Trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước với sự phát triển về mọi mặt đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu giáo dục nhằm đào tạo ra một lớp người năng động, sáng tạo nhằm đáp ứng cho xã hội nguồn nhân lực phục vụ đắc lực cho các mục tiêu kinh tế của xã hội. Trước tình hình trên đòi hỏi phải có một lớp người lao động có đủ năng lực, có tài, có đức để xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. Qua các kì Đại hội Đảng toàn quốc, trong các văn kiện Đại hội Bộ Giáo dục và Đào tạo đều nhấn mạnh rằng: “Cần đổi mới phương pháp giáo dục cho phù hợp với sự phát triển của đất nước, để đào tạo ra những con người năng động sáng tạo có năng lực giải quyết vấn đề”
21 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 8733 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số trò chơi nhằm gây hứng thú học phân môn luyện từ và câu lớp 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thể mỗi học sinh lần lược bốc cả 5 phiếu . Mỗi phiếu chỉ cần nêu 1 cụm từ . Người thứ không được nêu lặp cụm từ của người trước . Hoặc cũng có thể bốc cả 5 phiếu và tiến hành theo nhóm . Nhóm nào tìm được nhiều cụm từ nhất thì nhóm đó thắng .
9. Trò chơi: “ĐẶT CÂU VỚI TỪ CHO TRƯỚC”
* Mục đích:
- Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu đúng nội dung, đúng ngữ pháp.
- Luyện phản ứng nhạy, tác phong nhanh nhẹn
* Chuẩn bị:
- Các từ cần sử dụng để đặt câu thuộc chủ đề đã học.
-Số học sinh tham gia không hạn chế.
*Cách tổ chức :
Giáo viên nêu ra một từ cần đặt câu và chỉ định một học sinh bất kì đứng lên đặt câu .Nếu học sinh đặt câu đúng ,GV sẽ đưa ra một từ khác và HS sẽ chỉ định người tiếp theo đặt câu . Ai không đặt câu được hoặc đặt câu sai sẽ nhảy tại chỗ 5 lần.GV sẽ chĩ định người kế tiếp.
Hết thời gian chơi, nhóm nào ít bị nhảy hơn sẽ thắng cuộc.
Trò chơi này được sử dụng.Bài 2 Tuần 20.
10. Trò chơi: “ HỎI ĐỂ ĐOÁN TỪ”
* Mục đích:
- Luyện óc quan sát, nhận xét nhanh nhạy.
- Luyện kĩ năng đặt câu hỏi để lấy thông tin.
* Chuẩn bị:
- Một số mẩu giấy hoặc mảnh bìa để ghi từ.
* Cách tổ chức:
- Người chơi chia theo từ cặp hoặc theo 2 nhóm. Mỗi người hoặc nhóm chơi đều có các bìa ghi từ theo 2 bộ khác nhau.
- Từ người ( hoặc nhóm) chơi sẽ đố và ghi lại từ, người nhóm kia sẽ hỏi, đoán và đổi vai cho nhau.Hết giờ chơi, người hoặc nhóm nào được nhiều bìa ghi từ hơn sẽ thắng.
* Trò chơi này áp dụng các bài: tuần 21, tuần 23, tuần 30.
11. Trò chơi: “ AI TÀI ĐỐI ĐÁP?”
* Mục đích:
- Ôn luyện kĩ năng nói viết câu đúng mẫu Ai là gì ?
- Luyện khả năng nhận xét nhanh, tác phong nhanh nhẹn.
* Chuẩn bị:
GV chuẩn vị một số từ ngữ (danh từ, ngữ danh từ ) phù hợp với các chủ đề từ ngữ ở lớp 3 để phục vụ cho việc dạy các bài tập đặt câu theo mẫu Ai là gì ?
* Cách tổ chức :
Những người chơi chia thành 2 nhóm ( A,B ) luân phiên nhau:Nhóm A nêu vế Ai ? nhóm B trả lời là gì ? cho phù hợp, sau đó đổi ngược lại , nhóm B nêu , nhóm A trả lời . Mỗi lượt nêu hay trả lời đúng , mỗi nhóm đều được tính 1 điểm. Nhóm nào có người nêu sai hay trả lời sai , nhóm đó bị trừ 1 điểm. Hết giờ chơi, nhóm nào được điểm cao hơn sẽ thắng cuộc.
*Trò chơi này áp dụng các bài tập: BT2,BT3,tuần 2,BT3 tuần 4.
12.Trò chơi: “ AI NHANH, AI ĐÚNG”
* Mục đích:
- Luyện kĩ năng sử dụng đúng dấu câu.
- Rèn tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, đoàn kết khi tham gia chơi.
* Chuẩn bị:
-Câu văn, có chổ trống cần điền dấu câu.
- Phấn ( hoặc bút ) khác màu .
* Cách tổ chức:
- Chia thành 2 nhóm chơi
Mỗi nhóm có số học sinh tương ứng với số dấu câu cần điền.
- Khi nghe giáo viên yêu cầu xong, nhóm chơi phải đọc đoạn văn xác định nhanh những chỗ cần điền dấu câu rồi lần lượt từng học sinh mỗi em điền 1 dấu vào những chỗ cần điền trong đoạn văn. Những chỗ điền các dấu chấm thì chữ cái tiếp sau phải được viết hoa cho đúng. Nhóm nào điền dấu câu dúng và nhanh nhất sẽ thắng cuộc
*Trò chơi này có thể sử dụng cho các bài: BT3 tuần 13; BT3 tuần 16; BT2 tuần 22.
13.Trò chơi: “XẾP TỪ THEO NHÓM”
* Mục đích:
- Nhận biết nét nghĩa chung của từ.
- Rèn trí thông minh, khả năng phân tích, khái quát nhanh các nghỉa của từ.
* Chuẩn bị:
- Các từ trên được ghi thành bảng, photo thành nhiều bản chia cho người (hoặc nhóm) tham gia chơi
- Mỗi người (hoặc nhóm) chơi đều có một bảng từ và bút để đánh dấu các từ theo nhóm (đánh số 1,2,3…)
* Cách tổ chức:
- Số lượng người chơi:từ 2 đến 4 người (hoặc nhóm) chơi.GV phát cho mỗi người (hoặc nhóm) chơi 1 bảng từ,nêu luật chơi.
-Mỗi người chơi (hoặc nhóm chơi) đọc từng từ trong bảng từ ,rồi dùng bút đánh dấu các từ trong bảng theo nhóm (1,2,3..).
- Hết thời gian quy định ( khoảng 3 phút) , cá nhân (nhóm) nào phân loại được đúng và nhanh sẽ được tính điểm và được khen thưởng ( mỗi từ phân loại đúng sẽ được tính 1 điểm). Và đội nào được nhiều điểm sẽ thắng cuộc.
Trò chơi này có thể áp dụng BT2,tuần 4 ;BT1 tuần 8 ;BT1 tuần 11 ;BT1 tuần 20.
III. HIỆU QUẢ
1. Về phía học sinh :
Tổ chức trò chơi như đã nêu trên khi dạy bài mới hay khi ôn tập là tạo điều kiện và là động cơ để học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác,sáng tạo và nhận thức sâu sắc.
Thông qua trò chơi học tập xây dựng được cho mình thói quen tìm hiểu kĩ càng có mục đích, có khoa học các vấn đề xung quanh, chuẩn bị tốt bài học trước khi lên lớp để có lời trình bày hợp lí hấp dẫn người nghe.
Thông qua trò chơi giúp học sinh phát huy năng lực, năng khiếu mà các em chưa thể hiện được ở các môn khác.
Ví dụ: Năng lực về phân tích, quan sát, xử lí tình huống hay năng khiếu vẽ,óc sáng tạo hay một số đồ dùng quen thuộc.
Học sinh được trình bày những điều “mình tự khám phá” nên cảm thấy vinh dự trước các bạn, đó cũng là một động cơ để khuyến khích, khêu gợi cho các em có ý thức học tập, làm việc tốt hơn.
Khi cùng nhau chơi, học sinh mạnh dạn hỏi bạn những vấn đề chưa rõ ràng (mà không dám hỏi giáo viên) do đó những nội dung học tập đưa ra được một cách đầy đủ, cặn kẽ, cụ thể hơn.
Khi học bằng cách “chơi các trò chơi” học sinh rất chăm chú (vì thích chơi và hiếu kì) do đó hình ảnh, những lời nói, những kiến thức được đề cập đến giúp các em khắc sâu hơn.
Đôi khi học sinh đưa ra các ý tưởng, những kinh nghiệm sát với thực tế mà ở sách giáo khoa chưa đề cập đến và như vậy qua trò chơi học sinh được trang bị thêm kiến thức sống.
Trò chơi còn khắc phục tính nhát của học sinh, tập cho học sinh trình bày những vấn đề trước tập thê đông người.
2. Về phía giáo viên:
Giáo viên không phải truyền đạt nhiều kiến thức mà chỉ cần hướng dẫn tổ chức và là cố vấn cho học sinh trong trò chơi thực tập.
Suốt thời gian học sinh chơi giáo viên chỉ cần theo dõi, ghi nhận mặt tốt của học sinh, bổ sung thiếu sót cho các em.
Qua trò chơi giáo viên có điều kiện kiểm tra, nắm được tình hình học tập của học sinh một cách nhanh và chính xác.
Giáo viên có thêm một hình thức giảng dạy mới ngoài các hình thức học nhóm, học cá nhân, học cả lớp…
3.Chất lượng giảng dạy:
Nhờ áp dụng trò chơi trên vào giảng dạy,cho nên học sinh lớp 3/2 mà tôi đang phụ trách đã có nhiều chuyển biến rõ rệt.
- 100% học sinh thích học môn luyện từ và câu.
- Không khí trong những giờ học trở nên sôi nổi hơn, học sinh rất tích cực, các em chuyển từ thụ động sang chủ động chiếm lĩnh kiến thức, thích thú với những hình thức học tập mới lạ. Ngoài ra những kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp của các em phát triển vượt bậc. Những học sinh giỏi thì ngày càng tự tin năng động, có trách nhiệm cao trong việc học tập còn những học sinh thụ động thì trở nên tích cực hơn, bắt đầu biết chia sẻ, hợp tác với các bạn để hoàn thành một nhiệm vụ học tập.
- Với những kết quả trên tôi thấy rất vui mừng phấn khởi, hài lòng. Tuy đạt kết quả như vậy, nhưng tôi không lấy làm điểm dừng mà còn phát huy hơn nữa, nhằm tìm ra nhiều điểm mới, để nâng cao hiệu quả trong giảng dạy cho bản thân, cho đồng nghiệp trong khối cùng đạt đến mục tiêu chung.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua vận dụng thực tế, tôi thấy nhiều giáo viên vận dụng tốt vào khâu chuẩn bị, hướng dẫn và tổ chức cho các em chơi các trò chơi trên một cách thường xuyên, các em sẽ thực hiện rất tốt, giờ dạy sôi nổi, hứng thú và đạt hiệu quả rõ rệt.
Mọi hoạt động trong giờ học đều do học sinh làm chủ. Qua đó khích lệ các em phát triển năng khiếu, năng lực, hạn chế tính ỷ lại, nhút nhác nơi học sinh.
Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong giờ học của học sinh Tiểu học,. Trò chơi học tập tạo không khí vui tươi , hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở trẻ.
Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học toán là vô cùng cần thiết.Các trò chơi này còn giúp các em sáng tạo hơn trong cuộc sống, vận dụng hiểu biết của mình vào giờ học một cách phù hợp.Giúp các em tự tin hơn ,có cơ hội tự khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong học tập.Tình cảm bạn bè củng chuyển biến tốt hơn qua trò chơi.
Việc ghi điểm tốt khi học sinh chơi cũng đạt hiệu quả hơn. Mỗi giờ học giáo viên có thể kiểm tra, đánh giá, cho điểm ít nhất 1/3 lớp .
Sau khi tổ chức chơi, giáo viên bảo quản tốt các dụng cụ, tranh ảnh đã chuẩn bị có thể dùng nhiều năm.
Để tổ chức trò chơi nói trên giáo viên cần chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp, tự đề ra các tình huống sư phạm để có thể ứng xử nhanh trong tiết dạy.
Giáo viên phải có kiến thức vững vàng, hiểu biết rộng có như vậy mới chủ động giải quyết câu hỏi bất ngờ do học sinh đặt ra.
Tuy nhiên trò chơi trên chỉ đạt hiệu quả khi: Giáo viên có sự chuẩn bị các đồ dùng dạy học. Học sinh tích cực tham gia.
II. KẾT LUẬN
Trên đây là những điều tôi rút ra được từ trong thực tiễn giảng dạy của mình trong năm học này và mong muốn sẽ làm tốt hơn trong các năm học tới. Tuy là những kinh nghiệm đơn giản nhưng đã có tác dụng rõ rệt trong mỗi giờ học cũng như trong suy nghĩ của các em học sinh.
Trong khi trình bày sáng kiến sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, mong quý đồng nghiệp giúp đỡ, nhận xét bổ sung, góp ý kiến để tôi có những sáng kiến kinh nghiệm hoàn chỉnh hơn giúp nâng cao kết quả học tập cho học sinh trong phân môn luyện từ và câu nói riêng và những môn học khác nói chung. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo. Để giúp đỡ tôi hoàn thành tốt hơn nữa trọng trách của người giáo viên trong “sự nghiệp trồng người”.
Tân Hiệp, ngày 23 tháng 01 năm 2013
Người viết
Lê Thị Lài
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC
File đính kèm:
- Mot so tro choi nham gay hung thu hoc phan monluyen tu va cau lop 3.doc