Đề tài Một vài giải pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng Chính tả trong phân môn Học vần

Qua các đợt khảo sát chất lượng cũng như kiểm tra định kỳ, tôi đều nhận thấy rằng môn Tiếng Việt các em đạt điểm thấp trong đó phân môn Chính tả là một trong các phân môn thấp điểm nhất.

 Qua xem xét rút ra những lỗi sau : Sai về âm vần, dấu thanh, viết hoa tuỳ tiện và chữ viết không rõ ràng chưa đúng độ cao. Không chỉ ở lớp 1 mà các lớp 2,3,4,5 cũng vậy.Nguyên nhân do đâu ? Bản thân tôi luôn trăn trở và một điều chắc chắn là do từ lớp 1 các em không nắm chắc âm vần và cách ghép âm vần, không nắm chắc luật viết chính tả, chưa hiểu hết ý nghĩa của từ nên trong quá trình viết Chính tả các em sai nhiều. Làm thế nào để tìm ra nhiều giải pháp giúp các em khắc phục những sai sót trên.Mà phải làm từ nền móng đó là việc tìm ra nhiều phương pháp dạy tốt môn Chính tả ngay từ lớp 1 và trong mỗi bài học GV phải tìm mọi biện pháp giúp học sinh nắm chắc cách viết, phát âm chuẩn, nắm được luật viết Chính tả, chiónh vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài: “ Một vài giải pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng Chính tả trong phân môn Học vần”.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2094 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một vài giải pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng Chính tả trong phân môn Học vần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT VÀI GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ TRONG PHÂN MÔN HỌC VẦN I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Qua các đợt khảo sát chất lượng cũng như kiểm tra định kỳ, tôi đều nhận thấy rằng môn Tiếng Việt các em đạt điểm thấp trong đó phân môn Chính tả là một trong các phân môn thấp điểm nhất. Qua xem xét rút ra những lỗi sau : Sai về âm vần, dấu thanh, viết hoa tuỳ tiện và chữ viết không rõ ràng chưa đúng độ cao. Không chỉ ở lớp 1 mà các lớp 2,3,4,5 cũng vậy.Nguyên nhân do đâu ? Bản thân tôi luôn trăn trở và một điều chắc chắn là do từ lớp 1 các em không nắm chắc âm vần và cách ghép âm vần, không nắm chắc luật viết chính tả, chưa hiểu hết ý nghĩa của từ nên trong quá trình viết Chính tả các em sai nhiều. Làm thế nào để tìm ra nhiều giải pháp giúp các em khắc phục những sai sót trên.Mà phải làm từ nền móng đó là việc tìm ra nhiều phương pháp dạy tốt môn Chính tả ngay từ lớp 1 và trong mỗi bài học GV phải tìm mọi biện pháp giúp học sinh nắm chắc cách viết, phát âm chuẩn, nắm được luật viết Chính tả, chiónh vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài: “ Một vài giải pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng Chính tả trong phân môn Học vần”.. II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 1C trường tiểu học Đoàn Nghiên. III. Thực trạng: 1/Thuận lợi : - Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, vở bài tập. - Bài chính tả được viết một đoạn văn một vài khổ thơ trong bài tập đọc đã được học trong tuần. - Khi tập đọc đã được phân tích, rèn đọc từ khó, tìm từ mở rộng ở ngoài bài. - Có nhiều bài điền từ đa dạng giúp học sinh mở rộng vốn từ, từ đó hiểu được nghĩa của từ. - Có thời gian rèn thêm vào buổi học thứ hai trong ngày. 2. Khó khăn: Thông qua những năm dạy lớp 1 trước đây tôi rút ra được học sinh hay sai những âm, vần,dễ lẫn lộn x/s, g/gh, ng/ngh, ai/ay, ui/uôi, iu/iêu/yêu, ưu/ươu, an/ang, ên/ênh do nắm âm vần không chắc, chưa hiểu được nghĩa của từ dẫn đến viết sai. - Còn lẫn lộn giữa thanh hỏi và thanh ngã . - Do phát âm địa phương nói sao viết vậy. Ví dụ : Đi về nói đi dề, hoa huệ nói qua quệ . - Đối với học sinh yếu phụ huynh chưa quan tâm còn phó thác cho giáo viên. III/Biện pháp thực hiện: * Những chuẩn bị cho việc dạy chính tả: 1. Đối với giáo viên: Dự tính trước một số yêu cầu để hướng dẫn học sinh như: . Đồ dùng dạy học phục vụ cho bài chính tả . . Những chữ khó có âm vần học sinh dễ lẫn lộn, những chữ có thanh ngã, hỏi. .Những em nào thường hay viết sai nhiều cần lưu ý. . Giáo viên đọc chuẩn. 2. Đối với học sinh: - Học tốt môn Học vần.Rèn luyện phát âm thật chuẩn. Học từ nào GV phải hướng dẫn các em viết đúng ngay từ đó, tập nói đủ câu, không ngắt ngứ ê a. . Cần xem trước bài sẽ viết chính tả cũng như phần bài tập. . Có đủ bảng con, phấn để rèn viết chữ khó. . Vở bài tập để làm bài. * Để giúp các em để hạn chế các lỗi sai khi viết chính tả tôi thực hiện số biện pháp sau. + Khi dạy phần âm vần, tôi chỉ phát âm thật kĩ, rèn viết trên bảng con nhiều lần chữ ghi âm, ghi tiếng, ghi từ nhằm giúp các em khắc sâu phần đã học, đồng thời qua viết dễ phát hiện những em viết còn hay sai để kịp thời uốn nắn. Ví dụ : bài 25 âm ng - ngh. + Tôi rèn cho các em phát âm phân biệt giữa ng và kết hợp hướng dẫn học sinh tìm và viết đúng những chữ ghi tiếng, ghi từ có âm ng, ngh đứng đầu : - Nga - ngo - ngô, ngu, bẻ ngô, bé ngủ. - Nghe, nghê, nghi : củ nghệ, nghỉ hè, nghi ngờ ... Thông qua bài này và những bài đã học trước tôi nhắc các em nắm chắc luật chính tả ở mức độ đơn giản như : Âm k, gh, ngh, ghép được 3 âm e, ê, i. Âm c, g, ng ghép được 6 âm a, o, ô , ơ, u, ư. Phần trò chơi tổ chức cho các em tìm từ, tiếng có âm e, ê, i hoặc tìm từ, tiếng có âm a,o,ô,ơ, u,ư + Rèn cho học sinh phát âm chuẩn không còn nặng về phương ngữ, và có yêu cầu cao trong ngôn ngữ nói của học sinh, kiên quyết sửa sai kịp thời, không bỏ qua dù là một lỗi nhỏ của các em trong lối nói, cách phát âm hằng ngày. Ví dụ : Viết bài chính tả : "Nhà bà ngoại " Nhà bà ngoại rộng rãi, thoáng mát , giàn hoa giấy loà xoà phủ đầy hiên. Vườn có đủ thứ hoa trái. Hương thơm thoang thoảng khắp vườn. Thường là trong bài này các em hay sai những lỗi sau : ngoại viết ngụa ,thoáng viết tháng , loà xoà viết là sà , hoa viết qua ,hoặc ha ,thoang thoảng viết thang thảng. Đối với những lỗi sai trong mỗi bài chính tả, GV hướng dẫn học sinh phân tích lại ý nghĩa của từ, cụm từ trong văn cảnh của bài viết. tập cho các em tự phát hiện lỗi sai của chính các em và các em phải tự chữa bài, trường hợp số học chậm GV nên hướng dẫn thật kỹ có thể chậm hơn một số học sinh trong lớp bằng mọi biện pháp phải giúp cho học sinh hiểu được nghĩa, nắm được luật viết thì mới chuyển sang từ khác.Sai chữ ngoại viết bà ngoại, sai chữ xoà viết cả từ loà xoà. - Chú trọng phần bài tập điền âm, vần vào chỗ chấm dưới phần viết chính tả, vì thông qua bài tập này giúp học sinh có kĩ năng xác định đúng âm vần mình cần điền. Ví dụ : Bài chính tả " mẹ và cô " có phần bài tập : điền vần uôi hay ươi. Khánh năm t...? , đã theo anh ra vườn t... cây. Nhờ chăm t... nên cây cối trong vườn rất t... tốt. - Trong bài chính tả " Hoa sen " điền chữ g hay gh. Tủ ... ỗ lim, con đường ... ồ ... ề, con ...ẹ, GV gọi một số học sinh nêu lại quy tắc ghép phụ âm đầu với: e,ê,i, o,a,u,ư,ô,ơ.trước khi các em điền vào bài. - Trường hợp học sinh sai âm cuối n/ng. GV phải hướng dẫn cho học sinh hiểu nghĩa của từ, và một số trường hợp viết có n hoặc ng. Ví dụ ; tiếng nói, ... cười, ... vang, ... động,... kêu,... khóc... còn lại là chữ tiến có âm n ở cuối : tiến tới,... lên, ... bộ, tiên tiến, chú Tiến. - uống và uốn. Viết chữ uống ( có ng cuối ) là khi em nghe hiểu là uống một thứ gì đó vào miệng như : uống thuốc, uống nước, uống trà... còn lại là chữ uốn (có n ở cuối ) uốn éo, uốn cong, uốn tóc, uốn lưỡi ... Hay khi nào viết chữ họp, khi nào viết chữ hộp. * Họp nghĩa là tập là tập trung người lại như : hội họp, họp lớp, họp nhóm, họp mặt, họp phụ huynh... * Hộp nghĩa là để đựng việc gì : hộp bút, họp phấn, hộp sữa ... - Dấu thanh khi đọc những từ có thanh ngã nhấn giọng hơi cao một chút để các em và có vài cách giúp học sinh lưu ý để viết đúng dấu thanh. Ví dụ : Khi nào viết nghĩa ( thanh ngã ) chữ nghỉ ( thanh hỏi ) học sinh hiểu được viết " nghĩ " là khi vận dụng trí não để suy nghĩ như : suy nghĩ, ngẫm nghĩ, nghỉ ngơi, nghĩ kế, nghĩ mưu ... còn lại là nghỉ có thanh hỏi : nghỉ hè, nghỉ ngơi ngoài ra tôi còn nhắc HS học thật kỹ các từ khóa có hình minh hoạ để khi cần liên hệ ( trường hợp này hạn chế ). Ví dụ : Bài " Bác đưa thư " Trong bài có từ " mừng quýnh " có số học sinh lúng túng khi viết chữ " qýnh " tôi có thể nhắc chữ quýnh có vần uynh vần này có trong từ " phụ huynh '' ( từ khoá có hình vẽ đã học ở phần vần ) thì lúc bây giờ HS nhớ ra và viết đúng chữ " quýnh '' IV/ Kết quả: Nói chung để học tốt phân môn chính tả và số môn học khác chúng ta phải dạy tốt môn học vần vì môn học vần là môn học khởi đầu giúp học sinh chiếm lĩnh công cụ mới để sử dụng trong học tập và giao tiếp. Vì vậy người GV lớp 1 phải luôn chịu khó và tận tuỵ với học sinh, hãy xem mình như người mẹ của các em động viên khíchlệ đúng lúc kịp thời tạo không khí vui tươi trong học tập thì việc học của các em mới có hiệu quả cao được. Với quan điểm như vậy mà qua các lớp 1 tôi đã dạy trong thời gian qua về điểm viết thường đạt điểm khá cao, riêng trong năm học này tuy chưa kết thúc nhưng chiều hướng tiến bộ của các em thể hiện rất rõ cụ thể kết quả như sau : Thời gian Sĩ số Giỏi Khá T.Bình Yếu Tháng 29 7 7 8 7 Giữa kì I 2 15 10 1 3 Cuối kì I 9 16 10 2 1 Khảo sát của CM cuối tháng 2 29 16 11 1 1 Bản thân tôi sẽ quyết tâm đến cuối năm sẽ xoá hết học sinh yếu ở phân môn chính tả, hướng dẫn các em nắm chắc âm vần đã học, nắm chắc luật viết Chính tả để các em lên các lớp trên học tốt môn Tiếng Việt trong đó môn Chính tả là góp phần rất quan trọng trong quá trình viết văn, làm bài tập điền từ. V /BÀI HỌC KINH NGHIỆM Những kinh nghiệm rút ra trong quá trình dạy học, cần yêu cầu đối với học sinh: Phải thuộc một cách chắc chắn các âm vần. Ở phần âm chú ý những âm: v, r , x, g, gh, ng, ngh, ch, tr ...Ở phần âm chú ý những cặp vần : am, om, en , ăn, ưu, ươu, ươi, ui, uôi, im, iêm, iên, iêng, ên, ênh… Thường xuyên chú ý nghe giảng, thao tác nhanh nhẹn. Học sinh phải có thói quen tự phát hiện lỗi sai và tự chữa bài của mình. Phải có bảng con, phấn viết thường xuyên 100%. Có vở rèn viết đúng đẹp ở nhà để viết vào những ngày nghỉ học ở trường. Sau khi viết, biết tự kiểm tra lại xem còn sai hay thiếu sót gì không, nhất là hay sót dấu thanh. Giáo viên : Dạy chắc, kỹ phần học âm vần. Luôn kiên trì chịu khó hết lòmg vì học sinh. Thường xuyên chấm chữa bài và theo dõi các đối tượng để đề ra biện pháp giúp đỡ, phụ đạo, qui định bài sai phải viết lại nhiều lần trong vở. Kịp thời động viên khuyến khích tạo không khí vui tươi phấn khởi trong lớp. Tổ chức thi viết nhanh, đúng đẹp trong nhóm, trong tổ với nhau. Luôn chú ý rèn phát âm đúng cho các em. Vì đọc đúng thì mới viết đúng được. Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong thời gian qua nên đến nay đa số học sinh có phần hạn chế việc viết sai chính tả nhất là những các em yếu ở đầu năm tôi đã nêu. Rất mong sự góp ý của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp.

File đính kèm:

  • docHOC VAN LOP 1.doc
Giáo án liên quan