Qua thực tế giảng dạy hàng ngày bản thân tôi nhận thấy rằng những học sinh học tốt phân môn học toán thì bất kỳ môn học nào trong chương trình học thì em đó đều nắm chắc kiến thức một cách trọn vẹn. Do đó để học sinh học chắc môn Toán ở bậc Tiểu học thì người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là yêu cầu cần thiết có tính bắt buộc, mà mọi giáo viên phải đầu tư tìm tòi đề ra biện pháp phù hợp với tình hình học sinh của mình
6 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số suy nghĩ về phát huy năng lực học tập của học sinh trong tiết dạy xây dựng khái niệm mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh phương pháp học môn Toán theo hướng tích cực chủ động phát hiện và hoàn thiện kiến thức.
* Về mặt cơ sở lý luận:
Vậy đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là thế nào?
Như chúng ta đã biết đổi mới phương pháp dạy học là tích cực hóa hoạt động của người học. Tích cực ở đây là tích cực họat động nhận thức đó là một hoạt động đặc trưng bởi sự khát vọng học tập, sự bùng nổ về mặt trí tuệ với nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức cho bản thân.
Tích cực là người học chủ động trong toàn bộ quá trình tìm tòi phát hiện và giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới sự hướng dẫn tổ chức của giáo viên.
Dạy học tích cực hoá nhằm tăng cường hoạt động học tập của học sinh dựa trên nguyên tắc “giáo viên giúp học sinh tự khám phá kiến thức trên cơ sở tự giác và được tự do suy nghĩ, tranh luận, đề xuất vấn đề và hướng giải quyết vấn đề đàn nghiên cứu cụ thể là: học sinh tự tìm hiểu, phát hiện và giải quyết vấn đề trên cơ sở tự giác và tự do tìm tòi, được tạo khả năng và điều kiện chủ động trong học tập.
Trong quá trình dạy học tích cực hoá tuân theo một quy trình là: “Giáo viên giao cho học sinh một nhiệm vụ tiềm ẩn vấn đề, qua kiến thức và kinh nghiệm có sẵn mà học sinh có ý thức về vấn đề cần nghiên cứu giải quyết. Học sinh tự tìm tòi, trao đổi với nhau về cách suy nghĩ đề giải quyết vấn đề. Giáo viên giúp học sinh hợp thức hoá kiến thức mới, học sinh ghi nhớ và vận dụng để trở thành kiến thức bản thân.
* Về mặt cơ sở thực tiễn:
Thực trạng trong học tập phân môn Toán trong nhà trường Tiểu học nói chung và lớp 3 do tôi phụ trách giảng dạy nói riêng tôi nhận thấy rằng học sinh học Toán còn yếu, phương pháp học tập chưa rõ ràng, còn thụ động trong tiếp thu bài, không muốn hoặc chưa hiểu bản chất vấn đề đang nghiên cứu, cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu còn hạn chế. Vì vậy kiến thức hỏng càng nhiều, kỹ năng giải bài tập yếu, nhất là những bài tập có tính chất tổng hợp kiến thức. Trong khi đó yêu cầu của dạy học phải thay đổi phương pháp theo hướng tích cực. Một trong dạng cơ bản của phân môn Toán bậc Tiểu học là xây dựng khái niệm mới. Chính vì thế nên tôi chọn đề tài “phát huy năng lực học tập của học sinh trong tiết dạy xây dựng khái niệm mới”.
Biện pháp cụ thể:
Tìm hiểu tình hình học sinh.
Năm học 2005-2006 bản thân tôi được phân công giảng dạy lớp 3B.
Tổng số học sinh: 38 em, trong đó có: 20 nữ ( đều nằm trong một độ tuổi).
Học sinh phân bố đều trên trên 12 địa bàn dân cư. Xóm Nam, xóm Cồn, xóm Me, xóm Hội, xóm Đồng, xóm Môn, xóm Dinh, xóm Đình, xóm Chùa, xóm cồn Két, xóm Chợ, xóm Cầu, xóm Bến.
Kết quả khảo sát đầu năm:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
7
10
17
4
18,2%
26%
45,4%
10,4%
Số em có phẩm chất tư duy: 7 em.
Số em có thể rèn luyện : 27 em
Số em hỏng kiến thức : 4 em
Qua theo dõi quá trình giảng dạy.
Hầu hết học sinh có ý thức học tập, một số em khá nghiêm túc tự giác học bài và làm bài.
Một số học sinh học theo kiểu đối phó, làm bài tập còn ghi ở sách giải
( em Thông, em Thanh Phương)
Tìm hiểu thực tế.
Nhà trường đã có chủ trương để nâng cao chất lượng dạy học như bồi dưỡng học sinh giỏi giúp đỡ học sinh yếu.
Đièu kiện để dạy phân môn toán dược nâng cao như có đủ đề cương dạy toán, mô hình, tranh vẽ...
Nhà trường triển khai các chuyên đề về phương pháp dạy toán.
Về địa phương nhiều gia đình đã quan tâm đến việc học tập của con em mình.
Các bước trong quá trình dạy học theo hướng tích cực.
Chuẩn bị:
Học sinh.
Đầy đủ dụng cụ theo yêu cầu của tiết học.
Học thuộc bài củ và giải các bài tập theo yêu cầu của giáo viên.
Chuẩn bị bài mới vào vở chuẩn bị bài.
Trả lời được các câu hỏi của bài củ có liên quan đến vấn đề nghiên cứu .
Giải quyết kiến thức mới mà giáo viên yêu cầu .
Giáo viên :
chuẩn bị tốt các thiết bị theo yêu cầu của bài.
chuản bị bài soạn tốt .
Thâm nhập sách giáo khoa hiểu được ý đồ của sách để chọn kiến thức cơ bản áp dụng phương pháp dạy học tích cực vạch sơ đồ liên kết giữa kiến thức đã chọn và kiến thức khác.
2-Xây dựng chiến lược dạy kiến thức chọn bằng phương pháp tích cực,cần có hệ thống câu hỏi thích hợp,có bài tập để dẫn dắt học sinh đi đến kiến thức mới.
3- Vạch kế hoạch cho việc nghiên cứu các kiến thức liên quan
4- Nên bổ sung bài tập và bì tập hoàn thiện kiến thức nếu có .
b-Hình thức tổ chức :
*Nhiệm vụ của giáo viên:
- Đưa ra câu hỏi bài tập định hướng học tập của học sinh .
- Khéo gợi ý để ba loại đối tượng cùng tham gia nghiên cứu tranh luận.
- Tổ chức học sinh tự làm việc hoặc thảo luận để di đến kiến thức mới hoặc phương án giải quyết vấn đề cần nghiên cứu .
- Hướng dẫn học sinh sử dụng tốt sách giáo khoa để phát biểu xây dựng bài.
- Đánh giá hoạt động của học sinh.
* Nhiệm vụ của học sinh.
- Tự giác , tích cực chủ động học tập theo yêu cầu của giáo viên đảm bảo các yêu cầu sau:
- Trả lời câu hỏi thực hiện các bài tập hoặc hướng giải quyết bài tập đó.
- Đặt câu hỏi ngược lại khi gặp khó khăn ( kiến thức bị quên không xác định được phương pháp giải, đường lối nghiên cứu).
- Báo cáo kết quả tự giải hoặc kết quả chung của nhóm.
Để giải quyết tổ chức tốt phương pháp dạy học theo hướng tích cực cần sữ dụng tốt, linh hoạt các phương pháp như: Nêu vấn đề, kiến tạo kiến thức giảng luyện, giảng dạy trên cơ sở học sinh có sách giáo khoa để giúp học sinh có động hình chủ động nhất trong họat động học tập, nằm tối đa hoá sự tham gia tích cực người học, tối thiểu hoá sự áp đặt cao thấp của người dạy, phát huy cao nhất lhả năng tự học của từng đối tượng.
c- Hướng chuẩn bị bài mới:
+ Soạn bài trước một ngày để ra câu hỏi bài tập về nhà cho học sinh theo các yêu cầu sau:
Những câu hỏi, bài tập học sinh tự giải quyết được.
Câu hỏi bài tập học sinh chưa giải quyết được song học sinh có phương án riêng để giải quyết.
Ra bài tập cho đủ các loại đối tượng- giỏi- khá- trung bình- yếu.
Ví dụ: áp dụng phương pháp trên cho tiết dạy: 86 chu vi hình chữ nhật.
Mục tiêu:
Học sinh nắm được quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình chữ nhật(biết chiều đà chiều rộng của nó) và làm quen với giải toán có nội dung hình học( liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật).
Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
Đồ dùng dạy học:
Vẽ sẵn một hình chữ nhật kích thước 3dm, 4dm và ghi sẵn bài tập 3 vào2bảng phụ. 2dm
Các hoạt động dạy học chủ yếu. M 2cm N
Xây dựng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật. 4dm
- Giáo viên có thể nêu bài toán đã biết:
- Cho hình tứgiác MNPQ với kích thước 3cm
như hình bên. Tính chu vi hình tứ giác đó.
Muốn tính chu vi hình tứ giác ta làm thế nào? P 5 dm Q
Cho một học sinh nhắc lại và nêu cách tính?
Chu vi hình tứ giác MNPQ là: 2+3+5+4 = 14 dm
( lấy số đo các cạnh cộng với nhau)
Từ đó liên hệ sang bài toán: Cho hình chữ nhật ABCD có chiều dài4dm,chiềurộng3dm.
Tínhchuvihìnhchữnhật A 4cm B
Giáo viên vẽ hình lên bảng rồi hướng dẫn học
sinh thảo luận tìm cách tính chu vi hình chữ nhật.
Chu vi hình chữ nhật là: 3cm
4+3+4+3 = 14 dm.
Từ đó giáo viên hỏi học sinh? C D
Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào?
Học sinh có thể nêu quy tắc.
“ Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều ( cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.
Ghi chú: Hình vẽ trên bảng cô lấy đơn vị đo là đề xi mét còn trong sách giáo khoa lấy đơn vị đo là xăng ti mét.
Các con lưu ý: “ cùng đơn vị đo, chẳng hạn không được lấy chiều dài 3m cộng với chiều rộng 200cm mà phải đổi 200cm = 2 m hoặc 3m = 300cm. Rồi mới thực hiện quy tắc tính chu vi.
+ Cách ghi phép tính ở bài giải toán phải là:
Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
( 3+4) x2 = 14 (dm)
( tên đơn vị để cuối cùng trong ngoặc)
Thực hành:
Bài1: Cho học sinh nêu yêu cầu của bài.
Yêu cầu học sinhvận dụng trực tiếp công thức tính chi vi để tính
kết quả.
Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào? Một em lên bảng làm cả lớp làm vào vở. Nhận xét bổ sung chẳng hạn.
Chu vi hình chữ nhật là
( 10+5) x 2 = 30( cm)
Đáp số: 30 (cm)
b)Đổi 2dm = 20 cm
chu vi hình chữ nhật là:
( 20+13) x 2 = 66 (cm)
Đáp số: 66 (cm)
Bài2: Học sinh đọc bài trước.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán bắt ta tìm gì?
Muốn tính chu vi mãnh đất đó ta làm thế nào?
1 em lên bảng tóm tắt và tìm cách giải. Cả lớp làm vào vở. Nhận xét bổ sung.
Bài giải: chu vi mảnh đất hình chữ nhật là:
(35 + 20) x 2 = 110 (m)
Đáp số: 110(m)
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu bài toán
Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.
Chia lớp thành 2 đội: Thảo luận tìm đáp án đúng nhanh để khoanh vào chử đặt trước câu trả lời đúng và cho biết vì sao các con cho đáp án c là đúng.
Cũng cố dặn dò: Hệ thống lại bài, giao việc về nhà, làm bài tập ở vở bài tập toán.
III Kết luận- bài học kinh nghiệm:
Trên đây là nhận thức là suy nghĩ của bản thân tôi về dạy học theo hướng tích cực hoá. Sau một thời gian thực nghiệm tôi thấy tôi thấy rằng các em học tập hứng thú hơn và bước đầu đạt được kết quả cần phấn đấu, chính sự tích cực học tập của các em nên các em có niềm tin vào khả năng của mình sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới.
Kết quả đạt được cuối học kỳ1
Chấtlượng
Số lượng
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
38
10
26
14
37
14
37
0
0
Kết quả khảo sát: Giỏi:
Khá:
T. B:
Có học sinh có năng lực học toán.
Số học sinh có thể tiến bộ.
Bài học kinh nghiệm.
Cần áp dụng phương pháp này một cách linh hoạt cho từng tiết dạy, bài dạy cụ thể.
Cần giao nhiệm vụ vừa sức cho từng loại đối tượng học sinh.
Thường xuyên theo dõi kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Sáng tạo kết hợp các phương pháp có hiệu quảnhư: Nêu vấn đề,sách giáo khoa,đàm thoại gợi mở và thuyết trình đúng lúc gây niềm tin cho học sinh.
Trên đây là một số ý kiến về dạy học theo hướng tích cực hoá mà tôi đã nghiên cứu tài liệu và đã trải qua một bước thực nghiệm. Song bước đầu vẫn còn lúng túng, cần cải tiến bổ sung. Rất mong sự đóng góp của các thầy các cô, các bạn đồng nghiệp nhàm giúp tôi có phương pháp dạy học môn toán ở bậc tiểu học tốt hơn giúp học sinh đạt kết quả cao hơn.
Quảng Thuận ngày 30 tháng 4 năm 2006
Người viết
Trần Thị Ngọc
File đính kèm:
- MOT SO SUY NGHI VE PHAT HUY NANG LUC HOC TAP CUA HOC SINH .doc