Đề tài Một số kinh nghiệm về chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn

Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường, bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm. Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động giảng dạy - giáo dục đòi hỏi người lãnh đạo nhà trường phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ của giáo viên.

doc11 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm về chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó con người giáo viên chết trong anh ta."Tương tự như vậy có thể nói rằng khi một con người đã tự cho mình là hoàn chỉnh về đạo đức thì đạo đức của người đó cũng bắt đầu xuống cấp. - Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là công việc hàng đầu; là công việc không thể thiếu được trong suốt quá trình giảng dạy của họ. Giáo viên phải có chuyên môn vững vàng và sâu rộng. Muốn vậy, giáo viên phải bồi dưỡng những kiến thức cập nhật, nâng cao kiến thức và kỹ năng để có đủ năng lực dạy tốt môn học mà mình được phân công trên cơ sở đó giáo viên rèn cho mình khả năng thể hiện kỹ năng sư phạm nhuần nhuyễn. b) M ột số hình thức bồi dưỡng + Tự bồi dưỡng Kinh nghiệm thực thế cho thấy việc bồi dưỡng tại chỗ sẽ thành công hơn là gửi cán bộ đi học ngoài đơn vị. Công tác bồi dưỡng tại chỗ cần được tiến hành thường xuyên, liên tục và có hiệu quả. + Phát động thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở vào đầu tháng 10 hàng năm. + Tổ chức thì học sinh giỏi cấp cơ sở ở tất cả các khối lớpcũng là một hình thức nhằm khích lệ giáo viên tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm để bồi dưỡng cho học sinh. Tổ chuyên môn đã kết hợp với tổ công đoàn phát động phong trào tự tích lũy kiến thức của giáo viên. Mỗi tháng một đ/c có ít nhất 2 chuyên đề tự học. Mỗi học kì tổ kiểm tra nhận thức giáo viên một bàichủ yếu là kiến thức 2 môn toán và tiếng Việt thông qua đó để bổ sung kiến thức cho giáo viên. Kết hợp với công đoàn tổ chức cuộc thi hồ sơ tích lũy tư liệu nghề . Phần thưởng tuy nhỏ nhưng đã đọng viên được tinh thần tự học của giáo viên . + Bồi dưỡng tập trung Bồi dưỡng thông qua các khóa hoc, các cuộc hội thảo khoa học hoặc bồi dưỡng bằng cách tham quan, rút kinh nghiệm từ đơn vị bạn…Song theo tôi việc bồi dưỡng năng lực công tác qua sinh hoạt tổ chuyên môn chiếm vị trí hết sức quan trọng. Năng lực này là kỹ năng tổ chức hoạt động giảng dạy - giáo dục, kỹ năng nhận thức và giải quyết tình huống trong dạy học - giáo dục. Năng lực công tác của giáo viên chỉ có thể có được trên cơ sở quá trình rèn luyện, học tập và rút kinh nghiệm không ngừng của bản thân và đồng nghiệp. Tổ 4-5 chúng tôi không ngừng nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn. Các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn thường đi sâu bàn bạc, thống nhất các vấn đề còn vướng mắc trong chương trình của tuần, của tháng. Thống nhất một số hình thức và phương pháp dạy học phù hợp. Ngay từ đầu năm chúng tôi phân công cụ thể giáo viên tham gia đảm nhận các chuyên đề dạy học .Sau khi triển khai lí thuyết chúng tôi đều tổ chức dạy minh họa để so sánh, kiểm định việc vận dụng lí thuyết vào thực hành. Cứ sau mỗi tiết dạy cho dù là tiết minh họa chuyên đề hay thao giảng chúng tôi đều mổ xẻ, rút kinh nghiệm một cách thẳng thắn với tinh thần giúp đỡ đồng nghiệp tiến bộ. Tôi luôn tin tưởng đội ngũ, giao việc cụ thể cho từng giáo viên để họ chủ động thực hiện .Trong quá trình đó tổ trưởng theo dõi, động viên, giúp đỡ, nhận xét, rút kinh nghiệm và đóng góp ý kiến cho họ. - Bồi dưỡng nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học và giáo dục trong đội ngũ giáo viên. Viết sáng kiến kinh nghiệm và tham gia nghiên cứu khoa học sẽ có tác dụng thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ dạy học được tốt hơn, trình độ hiểu biết về chuyên môn cũng được nâng lên một cách cơ bản. Đến nay 100% giáo viên đã làm được các đề tài với bố cục rõ ràng, các giải pháp đã bắt đầu có tính thực thi thể hiện sự đầu tư nghiên cứu. Để tạo điều kiện cho giáo viên biết cách làm đề tài đồng thời học tập áp dụng các kinh nghiệm của đồng nghiệp, chúng tôi thường dành thời gian để giáo viên được phổ biến kinh nghiệm của mình cho đồng nghiệp học áp dụng vào quá trình giảng dạy. Chúng tôi thường gợi ý những đề tài mà giáo viên có thể làm được nhằm giải quyết những vấn đề mà trong thực tế nhà trường còn đang hạn chế. + Trao đổi, giao lưu về chuyên môn qua mạng. Dưới sự chie đạo có kế hoạch dài hơi của nhà trường, tổ chúng tôi được tập huấn việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học do nhà trường và cấp trên tổ chức . Toàn tổ có 10/ 12 máyvà10/12 đ/c đã biết soạn và dạy giáo án điện tửi ,biết truy cập thông tin qua mạng. Đó là một trong những điều kiện hết sức thuuận tiện để giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ 4- Xây dựng mối quan hệ tình bạn,tình đồng chí chân thành giữa các thành viên trong tổ - Tăng cường việc xây dựng các mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể từ nhân cách của mỗi người: lòng yêu nước, yêu mến tôn trọng đồng nghiệp - quan tâm hợp tác giáo dục, lo lắng công việc chung của tổ, của trường, trách nhiệm với xã hội, ý thức tổ chức, tôn trọng lãnh đạo. - Dân chủ hoá hoạt động của tổ. Tạo điều kiện cho mọi người tham gia vào những công việc chung tích cực đóng góp xây dựng tập thể vững mạnh. - Biết lắng nghe, phân tích dư luận quần chúng, giải quyết kịp thời mâu thuẫn, thắc mắc, tạo sự hoà hợp thống nhất, gắn bó các thành viên trong tổ. - Tổ trưởng và giáo viên trong tổ thực sự đoàn kết, đấu tranh phê bình và tự phê bình. Thực hiện vô tư, công bằng trong xử sự, tạo sự tin yêu của tập thể. 5 - Người tổ trưởng chuyên môn: -Muốn chỉ đạo tốt hoạt động của tổ chuyên môn hơn ai hết tổ trưởng phải là người tích cực đi đầu, xung phong gương mẫu trong mội hoạt động , có kiến thức vững vàng, và nhất là hoạt động phải có kế hoạch dài hơi. - Phải luôn là người nhiệt tình, kiên quyết, giám quyết đoán, chịu trách nhiệm với công việc, am hiểu công việc. C ó nhi ều d óng góp tích cực trong việc xây dựng tập thể vững mạnh. - Là người bạn, đồng chí chân thành, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về vật chất lẫn tinh thần. Điều cốt yếu là biết động viên tinh thần khích lệ sự cố gắng phấn đấu của mội thành viên trong tổ. III- K ẾT QU Ả Sau một năm áp dụng các giải pháp trên trong chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn, chúng tôi đã thu được một số kết quả cụ thể như sau: Mỗi một giáo viên đều có ý thức tực học để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ . Cụ thể đ/c nào cũng có một bộ hồ sơ tích lũy tư liệu nghề đảm bảo tối thiểu mỗi tháng 2 chuyên đề có chất lượng. Nhiều đ/c rất chuyên tâm trong việc tích lũy, hồ sơ tích lũy không những đẹp về hình thức, phong phú về nội dung mà còn thể hiện sự say sưa ham học hỏi để tự tìm ra nhiều tài liệu bổ ích, lí thú. Trong hội thi tích lũy tư liệu nghề do nhà trường tổ chức tổ có 2 đ/c đạt giải. trong đó 01 giải Nhất, 01 giải Ba. Điều đáng nói là kiến thức , kinh nghiệm dạy học của giáo viên được nâng lên đáng kể. Qua sinh hoạt tố đã bổ sung cho giáo viên những kiến thức và kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhiều đ/c đã tỏ ra say sưa tìm hiểu, sưu tầm các đề thi học sinh giỏi các năm, tự giải các bài toán, tiếng Việt khó. Tự giải toán qua mạng để hướng dẫn học sinh. tổ đã bồi dưỡng cho các đ/c nhất là các đ/c giáo viên trẻ kinh nghiêm bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong kì thi học sinh giỏi có 21 em tham gia dự thi thì có 16 em đạt giải ở cum, 06 em đạt giải trong kì thi học sinh giỏi huyện. Đặc biệt trong kì thi giao lưu học sinh giỏi lớp 5 tại Tỉnh Quảng Bình có 01 giải nhất, 01 giải ba. Tổ còn tổ chức cho học sinh khối 4 thi học sinh giỏi dưới hình thức Rung chuông vàng nhằm khích lệ tinh thần học tập của các em. Hưởng ứng phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của nhà trường, tổ đã tổ chức các đợt hội thao, mỗi giáo viên thao giảng 02 tiết . Kết quả có 12/20 tiết xếp loại tốt; 7/20 tiết xếp lọai khá ; 1/ 20 tiết xếp loại đạt yêu cầu. Năm học 2008-2009 tổ có 02 đ/c đạt danh hiệu giáo viên giỏi Tỉnh. K ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận và bài học kinh nghiệm Xây dựng tập thể tổ vững mạnh là hết sức cần thiết. K.D.U-sin-xki đã nói: "Không còn nghi ngờ gì, kỉ cương trong nhà trường có vai trò to lớn. Nhưng điều chủ yếu vẫn là nhân cách của người giáo viên đang trực tiếp với học sinh. Nhân cách của nhà giáo dục có sức mạnh to lớn đối với học sinh đến mức không thể thay thế bằng sách giáo khoa, bằng những lời khuyên bảo về đạo đức, bằng hệ thống khen thưởng, kỉ luật nào cả." (K.D.U-sin-xki: Ích lợi của sách báo sư phạm - tuyển tập bằng tiếng Nga - tập 2) Nhân cách người giáo viên thực sự quyết định chất lượng giảng dạy và giáo dục. Một tập thể tốt khi các thành viên đều tốt. Nhiều thành viên tốt sẽ xây dựng được tập thể vững mạnh. Quá trình chỉ đạo tổ chuyên môn và thông qua việc áp dụng sáng kiến kinh nghiêm chúng tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiêm như sau: 1- Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương , của trường để xây dựng kế hoạch hoạt động của từng cá nhân thông qua đó dể xây dựng kế hoạch của tổ với những giải pháp thiết thực. 2- Người tổ trưởng chuyên môn phải thực sự gương mầu trong phong trào tự học, tự bồi dưỡng, có tinh thần trách nhiệm đặc biệt là phải có tính quyết đoán song phải biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của các tổ viên. 3-Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn. Hàng tháng, hàng kì phải thực hiện đúng theo kế họach đề ra. Tổ chức đánh giả việc thực hiện kế hoạch nghiêm túc thông qua đó để bổ sung các giải pháp cụ thể, sát với tình hình thực tế. Phát huy tính dân chủ trong sinh hoạt, góp ý cho đồng nghiệp phải chân thành, nghiêm túc, mang tính xây dựng cao. 4- Coi trọng công tác tự bồi dưỡng của giáo viên, kiểm tra công tác tự bồi dưỡng bằng các cuộc thi như thi hồ sơ tích lũy, thi nhận thức GV. Sau mỗi cuộc thi có đánh giá nhận xét, có phần thưởng để khích lệ tinh thần tự học của mỗi Giáo viên. 5- Việc tổ chức các chuyên đề qua 2 bước triển khai lí thuyết sau đó là dạy thực hành thực sự là một đợt sinh hoạt chuyên môn sâu rộng để giáo viên có cơ hội học tập kinh nghiệm lẫn nhau. 2. Kiến nghị: Phòng Giáo dục nên tổ chức các cuộc hội thảo chuyên môn, phổ biến các sáng kiến hay, có nhiều giải pháp thiết thực để giáo viên học tập và áp dụng vào quá trình giảng dạy - Cấp trên cần tổ chức các khoá tập huấn công tác chỉ đạo tổ chuyên môn cho các tổ trưởng trong nhà trường. Trên đây là một số suy nghĩ của tôi nhằm xây dựng tập thể tổ chuyên môn vững mạnh. Rất mong nhận được sự góp ý của Ban giám hiệu nhà trường và đồng nghiệp để công tác giảng dạy và sinh hoạt chuyên môn đạt kết quả tốt. Xin trân trọng cảm ơn! PHẦN KẾT LUẬN

File đính kèm:

  • docMot so kinh nghiem ve chi dao hoat dong to chuyen mon.doc
Giáo án liên quan