Trong xã hội hiện đại ngày nay cùng với xu thế phát triển của toàn toàn cầu phần lớn luôn lo nghĩ làm giàu và tính kế sinh nhai nên phần thời gian để lo cho sự hình thành và phát triển của con nhỏ là rất ít.
Cùng với sự phát triển của nguồn thông tin đại chúng, luôn kích động đến tâm hồn trong sáng của trẻ thơ song với lứa tuổi mầm non hầu hết các cháu chưa phân biệt Thiện - ác, tốt – xấu mà chỉ bắt chước theo cảm tính.
Cùng với yêu cầu của ngành giáo dục cũng như yêu cầu của bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi theo những tiêu chí, chỉ số cụ thể chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài.
17 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1913 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài : Một số phương pháp giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vị trẻ nếu một đồng nghiệp dù làm rất nhiều công việc và đều đạt được kết quả nhưng lại không được thừa nhận, ngược lại cũng là một đồng chí làm việc hiệu quả kém hơn và đôi khi lại ỷ nại vào người khác mà lại được khen thì ta cũng sẽ nghĩ gì? ta sẽ có phản ứng gì? tôi cứ làm như vậy nên việc nêu gương - khen thưởng trẻ đạt hiệu quả
rất cao trong năm học.
Với phương pháp: Giáo dục phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi, không làm mất đi tính hồn nhiên của trẻ.
Như các đồng chí đã biết với trẻ mầm non thì chúng còn nhận thức nặng về cảm tính, trực quan, là tuổi thích hoạt động, vui chơi, ca hát, thích có bạn, thích được khen.... Chúng ta những người giáo viên mầm non ai cũng được học, được tập huấn hay đọc tài liệu về GDMN lúc nào cũng có nội dung chốt: “Giáo dục trẻ phải phù hợp với lứa tuổi”. Trong các nguyên tắc hay các phương pháp tôi đã phân tích ở trên như yêu thương trẻ, tôn trọng trẻ, trú trọng động viên khuyến khích, nêu gương khen thưởng chính là những phương pháp phù hợp với tâm sinh lý của trẻ. Trong đó phương pháp giáo dục phải phù hợp với lứa tuổi là một phương pháp tiên quyết, quyết định đến việc dạy và học. Chẳng hạn với trẻ ở đối tượng nhóm trẻ là gì? Hoạt động với đồ vật là chủ đạo, đến 3 tuổi trẻ lại có mốc lớn đó là “Khủng hoảng tuổi lên ba...” trẻ 4, 5 tuổi chúng bắt đầu có ý thức và học một số hành vi của người lớn và đặc biệt ở năm học này năm học 2013 – 2014 phòng giáo dục đã đưaa việc thực hiện đánh giá trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, việc thực hiện bộ chuẩn giúp cho các nhà giáo, phụ huynh nắm bắt được để giúp cho trẻ phát triển và hình thành những hiểu biết sơ dẳng và không bắt trẻ làm những công việc mà trẻ chưa có thể làm được hay chính là không được bắt trẻ làm quá sức của mình với độ tuổi chưa thể làm được.
Trong phương pháp này tôi minh chứng một việc làm có thể nói là bước đầu hình thành nhân cách cho trẻ đó là việc: Vệ sinh môi trường, ý thức vệ sinh cá nhân và một số nền nếp thói quen hàng ngày:
+ Với trẻ ở nhóm trẻ 24 – 36 tháng như ở trường ta thì đòi hỏi ở trẻ cuối độ tuổi là gì? Chắc chắn là đòi hỏi trẻ biết nhờ người lớn rửa tay, chải đầu hay có biểu hiện khi có nhu cầu cá nhân, hay biết cũng cô giáo nhặt lá rụng trên sân trường, có những biểu hiện chào hỏi....
+ Với trẻ 3 – 4 tuổi ngoài những yêu cầu như trẻ ở nhóm trẻ thì biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, biết để rác đúng nơi quy định, biết chào cô, biết chơi đoàn kết, biết xếp dọn đồ dùng, đồ chơi cùng cô.
+ Với trẻ 5 – 6 tuổi ngoài những yêu cầu của 3 độ tuổi trên thì đã có những chỉ số đòi hỏi rõ ràng: Đầu năm biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, biết không được ăn những loại thức ăn ôi thiu, biết không đi theo người lạ, biết xếp dọn đồ dùng đồ chơi, biết tham gia lao động tự phụ vụ ...
Từ những minh chứng trên đòi hỏi người dạy phải biết lựa chọn nội dung, giáo dục sau cho phù hợp với đúng độ tuổi của trẻ và cũng không được làm mất đi tính hồn nhiên của trẻ
Với phương pháp: Kết hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục trẻ em.
Để dạy trẻ được tốt, đặc biệt là việc giáo dục nhân cách trẻ, việc đào tạo cốt cách của một con người. Để làm tốt được việc này trước hết người thầy luôn phải là một tấm gương sáng để trẻ học tập và noi theo, song bên cạnh việc cô giáo dạy trẻ, giáo dục trẻ cần sự phối kết hợp của gia đình trẻ, cùng trao đỏi với gia đình trẻ để có những biện pháp hữu hiệu để giáo dục trẻ. Tục ngữ có câu:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Từ câu tục ngữ đấy, cùng với hướng dẫn trong việc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tôi thấy việc kết hợp với gia đình , với các lực lượng xã hội là hoàn toàn hữu hiệu trong công tác giáo dục trẻ. Chẳng hạn trong việc thực tế xảy ra ở lớp tôi trong năm học có một số cháu luôn làm nũng bố mẹ, hôm nào đến lớp cũng phải mặc cả bố mẹ mua cho bất cứ thứ gì mình muốn nếu không đáp ứng được có thể kêu la hoặc không vào lớp học: Bước đầu tôi đã giỗ giành, sau đó hỏi lý do cháu khóc, khi đã biết được lý do tôi đã hỏi trẻ trong lớp bạn như vậy có ngoan không, có thực hiện những gì cô đã dạy ở lớp chưa... Sau việc làm sáng tỏ việc cháu làm nũng bố mẹ, tôi trao đổi với phụ huynh về một số phương pháp giáo dục trẻ là phải biết yêu thương, chia sẻ cùng mọi người trong gia đình không nên quá chiều cháu mà tạo cho cháu tính ích kỷ, cho mình là nhất trong nhà. Ngoài việc trao đổi với phụ huynh trong những giờ hoạt động tại trường lớp tôi luôn gắn liền việc giáo dục những thói quen, nền nếp, giáo dục lễ giáo, tính tôn trọng và vâng lời người trên đặc biệt là biết chia sẻ cùng với bạn bè, nười thân trong bất cứ điều kiện nào. Hoặc trong việc tạo nền nếp, thói quen và đặc biệt là thích đi học cho trẻ, như ở lớp tôi phụ trách 100% các cháu theo đạo Thiên Chúa như những năm học trước thường những ngày lễ nghỉ các cháu thường nghỉ vô tổ chức, song qua những buổi hội họp: Họp phụ huynh, tổ chức các buổi tuyên truyền về việc chăm sóc giáo dục trẻ tôi cũng đề cập đến việc giúp đỡ của các bậc phụ huynh và các ban ngành đoàn thể về việc tạo thói quen đến trường lớp cho trẻ như những ngày lễ thì các bậc phụ huynh sau buổi lễ phải cho các cháu đến trường học bình thường, hay việc yêu cầu của phổ cập trẻ 5 tuổi 100% học sinh 5 tuổi ở bán trú và học 2 buổi trên ngày ở đầu năm học số lượng tham gia ở bán trú tại lớp còn thấp chưa đạt được yêu cầu. Qua buổi họp đầu năm bản thân tôi đã tuyên truyền, vận động phụ huynh khắc phục mọi khó khăn để cho con ở tại trường để đảm bảo nền nếp. Lúc đầu chúng tôi cũng còn gặp nhiều khó khăn trong việc đưa các cháu vào nền nếp và tạo cho các cháu một nếp sống tập thể, biết chia sẻ cùng bạn bè và cô giáo: Ăn cơm phải ăn hết xuất, không được nói chuyện khi ăn và không làm rơi cơm... Từ những điều tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại đang giúp trẻ hình thành được đức tính: Tôn trọng sản phẩm của người lao động, tiết kiệm chống lãng phí, cẩn thận... nếu hình thành được ngay từ bây giờ thì nó sẽ giúp cho cả quá trình rèn luyện sau này của trẻ.
* Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
+ Đối tượng: Trẻ lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi D.
+ Sau một năm thực hiện, áp dụng các phương pháp và trải nghiệm các phương pháp đề tài: “Một số phương pháp giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách” vào trẻ tôi đã thấy kết quả được nâng lên rõ dệt và được so sánh với năm học trước, năm học 2012 – 2013 khi chưa áp dụng các phương pháp trên cụ thể như sau:
Nội dung
Đầu năm học
Giữa năm học
Cuối năm học
2012 - 2013
2013 -2014
2012-2013
2013 -2014
2012 -2013
2013 - 2014
- Biết để rác đúng nới quy định, ăn cơm biết ăn hết xuất – không nói chuyện khi ăn, bảo vệ đồ dùng - đồ chơi....
21/33 = 64%
18/29 = 62%
25/33 = 76%
25/29 = 86%
30/33 = 91%
29/29
= 100%
- Chơi đoàn kết, biết nhường nhịn chia sẻ cùng bạn bè và giúp đỡ người khác.
24/33 = 73%
21/29 = 72%
28/33 = 85%
26/29 = 90%
31/33 = 94%
29/29
= 100%
- Có ý thức lao động tự phục vụ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
20/33 = 61%
18/29 = 62%
24/33 = 73%
22/29 = 76%
30/33 = 91%
27/29
= 93%
- Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, hòa đồng với bạn bè, biết bày tỏ những tâm tư, nguyện vọng....
20/33 = 61%
15/29 = 52%
25/33 = 76%
23/29 =79%
30/33 = 91%
29/29 = 100%
- Sẵn sàng nhận nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
22/33 = 67%
19/29 = 66%
27/33 = 82%
24/29 = 83%
31/33 = 94%
29/29 = 100%
Phần III: Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận:
Từ bảng so sánh kết quả đạt được qua các giai đoạn đánh giá trẻ qua 2 năm học liên tiếp nhau ta cũng thấy được ý nghĩa của việc áp dụng 5 phương pháp : Từ kết quả đó theo tôi để đạt được kết quả cao trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ thơ việc đầu tiên theo tôi chúng ta cần phối hợp một cách hài hòa, linh động trong mọi tình huống, mọi lúc, mọi nơi. Ta không nên cứng nhắc mà luôn tạo cho trẻ được cảm giác an toàn như ở ngay cạnh mẹ của trẻ. Đồng thời ta cần phải đối xử công bằng với tất cả các trẻ không được phân biệt đối xử. Với những trường hợp cá biệt thì cần phải gần gũi trẻ hơn, động viên trẻ nhiều hơn và phối kết hợp cùng với cha mẹ trẻ, với các cộng đồng xã hội để làm tốt sự nghiệp trồng người.
Để đạt được những kết quả cao, hình thành cho trẻ những phẩm chất tốt đẹp, những nghĩa cử cao cả thì người giáo viên đừng bao giờ quên chính chúng ta đang là tấm gương lớn cho trẻ soi và học tập, vậy trước mặt trẻ cũng như khi giáo dục trẻ trong bất cứ hoạt động nào trong ngày thì ta cũng phải luôn xác định ta đang làm nhiệm vụ giáo dục trẻ.
Người giáo viên cần phải trau rồi đạo đức đặc biệt hơn là luôn phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tấm gương mà cả nhân loại tôn sùng.
2. Kiến nghị.
Sau khi tiến hành áp dụng và trải nghiệm những phương pháp theo quan điểm của Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục trẻ tôi xin có một số đề xuất sau:
+ ý kiến đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường: Luôn đẩy mạnh công tác “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh” vào các hoạt động của nhà trương, thực hiện các phong trào thi đua trong nhà trường luôn được công bằng dân chủ để mọi giáo viên trong trường phát huy hết khả năng của mình, đặc biệt là giám nói những tâm tư nguyện vọng của mình để chị em cùng nhau chia sẻ.
+ Với tổ chuyên môn: Xây dựng một số hoạt động ngoại khóa cho trẻ, động viên khuyến khích chị em kịp thời, đóng góp ý kiến kịp thời cho chị em không chỉ trong chuyên môn mà ngay cả những quan điểm, những lối sống chưa đẹp.
+ Với các đồng nghiệp: Tôi mong muốn 100% chị em áp dụng các phương pháp mà tôi đã lựa chọn theo quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh vào việc chăm sóc giáo dục trẻ và hình thành nhân cách tốt cho trẻ vào các hoạt động trong ngày của bé đặc biệt là có những nghĩa cử cao đẹp trong quan hệ đồng nghiệp và quan hệ với trẻ trong môi trường sư phạm.
Phần IV: Tài liệu tham khảo
1. Sách bồi dưỡng nghiệp vụ hè năm 2011 – 2012.
2. Một số quan điểm trong giáo dục của chủ tịch Hồ Chí Minh.
3. Tuyển tập thơ ca chuyện kể cho trẻ mẫu giáo lớn.
4. Sách Tâm lý học đại cương
5. Chương trình giáo dục mầm non nhà xuất bản giáo dục Việt nam
File đính kèm:
- Đề tài SKKN nam 2014.doc