Ngày nay với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tư vấn tâm lý đã trở thành nhu cầu cấp thiết trong đời sống tinh thần của mỗi người, nhưng nhu cầu này ở học sinh THPT chưa được nhà trường quan tâm và đáp ứng thoả đáng. Vì vậy, người nghiên cứu đã tiến hành đề tài “NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC XÂY DỰNG PHÒNG TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG THPT"
37 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường thông qua việc tổ chức, chỉ đạo, giám sát hoạt động của các tổ chuyên môn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c em rất ít: 20,7%, còn 79,3% chưa bao giờ tham gia tư vấn khi giải quyết vấn đề khó khăn của mình. Cho thấy tư vấn tâm lý trong xã hội tuy có được sự quan tâm của HS nhưng dịch vụ này chưa thật sự phù hợp với điều kiện các em để thu hút HS tham gia vào dịch vụ này.
◘ 85% HS trường THPT xxx nhận thức được hoạt động tư vấn là cần thiết đối với bản thân. Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì phần lớn các em đã ý thức được tầm quan trọng của hoạt động tư vấn tâm lý trong cuộc sống. Đồng thời nó cũng cho thấy một nhu cầu rất lớn về tư vấn tâm lý cần được đáp ứng cho HS phổ thông hiện nay.
◘ Thực tiễn công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường THPT xxx chưa được quan tâm, đáp ứng thỏa đáng. Hiện tại trường THPT xxx chưa có phòng ban tư vấn để trợ giúp cho học sinh.
◘ Các em có nhu cầu tư vấn thông qua việc mở phòng tư vấn tâm lý tại trường là khá lớn (72,9%). Đa số các em cho rằng tư vấn tâm lý tại trường sẻ giải quyết được vấn đề nhanh chóng, hiệu quả, đở ngại hơn đồng thời còn nhận được sự đồng cảm, chia sẻ từ bạn bè.
◘ Hình thức tư vấn tâm lý mà HS mong muốn nhiều nhất là tư vấn trực tiếp tại trường và tư vấn qua điện thoại. Tiếp đến là hình thức tư vấn qua thư từ.
Và kết quả khảo sát được người thích hợp nhất tư vấn tâm lý cho các em là chuyên viên tư vấn.
3.2. Kiến nghị
◘ Về phía Sở Giáo Dục và Đào Tạo:
Cung cấp kinh phí hỗ trợ để xây dựng, trang bị cho phòng tư vấn tâm lý ở các trường phổ thông.
Lồng ghép các kiến thức tâm lý, giới tính và sức khỏe sinh sản vào chương trình học của học sinh phổ thông.
◘ Về phía nhà trường:
- Để giảm bớt áp lực về tâm lý cho HS, nhà trường cần thực hiện tốt công tác hướng nghiệp cho các em, nhất là vào thời điểm làm hồ sơ thi đại học, cao đẳng.
- Cần tổ chức và phát triển mạng lưới phòng tư vấn để trợ giúp học sinh, thỏa mãn nhu cầu tư vấn của các em. Hoạt động tư vấn có thể thực hiện theo nhiều hình thức sinh động tuy nhiên cần chú ý hình thức tư vấn trực tiếp với (nhóm hoặc cá nhân) học sinh và thông qua điện thoại, thư từ.
- Đồng thời tuyên truyền rộng rãi cho mọi học sinh được biết về vai trò của tư vấn tâm lý trong cuộc sống của mỗi cá nhân và tránh những định kiến, kỳ thị đối với người tham gia tư vấn tâm lý.
- Tổ chức bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng tư vấn tâm lý cho giáo viên.
- Cần trang bị tốt về cơ sở vật chất (phòng, bàn ghế, máy vi tính…) giúp cán bộ tư vấn có điều kiện thực hiện tốt công tác của mình.
- Việc tổ chức các hoạt động tư vấn cần có sự phối hợp giữa các hội tư vấn chuyên nghiệp với hội đồng giáo dục nhà trường.
- Cán bộ tư vấn chủ yếu phải là các nhà tư vấn chuyên nghiệp, bên cạnh đó cần kết hợp với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, các cố vấn đoàn.
◘ Về phía giáo viên:
Thầy cô cần dành nhiều thời gian bồi dưỡng, nâng cao kiến thức tâm lý của mình để đáp ứng nhu cầu tư vấn cho học sinh .
Thầy cô cần quan tâm, gần gũi với HS, nhất là những em có hoàn cảnh đặc biệt, những HS luôn có trạng thái căng thẳng. Giáo viên nên giúp đỡ các em với sự nhiệt tình và chân thành.
Giáo viên nên chọn phương pháp giảng dạy theo hướng đem lại cho HS hứng thú và thoải mái trong học tập, tránh gây ra những áp lực cho HS.
◘ Về phía gia đình:
- Cha mẹ cần dành nhiều thời gian để chăm sóc, lắng nghe con cái. Chia sẻ những khó khăn các em gặp phải. Hãy là nền tảng vững chắc để các em có thể tin tưởng dựa vào khi gặp mệt mỏi, áp lực trong cuộc sống, học tập.
Bậc phụ huynh nên trang bị thêm kiến thức gia đình và xã hội để có thể giúp đỡ các em.
◘ Về phía HS:
- Các em nên cởi mở lòng hơn đối với cha mẹ và thầy cô, tạo điều kiện để họ có thể chia sẻ và thông cảm với khó khăn của các em.
- Không nên tự mình giải quyết hết mọi việc, nhất là trong lĩnh vực tình cảm vì các em có thể gặp những sai lầm đáng tiếc.
3.3. Hướng mới cho nghiên cứu tiếp tục của đề tài
Đề tài được tiến hành trong thời gian và điều kiện nghiên cứu có giới hạn nên có nhiều hạn chế và thiếu sót, người nghiên cứu rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô.
Nếu được nghiên cứu tiếp tục, có thể phát triển đề tài theo các hướng sau:
- Mở rộng phạm vi nghiên cứu của đề tài với một số trường THPT trên địa bàn ngoài huyện xxx . Trên cơ sở so sánh, phân tích nhu cầu tư vấn của HS từng vùng để đưa ra “mô hình của phòng tư vấn” phù hợp với đặc điểm tâm lý HS từng vùng.
- Đi sâu vào sự khác biệt về giới tính trong nhu cầu tư vấn tâm lý học đường của HS trung học phổ thông.
- Thiết kế diễn đàn tư vấn tâm lý trong nhà trường dành cho những ai quan tâm tới sức khỏe tâm lý của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại từ điển tiếng việt. Bộ giáo dục và đào tạo trung tâm ngôn ngữ văn hóa Việt Nam. NXB văn hóa thông tin. 2006.
2. Khó khăn tâm lý và nhu cầu tham vấn của học sinh THPT. Dương Thị Diệu Hoa,Vũ Khánh Linh,Trần Văn Thức. Tạp chí tâm lý học, số 2. 2007
3. Lý luận dạy học. Lê Phước Lộc. Trường ĐH Cần Thơ. 2004
4. Phương pháp nghiên cứu khoa học. Châu Kim Lang. Lưu hành nội bộ. 200
5. Tâm lý học. Bùi Ngọc Oánh, Nguyễn Hữu Nghĩa, Triệu Xuân Quỳnh. Trường ĐH sư phạm Tp. HCM. 1996.
6. Tham vấn - một dịch vụ xã hội cần được phát triển ở Việt Nam. Bùi Thị Xuân Mai. Tạp chí tâm lý học, số 2. 2005
7. Tâm lý học xã hội. Bùi Văn Huệ, Vũ Dũng. NXB quốc gia. 2003
8. Thanh thiếu niên và stress. Charmaine Sauaders (Khánh Vân dịch), NXB thanh niên. 2004.
9. Tư vấn tâm lý học đường. Kiến Văn, Lý Chủ Hưng. NXB phụ nữ. 2007.
10. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. Lê Văn Hồng và ctv. NXB giáo dục. 1998
11. Tâm lý học đại cương. Nguyễn Quang Uẩn. NXB ĐH quốc gia HCM. 2003.
12. Tìm hiểu vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong tư vấn tâm lý học sinh một số trường THPT. Nguyễn Thị Trang. Luận văn tốt nghiệp cử nhân sư phạm ĐH Nông Lâm, Tp. HCM, Việt Nam. 2007.
13. Tư vấn tâm lý căn bản. Nguyễn Thơ Sinh. NXB Lao động. 2006.
14. Lời khẩn cầu của học sinh, “Xin đừng gây áp lực cho con”. Như Lịch - Thiên Long, 2007.
15. Tuyển tập tâm lý học. Phạm Minh Hạc. NXB giáo dục. 2002.
16. Hoạt động của phòng tư vấn tâm lý - giáo dục - hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông. Trần Thị Thu Mai, 2007.
17. Tư vấn học đường. Đoan Trúc, 2007.
18. Một học sinh tự tử vì áp lực học tập. Hồng Lân, 2008. http:// www.nld.com.vn
PHỤ LỤC
PHIẾU XIN Ý KIẾN
Để thực hiện đề tài “Khảo sát nhu cầu xây dựng phòng tư vấn tâm lý trong trường học”. Xin vui lòng đánh dấu X vào sự lựa chọn của bạn, hoặc ghi ý kiến của bạn. Xin chân thành cảm ơn.
Câu 1: Tâm lý của bạn hiện tại là?
Câu 2: Bạn thường lo lắng về vấn đề gì?
Câu 3: Bạn giải tỏa tâm lý lo lắng của mình bằng cách nào?
Câu 4: Bạn biết gì về dịch vụ tư vấn tâm lý hiện nay?
Câu 5: Bạn muốn được mở phòng tư vấn tâm lý tại trường của mình không?
PHIẾU XIN Ý KIẾN
Để thực hiện đề tài “Khảo sát nhu cầu xây dựng phòng tư vấn tâm lý trong trường học”. Xin vui lòng đánh dấu X vào sự lựa chọn của bạn, hoặc ghi ý kiến của bạn. Xin chân thành cảm ơn.
Khối…………Lớp…………………..
Tâm lý của bạn hiện tại là:
a. Rất hài lòng và yên tâm b. Về cơ bản là hài lòng
c. Hài lòng và lo lắng pha trộn d. Lo lắng nhiều hơn hài lòng
e. Thường xuyên lo lắng
f. Ý kiến khác
2. Khó khăn mà bạn gặp phải trong cuộc sống là:
Mức độ
Nội dung
Rất khó khăn
Hơi khó khăn
Không khó khăn
Quan hệ với gia đình
Quan hệ với bạn bè
Quan hệ với thầy cô
Học tập, lý tưởng, nghề nghiệp tương lai
Sức khỏe, giới tính
3. Ảnh hưởng của khó khăn tâm lý đến đời sống bạn như thế nào?
a. Rất ảnh hưởng b. Ít ảnh hưởng c. Không ảnh hưởng
4. Bạn chọn cách thức nào để giải tỏa những lo lắng của bạn?
Âm thầm chịu đựng, vì……………………………….…………………………
Tự mình giải quyết theo cách riêng, vì…………………………………………
Tìm hiểu qua các phương tiện thông tin, vì……………………………………
Tự an ủi, làm gì đó, viết nhật ký, vì……………………………………………
Tâm sự với cha mẹ, ông bà, anh chị em, vì……………………………………
Tâm sự với thầy cô, vì…………………………………………………………
Tâm sự với bạn bè, vì…………………………………………………………
Nhờ trung tâm tư vấn, vì………………………………………………………
5. Khi chọn nghề nghiệp cho tương lai, bạn chọn theo:
a. Ý cha mẹ b. Nhu cầu xã hội
c. Sở thích cá nhân d. Theo bạn bè
Sự hiểu biết của bạn về dịch vụ tư vấn tâm lý trong xã hội hiện nay?
Mức độ
Nội dung
Hiểu rõ
Biết mơ hồ
Không biết
Tình yêu hôn nhân gia đình
Học tập
Sức khỏe giới tính
Các nội dung khác: làm đẹp, việc làm, pháp luật…
7. Bạn đã bao giờ tham gia dịch vụ tư vấn tâm lý chưa?
a. Thường xuyên b. Một vài lần c. Chưa bao giờ
8. Lý do bạn không tham gia tư vấn tâm lý (có thể chọn 1 hoặc nhiều câu).
a. E ngại, xấu hổ c. Sợ mọi người biết về vấn đề của mình
b. Không biết địa chỉ tư vấn d. Không có điều kiện trả tiền dịch vụ
e.Ý kiến khác
9. Hoạt động tư vấn tâm lý ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức, hành động của bạn?
Mức độ
Nội dung
Mạnh mẽ
Hời hợt
Không ảnh hưởng
Tình bạn và tình yêu
Học tập và hướng nghiệp
Giao tiếp
Sức khỏe giới tính
10. Theo bạn hiệu quả từ việc được tư vấn tâm lý là? (có thể chọn 1 hoặc nhiều câu)
a. Giải quyết được vấn đề khó khăn mà bạn đang gặp phải
b. Rút ra một số kinh nghiệm sống cho bản thân
c. Mở rộng hiểu biết
d. Ý kiến khác……………………………………………………………………
11. Trường của bạn có mở phòng tư vấn tâm lý chưa ?
a. Có
b. Chưa
12. Theo bạn có nên mở phòng tư vấn tâm lý ở trường của bạn không? Vì sao?
a. Nên mở, vì
b. Mở cũng được, không mở cũng được, vì
c. Chưa nên mở, vì
d. Không cần mở, vì
13. Bạn thích được tư vấn tâm lý theo hình thức nào?
a. Tư vấn trực tiếp tại nhà, vì
b. Tư vấn trực tiếp tại trường, vì
c. Tư vấn qua điện thoại, vì
d. Tư vấn tại khu dân cư, vì
e. Tư vấn qua thư từ, vì
f. Tư vấn qua dịch vụ internet (mail, chat, diễn đàn…), vì
14. Theo bạn hoạt động tư vấn tâm lý trong nhà trường cần thiết đối với học sinh THPT như thế nào?
a. Rất cần thiết
b. Cần thiết
c. Có hay không cũng được
d. Không cần thiết
15. Theo bạn ai là người thích hợp tư vấn tại phòng tư vấn tâm lý của trường?
a. Giáo viên chủ nhiệm, vì
b. Chuyên viên tư vấn, vì
c. Thầy cô phụ trách đoàn, vì
d. Ý kiến khác, vì..........................................................................................
File đính kèm:
- SKQLGD nang cao skhoe tam li cho hs qua viec XD phong tu van tam li cho hs PTCS.doc