Hiện nay hầu như tất cả các trường đều sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Nói đến ứng dụng CNTT thì rất là rộng (như tìm kiếm thông tin thông qua truy cập internet, viết và sử dụng các phần mềm ứng dụng để hỗ trợ cho công tác dạy và học, sử dụng giáo án điện tử để dạy học ) ở bài viết này đi sâu về dạy học bằng giáo án điện tử.
Vậy giáo án điện tử là gì ? Ta có thể hiểu như sau : là giáo án được biên soạn trên máy tính bằng một phần mềm chuyên dụng soạn giảng nào đó ví dụ PowerPoint của Microsoft, sau đó nhờ thiết bị máy chiếu (projector) kết nối với máy tính, để xuất nội dung giáo án ra màn ảnh lớn cho học sinh xem trong quá trình dạy học.
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những điểm cần chú ý khi sử dụng giáo án điện tử vào việc dạy học trên lớp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đèn chiếu có cường độ rất lớn nhìn lâu có thể gây mù lòa nhất là đối với học sinh tiểu học…) Do đó, khi sử dụng đèn chiếu trên lớp, giáo viên cố gắng sắp xếp sau cho có đường học đi lên bục giảng mà không phải vướng dây điện của máy móc, không để học sinh đi ngang qua ánh sáng đèn chiếu.
2.6. Trò chơi trong giáo án điện tử :
Khi sử dụng giáo án điện tử trên lớp thông thường giáo viên thường sử dụng các trò chơi để dạy học. Chủ yếu là ở phần củng cố bài (tất nhiên trò chơi dạy học có thể sử dụng ở các bước) nhằm ôn lại kiến thức đã học và làm cho bài học sinh động hơn, giúp các em thư giản. Ví dụ : Trò chơi ô chữ, tìm ô số bí mật, trắc nghiệm đúng sai, chiếc nón kì diệu… Nhưng khi sử dụng trò chơi giáo viên thường mắc phải một số lỗi sau :
- Một số trò chơi còn nặng nề kiến thức, những câu hỏi đưa ra nhiều em không trả lời được gây ảnh hưởng tâm lý các em. Lưu ý trò chơi cần nhẹ nhàng, thoải mái tránh quá dài để học sinh thư giản sau một tiết học căng thẳng.
Trò chơi này có 11 câu hỏi để tìm hàng ngang và một từ hàng dọc nếu học sinh làm hết thời gian sẽ bao nhiêu. Việc trình bày còn rườm rà.
.
- Một số giáo viên khi đến phần củng cố dùng một hai câu hỏi để hỏi nội dung chính của bài học. Sau đó cho học sinh chơi trò chơi mà nội dung trong trò chơi đó học sinh cũng trả lời lại nội dung bài học mà các em vừa trả lời. Thành ra học sinh trả lời hai lần một nội dung. Vậy nên khi tổ chức chơi trò chơi ở phần củng cố. Giáo viên chỉ sử dụng trò chơi là đủ. (Lưu ý : Nội dung trò chơi là cho học sinh ôn lại kiến thức vừa học, tránh đưa nội dung không trọng tâm, bên ngoài vào).
- Khi dạy học bằng giáo án điện tử giáo viên có lợi thế là các bước dạy có sẵn khó bỏ sót bước nào. Nhưng đó cũng là hạn chế của giáo viên khi tiết dạy hết thời gian muốn bỏ đi một bước rất khó vì phải bấm chuột liên tục cho qua. Do đó khi dạy giáo viên cần có phần dự bị là trò chơi ở phần củng cố. Nếu thời gian chưa hết thì giáo viên cho học sinh chơi (thông thường một trò chơi chiếm gần 5 phút) còn thời gian đã hết giáo viên nên hỏi nhanh một, hai câu hỏi củng cố lại bài và kết thúc bỏ qua trò chơi. Nhưng làm sao để bỏ qua trò chơi ? Tại mỗi trang cuối bài mới, ngay góc cuối chúng ta dùng hình một bông hoa (hay bất cứ hình hoặc biểu tượng nào) và sử dụng kiên kết (Hyperlink) để nối các trang đến trang cuối của bài. Khi dạy hết thời gian ta chỉ cần ta chỉ cần bấm chuột vào bông hoa thi bài sẽ chuyển tới trang củng cố mà bỏ qua trang trò chơi.
Trang cuối bài mới
Trang trò chơi
Trang củng cố
Sử dụng một bông hoa để liên kết với trang củng cố bài
Nút kết thúc để chấm dứt trò chơi và liên kết với trang củng cố bài.
Tên trò chơi
- Ngoài ra khi tạo trang trò chơi giáo viên cũng cần tạo thêm nút kết thúc liên kết với trang cuối để vì một lí do nào đó không thể chơi tiếp được ta có thể nhanh chóng chuyển đến trang cuối bài (như hình trên). Và trên trang trò chơi cũng nên có tên trò chới đó.
Nút kết thúc trò chơi
2.7. Màn hình.
- Trong khi trình chiếu lưu ý đến màn hình : Để như thế nào là hợp lí sao sao cho vừa đẹp mắt lại có thể hiện thị rõ nội dung bài học cho học sinh thấy. Trong lớp học thông thường thì việc dùng bộ giá đỡ của màn hình không hợp lí, vừa cồng kềnh chiếm diện tích vừa mất thẩm mĩ. Hiện nay một số giáo viên treo màn hình trực tiếp lên bảng. Nhưng như vậy màn hình sẽ chiếm gần hết bảng vì diện tích quá lớn của nó. Do đó chúng ta có thể sử dụng một màn hình gọn hơn. (Dùng một mảnh vải trắng có kích cỡ vừa lọt lòng bảng đen. Kích cỡ các chiều tương ứng với kích cỡ màn hình máy chiếu sao đó giáo viên dùng4 viên nam châm đính lên bảng đen) Như vậy khi trình chiếu lên bảng thì sẽ đẹp hơn, và sẽ có phần bảng đen dư ra để giáo viên trình bày nội dung khác…(xem hình dưới)
Màn hình giáo viên treo sát trên bảng đen. Chiếm hết bảng và không đẹp
Màn hình để gọn trong bảng đen. Vừa gọn, nhẹ vừa có phần bảng thừa để giáo viên có thể làm việc khác.
V/ HIỆU QUẢ MỚI
Qua việc thực hiện các biện pháp trên để giúp giáo viên trong trường thực hiện tốt hơn các tiết dạy bằng giáo án điện tử. Kết quả cho thấy giáo viên rất thích thú tìm hiểu, nghiên cứu nội dung bài soạn. giáo viên từng bước có tiến bộ trong việc soạn giáo án điện tử, ít mắc phải những lỗi kĩ thuật cơ bản, làm cho tiết học, hấp dẫn và hiệu quả hơn. Đặc biệt học sinh ham học hơn, tích cực, năng động trong học tập cũng như sinh hoạt vui chơi.
C/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
I. KINH NGHIỆM CỤ THỂ
Sử dụng giáo án điện tử để dạy học là một trong những hướng thay đổi phương pháp dạy học trong nhà trường chúng ta hiện nay. Trong đó, việc giảng bằng các trang trình chiếu PowerPoint đang được các trường bắt đầu thực hiện. Đương nhiên, không phải và cũng không cần thiết biến mọi tiết dạy trở thành giờ học bằng máy tính, cho dù ở trường có đủ khả năng về cơ sở vật chất cũng như các kĩ năng thích hợp cho công việc. Mỗi giáo viên cần chọn tiết học sao cho nếu đưa nó lên trang trình chiếu thì sẽ tận dụng được tối đa ưu việt của máy tính về phương diện cung cấp thông tin cho người học, về tính hấp dẫn của bài giảng, chí ít cũng có hiệu quả hơn bài giảng với bảng viết thông thường. Cần tránh việc chạy theo phong trào để rồi bài giảng thiếu chất lượng, lạm dụng các hiệu ứng trong phần mềm nhất là PowerPoint làm người học bị phân tán sự chú ý. Cũng không nên tầm thường hoá việc dạy bằng PowerPoint. Nhiều người quan niệm trang trình chiếu chẳng qua là thay bảng đen, thậm chí không bằng bảng đen (vì họ không được viết xóa thoải mái như dùng bảng đen). Cái “lí” của họ cũng có thể đúng, bởi vì thực tế, một số giáo viên dạy bằng PowerPoint nhưng cuối cùng học sinh chẳng ghi được gì vào tập, không thu nhận được kiến thức gì quan trọng ngoài sự “thú vị” một cách chung chung!
Sau đây là những kinh nghiệm, biện pháp mà tôi thấy có hiệu quả trong việc tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. đặc biệt là sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy.
1/ Ban giám hiệu cần quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường. Đặc biệt là việc sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy ở mỗi giáo viên
2/ Khi sử dụng giáo án điện tử cần chú ý đến những nguyên tắc trình chiếu và thao tác của giáo viên đã được trình bày ở trên.
II/ SỬ DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Thật sự bài viết này chỉ là vài kinh nghiệm mà nhỏ mà qua nghiên cứu tài liệu, qua thực tế tổ chức chuyên đề, hội giảng ở trường rút ra để cho mọi giáo viên trong trường những người mới nghiên cứu về dạy học bằng giáo án điện tử cùng nghiên cứu. Những ý kiến trên là một phần nhỏ những suy nghĩ của tôi. Qua thực tiễn có một phần kết quả nhưng chưa được hoàn mỹ cho lắm. Nên việc nghiên cứu tìm ra những kinh nghiệm để mọi trường, mọi giáo viên có thể sử dụng giáo án điện tử để datyj trên lớp là việc dành cho tất cả chúng ta, những người làm công tác giáo dục. Mong tất cả các bạn đọc hãy cùng nghiên cứu bàn luận để đóng góp thêm.
Trong công tác giáo dục, việc tạo cho giáo viên áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học muốn thành công hay không thì khi tổ chức, nên thực hiện đến nơi đến chốn. Không nên đầu voi đuôi chuột để rồi không có kết quả. Khi thực hiện Ban giám hiệu phải thường xuyên theo dõi kiểm tra các các phong trào đưa ra, các thành viên, kịp thời điều chỉnh khi có sự chệch hướng.
Những gì viết trong bài này có thể ứng dụng riêng đối với từng cá nhân giáo viên đứng lớp. Đối với tổng phụ trách đội ở các trường khi tổ chức phong trào, công tác đội cũng có thể ứng dụng để tăng sự hứng thú cho học sinh trong các phong trào đội, hội thi. Đối với ban giám hiệu các trường có thể áp dụng nội dung bài viết này để dự giờ, mở chuyên đề và giúp giáo viên trong trường mình được tốt hơn. Điều cần thiết nên tổ chức thành buổi chuyên đề, hay tập huấn cho giáo viên những nội dung trên để giáo viên định được hướng đi trong việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Tất nhiên nội dung bài viết chưa được sâu, và còn nhiều mặt chưa được đề cập đến, việc thực hiện với thời gian ngắn. Nên việc vận dụng cần cố gắng rút thêm kinh nghiệm từ thực tế ở các trường để công việc đạt kết quả hơn.
III/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1/ Kết luận :
Tóm lại trong bài viết này : Đối với những người có kĩ thuật máy tính cao, có thể dùng nhiều thủ thuật trình chiếu phức tạp hơn. Ở đây, là vài cách làm cơ bản, chủ yếu là để phù hợp với trình độ chung của giáo viên (những người có kiến thức tối thiểu về giáo án điện tử mà chủ yếu là phần mềm PowerPoint) có thể thiết kế một bài giảng bằng giáo án điện tử không cầu kì nhưng hấp dẫn và dạy học bằng máy tính có hiệu quả. Chắc chắn rằng, khi chúng ta đã thiết kế nhiều giáo án rồi thì mỗi cá nhân sẽ có đòi hỏi tất yếu là làm sao cho giáo án mỗi ngày một phong phú hơn, hay hơn. Sẽ có hai hướng để cải tiến giáo án cho hay hơn. Hướng thứ nhất phải tích cực tìm tòi, tham khảo tài liệu để có nhiều tư liệu đưa vào giáo án, hướng thứ hai là nghiên cứu thêm các kĩ thuật trong máy tính để ứng dụng cho những trường hợp có ý tưởng về phương pháp dạy học phức tạp hơn. Việc nghiên cứu các phần mềm mô phỏng các thí nghiêm hoặc các hiện tượng trên máy tính cũng là vấn đề phải làm và đó cũng là những “tư liệu” tự tạo làm cho giáo án của chúng ta hấp dẫn hơn. Cần phải nhắc lại một yêu cầu quan trọng đó là sự hấp dẫn của một giáo án dạy học phải được bắt nguồn từ nội dung trình chiếu là chủ yếu, không phải là sự hấp dẫn của những trang quảng cáo hoặc những trang tiêu đề như trên truyền hình.
2/ Kiến nghị :
- Ngành giáo dục các cấp cần ưu tiên trang bị cho mỗi trường một đèn chiếu. tổ chức kiểm tra việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở mỗi trường. Đặc biệt nên mở một chuyên đề về việc sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy để các trường học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Tổ chức hội thi về ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Không cần phải viết những phần mềm phức tạp, nên những cái mà giáo viên sử dụng hàng ngày.
Trên đây là một số vấn đề tôi rút ra trong hoạt động tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở trường học trong năm 2009 - 2010. Trong bài có sử dụng nhiều tư liệu sưu tầm.
Người thực hiện
Nguyễn Hồng Hà
File đính kèm:
- NHUNG DIEM CAN CHU Y KHI SU DUNG GIAO AN DIEN TUVAO VIEC DAY HOC TREN LOP.doc