Đề tài Một số phương pháp dạy toán lớp 4 theo hướng: “tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh ”

 Giáo dục Việt Nam trong thập niên đầu tiên của thế kỉ 21 chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục từ nội tại và cả sự tác động từ phía xã hội. Lộ trình đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp, thay sách giáo khoa như là một bước đột phá sống còn của giáo dục nhằm nâng cấp sản phẩm bắt kịp xu thế toàn cầu hóa của thời đại và bước đầu đã cho thấy những kết quả rất đáng ghi nhận. Cuộc chiến chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, việc nói không với hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

doc13 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2537 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số phương pháp dạy toán lớp 4 theo hướng: “tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh ”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác em sẽ tự phát hiện và tự giải quyết nhiệm vụ bài học. Ví dụ: Trong bài “Phép cộng phân số”. Để hình thành phép cộng hai phân số có mẫu số bằng nhau, giáo viên và học sinh cùng thực hành trên băng giấy  –  Chia băng giấy thành 8 phần bằng nhau, bằng cách gấp đôi ba lần theo chiều ngang: + Tô màu vào  băng giấy + Tô màu vào  băng giấy Nhìn vào băng  giấy HS dễ nêu  được hai lần đã tô màu được  băng giấy. Học sinh nêu:   +  =  = . Kết luận: Nêu được cách cộng hai phân số bằng cách lấy tử số cộng với nhau và giữ nguyên mẫu số. 1.6. Khi dạy thực hành luyện tập GV cần lưu ý giúp mọi học sinh đều tham gia vào hoạt động thực hành, luyện tập theo khả năng của mình, bằng cách:  –  Cho các em làm các bài theo thứ tự trong sách giáo khoa, không bỏ bài nào, kể cả bài dễ, bài khó. - Không bắt học sinh chờ đợi nhau trong khi làm bài. Làm xong chuyển sang bài tiếp theo. - Học sinh này có thể làm nhiều bài hơn học sinh khác: - Ví dụ: Khi dạy bài : “ Tính bằng cách thuận tiện nhất ” -  +  +  =  + (  +  ) =  +  = Có thể một số em vẫn thực hiện theo thứ tự của các phép tính trong biểu thức, ra kết quả đúng nhưng chưa nhanh và chưa hợp lí. Giáo viên nên hướng dẫn học sinh các tính chất đã học của phép cộng để tìm ra cách giải thuận tiện. Hoặc trong bài luyện tập của phép nhân thì giáo viên phải dẫn dắt học sinh nhớ lại kiến thức đã học đó là: v    Tính chất giao hoán của phép nhân. v    Tính chất kết hợp của phép nhân. v    Tính chất nhân một số với một tổng ( Hoặc một tổng nhân với một số ). v    Tính chất nhân một hiệu với một số ( Hoặc một số nhân với một hiệu ). Học sinh phải vận dụng nhanh các tính chất này vào giải toán: Khi nào vận dụng tính chất này, khi nào vận dụng tính chất kia: Ví dụ: 2  10 + 10  5 = 10  ( 2 + 5 ) = 10  10 = 20 ( Áp dụng tính chất nhân một số với một tổng ). 2. Giải pháp đã thực hiện: 1. Đối với học sinh:      - Chủ yếu là xây dựng phương pháp học tập và phong cách học kết hợp tự rèn luyện và hình thành mạng lưới học nhóm, học tổ, học bất kì nơi nào, dù ở nhà, ở trường cũng luôn phải nghiêm túc và tập trung trong khi học tập.      - Không được bỏ qua hay lơ là dù một bài tập nhỏ, dù một bài tập đơn giản, hay một nội dung ngắn gọn.      - Từ kiến thức toán đã học phải rèn luyện kĩ năng thực nghiệm, tư duy, sáng tạo.      - Mỗi học sinh đều phải có vở ghi chép những kiến thức trọng tâm của từng phần, từng chương, hoặc ghi chép những công thức, những ý tưởng sáng tạo, những gì mà học sinh cảm thấy cần phục vụ cho việc học môn Toán,…      - Mỗi học sinh đều phải có sách Sách giáo khoa, vở, dụng cụ học tập đầy đủ.      - Chuẩn bị cho một tiết học, từng đối tượng học sinh được giao nhiệm vụ cụ thể. Trưởng nhóm học tập giúp giáo viên kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở bước đầu và có nhiệm vụ báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên cho thầy cô giáo.      - Trong mỗi bài học mỗi học sinh đều phải thực hành được những phép tính , bài tính (tùy theo đối tượng) để đặt ra yêu cầu thấp hay cao nhằm kích thích sự tập trung và tinh thần hưng phấn của học sinh trong giờ học và nêu ra phát minh mới mà học sinh tìm được.       - Chú ý quan tâm đến từng đối tượng học sinh, không để học sinh đứng ngoài lề bài giảng. 2. Đối với giáo viên:       Gồm một chuỗi hệ thống những công việc phải chuẩn bị như trong quá trình lên lớp đó là:       - Xác định nội dung yêu cầu kiến thức kĩ năng cần cung cấp truyền đạt và rèn luyện cho học sinh.       - Nắm bắt được trình độ, khả năng từng đối tượng để có những yêu cầu đặt ra cho phù hợp.       - Nghiên cứu nội dung bài soạn, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học; nghiên cứu sách tham khảo,… để có biện pháp đưa ra PPDH hợp lí và hữu hiệu phát huy tính tích cực của học sinh.       - ĐDDH cũng hết sức lưu ý phù hợp với tâm sinh lí của từng đối tượng học sinh, từ ngữ, ngôn ngữ phải trong sáng, rõ ràng, dễ hiểu. Bài soạn phải thay đổi linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực, sự chủ động học tập của học sinh, kích thích mỗi học sinh đều phải tham gia xây dựng bài ngay tại lớp và có nội dung thực nghiệm, phát minh cái mới. Tránh hiện tượng thụ động của học sinh .“ Thầy hướng dẫn, trò tìm tòi nghiên cứu” phát minh cách giảng giải tranh luận và đi đến thống nhất kết quả chung.      - Kiểm tra bài học là một việc thường xuyên không thể thiếu dù thời gian và lượng kiến thức nào cũng bố trí kiểm tra đầy đủ để có cơ sở nắm chắc được mức độ hiểu bài của học sinh, củng cố kịp thời kiến thức cũ, khắc sâu kiến thức mới. Đồng thời tổ chức nhiều hình thức trò chơi toán học.      - Công tác luyện tâp thực hành là nhiệm vụ hàng đầu trong môn học Toán. Người giáo viên cần phải hướng dẫn gợi ý để các em có điều kiện thực hành và thực nghiệm sáng kiến cái mới.      - Mặt khác hết sức coi trọng công việc học nhóm, đôi bạn học tập, học ở nhà của học sinh, khai thác tốt sự hổ trợ, giúp đỡ của bạn bè, của gia đình.    * Tóm lại: Với những nội dung nêu trên đòi hỏi từng học sinh, mỗi thầy cô đều phải có sự nổ lực và phấn đấu mới mong được dạy học có hiệu quả. 3. Kết quả đạt được:     Từ việc đổi mới các phương pháp dạy học như trên tôi thấy  chất lượng học sinh dần dần được nâng cao. Học sinh đã tự giác, hứng thú, chủ động và tích cực tham gia các hoạt động dạy học, không rụt rè, tự ti như trước nữa. Chất lượng học sinh ngày một tiến bộ do trình độ nhận thức của các em ngày càng được nâng cao, tích cực phát biểu xây dựng bài hứng thú và ham thích học toán, làm bài, học bài đầy đủ . học sinh dần dần chiếm lĩnh kiến thức mới và giải quyết các vấn đề gần gũi với đời sống. Sự tiến bộ của các em biểu hiện cụ thể qua kết quả như sau:       Kết quả kiểm tra giữa HKI năm học 2011-2012: Tổng số học sinh Điểm giỏi ( 9 - 10 ) Điểm khá ( 7 - 8 ) Điểm Trung bình ( 5 - 6 ) Điểm yếu  ( Dưới 5 ) 25 TS % TS % TS % TS % 10 40 6 24 7 28 2 8          Kết quả kiểm tra cuối HKI năm học 2011 – 2012: Tổng số học sinh Điểm giỏi ( 9 - 10 ) Điểm khá ( 7 - 8 ) Điểm Trung bình ( 5 - 6 ) Điểm yếu  ( Dưới 5 ) 25 TS % TS % TS % TS % 10 40 8 32 6 24 1 4 Kết quả kiểm tra giữa HKII năm học 2011 - 2012: Tổng số học sinh Điểm giỏi ( 9 - 10 ) Điểm khá ( 7 - 8 ) Điểm Trung bình ( 5 - 6 ) Điểm yếu  ( Dưới 5 ) 25 TS % TS % TS % TS % 11 44 7 28 7 28 0 0         Qua bảng thống kê chất lượng trên phần nào cho thấy số lượng học sinh khá giỏi tăng lên giảm được học sinh yếu, số  học sinh ham thích học môn toán cũng tăng lên so với đầu năm học. Nếu chúng ta vận dụng linh hoạt việc đổi mới phương pháp dạy học thì chắc chắn chất lượng cuối năm sẽ tăng cao. 4. Bài học kinh nghiệm:       Chất lượng môn toán rất quan trọng dối với việc giáo dục hiện nay. Là nền móng của việc dạy học toán sau này. Trong quá trình dạy học tôi rút ra kinh nghiệm:       -Trước hết phải nói đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy tích cực và nhiệt tình trong đổi mới PPDH, góp phần chứng minh ưu thế và hiệu quả việc giảng dạy môn toán.      - Muốn nâng cao chất lượng dạy học toán ở tiểu học chúng ta cần lưu ý:        + Linh hoạt trong đổi mới PPDH.        + Tạo cho học sinh hứng thú và ham thích học môn toán.        + Nắm được từng đối tượng học sinh, tạo được nhu cầu học tập trong các em.        + Tổ chức hướng dẫn các phương pháp học tập chu đáo( học nhóm, học tổ,…)        + Công tác chuẩn bị từng bài dạy thật kĩ phù hợp từng nội dung, soạn giảng chu đáo gọn nhẹ.       + Dụng cụ, phương tiện dạy- học phải đầy đủ.       + Tổ chức nhiều hình thức học tập cho có tính hấp dẫn.       + Thường xuyên kiểm tra, củng cố hệ thống kiến thức.       + Phát huy tính tích cực, tính tự học, tìm tòi, tự phát hiện cái mới, cái hay,… để tự chiếm lĩnh tri thức. C. PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết luận chung:           Dạy toán, học toán ở trường Tiểu học là một phạm trù rộng lớn. Nó chứa đựng một chuỗi hệ thống các quan điểm, phương pháp và kĩ thuật dạy học. Vì thế, bản thân luôn xác định đổi mới phương pháp dạy học toán ở bậc  tiếu học không hề đơn giản và cũng không thể thực hiện nhanh chóng trong ngày một ngày hai. Vì thế, khi nghiên cứu đề tai này, thực sự chúng tôi không có tham vọng tạo chuyển biến có tính chất đột phá trong việc dạy, việc học môn toán ở trường tiểu học mà chỉ hi vọng góp một phần nhỏ tháo gỡ một vài khía cạnh để góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán tại trường TH Lê Hồng Phong nói riêng và bậc tiểu học nói chung. Tuy nhiên, do ràng buộc hạn chế về kinh nghiệm, sự thiếu hụt về mặt thời gian và tầm nhìn. Chúng tôi biết chắc đề tài vẫn còn chứa đựng quá nhiều khiếm khuyết. Vì vậy, rất mong được quan tâm tham gia bàn bạc của quý cấp quản lí và các đồng nghiệp. 2. Kiến nghị đề xuất:    *Đối với giáo viên:       - Tất cả các giáo viên giảng dạy ở tiểu học phải sử dụng các PPDH linh hoạt, phù hợp với lớp, với từng học sinh.      - Nhiệt tình trong giảng dạy, đảm bảo đầy đủ ĐDDH, thiết bị dạy học.      - Tổ chuyên môn  cần thường xuyên tổ chức hội thảo các chuyên đề về đổi mới phương pháp, đố vui để học, thi học tốt môn toán.      - Có kế hoạch bồi dưỡng và phụ đạo học sinh về môn toán.   *Đối với nhà trường và các cấp:      - Tăng cường tài liệu nghiên cứu, sách tham khảo cho giáo viên.      - Bổ sung đồ dùng dạy học đủ cho các lớp sử dụng.      - Tổ chức thi, kiểm tra chất lượng từng kì.      - Tổ chức thi học sinh giỏi.      - Có thể bố trí giáo viên dạy chuyên toán.      - Cần thường xuyên mở chuyên đề, tổ chức thao hội giảng, bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên.   *Đối với phụ huynh:      - Quan tâm đến việc học tập của con em, thường xuyên kiểm tra sách vở, đốc thúc, quản lí việc học ở nhà.      - Chú ý đến học sinh nghèo, khuyết tật, cần mở quỹ khuyến học giúp đỡ, khen thưởng kịp thời.     Trên đây là một số kinh nghiệm tôi nhận thấy, mong quí đồng nghiệp góp ý, bổ sung thêm cho tốt hơn, tôi chân thành cảm ơn.                                            Đông Hà, ngày 20 tháng  4  năm 2012 Người viết Nguyễn Thị Như Lệ

File đính kèm:

  • docSKKN boi duong toan lop 4.doc
Giáo án liên quan