tôi có sức thuyết phục nên ngay từ đầu năm rất nhiều phụ huynh đã tìm mua các quyển truyện cổ tích, truyện tranh có nội dung phù hợp và hằng ngày tạo điều kiện để đọc truyện cho con nghe, dạy con kể lại truyện... Đặc biệt một số phụ huynh đã tự nguyện sưu tập và đóng góp các quyển truyện tranh cho lớp. Ngoài ra một số phụ huynh còn sưu tầm các nguyên liệu đóng góp cho cô làm đồ dùng dạy học như các quyển lịch sử cũ để cô vẽ tranh, vải vụn để cô may rối... Những phụ huynh được chọn mời tham gia cuộc thi “Bé yêu văn học” thì rất phấn khởi nhiệt tình cùng cô luyện tập và thi có kết quả. 3. Về cô Nhiều năm tôi đã đạt giáo viên giỏi cấp trường và năm học 2004-2005 tôi có tham gia thi và được công nhận là giáo viên dạy giỏi. IV. Bài học kinh nghiệm Qua 3 năm thực hiện chuyên đề làm quen văn học trong trường mầm non bản thân tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm sau: Là một giáo viên mầm non thì trước hết bản thân mình phải thường xuyên học tập bằng nhiều hình thức: Học tại chức, học bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn tham khảo tài liệu chuyên ngành, học hỏi đồng nghiệp để có kiến thức hiểu biết sâu rộng trong chuyên môn. Bên cạnh đó kịp thời cập nhật các thông tin làm phong phú tâm hồn và nâng cao nhận thức về mọi mặt. - Cô giáo phải có tâm hồn cao đẹp, một tấm lòng nhân hậu yêu trẻ thiết tha, hiểu được tâm lý và khả năng nhận biết của trẻ từ đó có biện pháp giáo dục trẻ phù hợp. - Chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ hấp dẫn trẻ, phù hợp với nội dung câu chuyện, bài thơ. - Xây dựng môi trường phong phú thuận lợi, tạo cảm xúc để kích thích trẻ đến với môi trường đó. Đồng thời làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh. - Phương pháp hướng dẫn trẻ luôn có ý tưởng sáng tạo, biết lồng ghép các nội dung một cách hợp lý lôgíc thông qua các hoạt động cũng như ở mọi lúc mọi nơi trẻ được làm quen văn học thật tự nhiên, nhẹ nhàng, không áp đặt trẻ, rèn luyện kỹ năng nghe, đọc, kể cho trẻ. Giáo viên xử lý tốt tình huống sư phạm và biết tạo ra tình huống để trẻ có cơ hội bộc lộ năng khiếu, khả năng nhận biết và sở thích riêng của trẻ. V. Đề xuất Qua thực tế những gì chúng tôi đã thực hiện được, những vấn đề đang thực hiện và chưa thực hiện tôi có đề xuất nhỏ như sau: Tổ chức cho giáo viên tham quan học hỏi ở những trường ngoại tỉnh, trường trọng điểm chất lượng cao nhiều hơn nữa. Đầu tư thêm một số kinh phí để trang bị thêm một số đồ dùng trò chơi phục vụ cho giảng dạy. Trên đây là một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen văn học mà tôi đã rút ra trong quá trình thực hiện tôi mạnh dạn viết ra đây để bạn bè cùng tham khảo rất mong được sự góp ý và xây dựng. Vinh, ngày 25 tháng 4 năm 2005

File đính kèm:

  • docsang kien (mam non ).doc
Giáo án liên quan