Đề tài Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động giao tiếp ở trường mầm non 1 Môn Sơn

Trong niềm vui phấn khởi của cả nước Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 gia nhập WTO. Đó là cơ hội song cũng là thách thức với chúng ta. Khi gia nhập tổ chức thương mại WTO. Quá trình này được các nhà đứng đầu đất nước tiếp tục giao tiếp trao đổi trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống nên chúng ta mới được như ngày hôm nay.

 

doc22 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động giao tiếp ở trường mầm non 1 Môn Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệt là đối với phụ huynh có trẻ 5 tuổi chuẩn bị vào lớp 1 phổ thông. Biết thông cảm chia sẻ với những thuận lợi và khó khăn của nhà trường gây được niềm tin ở họ, họ tin tưởng đưa con đến trường ngày một đông hơn và sẵn sàng đóng góp đầy đủ các loại quỹ mà trường và cấp trên đề ra. - Về trẻ : Trẻ thích đi học, trẻ tin tưởng nghe lời cô giáo, yêu trường yêu lớp và tỷ lệ trẻ chuyên cần và chăm ngoan hàng năm được nâng lên. Bên cạnh đó sự quan tâm chỉ đạo của chuyên môn bậc Mầm non, các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương và người dân ở đây. Họ đã dần từng bước nhận thức đúng đắn về ngành học đặc biệt là đối với bậc học Mầm non họ đã đầu tư xây dựng CSVC, trang thiết bị cho nhà trường ngày một đầy đủ và khang trang đây là vấn đề quan trọng tạo tiền đề cho tôi trong việc quản lý chỉ đạo nhà trường ngày một đi lên đáp ứng với yêu cầu của ngành giáo dục thời kỳ đổi mới. Chương III Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động giao tiếp trong trường Mầm non Như đã trình bày ở trên người Hiệu trưởng để có được kinh nghiệm giao tiếp là cả một quá trình phấn đấu liên tục cả trí tuệ và tâm lý công sức học hỏi, giao lưu, tiếp xúc với các yếu tố trong và ngoài nhà trường. Nói chung rất phức tạp vì vậy vấn đề kinh nghiệm trong giao tiếp phải có biện pháp. Xin đề xuất biện pháp của mình để đúc rút kinh nghiệm giải quyết của người Hiệu trưởng trong trường Mầm non. 1- Hiểu đối tượng giao tiếp : Đối tượng giao tiếp của Hiệu trưởng trường Mầm non rất đa dạng họ là những con người mang những đặc điểm cá tính khác nhau, đồng thời có những vai trò khác nhau. Có người chỉ là danh nhân cá nhân, nhưng có người lại là đại diện của một tập thể hay một tổ chức trong những cuộc giao tiếp để đạt được mục đích bằng nhiều cách người Hiệu trưởng phải tìm hiểu xem người đối thoại với mình có sở thích gì, thuộc kiểu người nào, có đặc điểm cá tính gì để lựa cách đặt vấn đề cho họ dễ chấp nhận. Hiểu đối tượng giao tiếp cũng có nghĩa là phải hiểu mình, biết mình dạng ở vị trí nào, đảm nhận vai trò gì trong cuộc giao tiếp. Thông thường với những cơ quan, tổ chức bên ngoài nhà trường, trường Mầm non có mỗi quan hệ là cấp bị quản lý hoặc ngang cấp cần sự giúp đỡ, hỗ trợ phía các cơ quan tổ chức đó. Người hiệu trưởng trường Mầm non không ra lệnh hay bắt buộc họ mà phải kết hợp các quyết định trong các văn bản pháp quy với vận động thuyết phục. Với đặc điểm của ngành học Mầm non, sự giúp đỡ hỗ trợ từ các cấp chính quyền, địa phương và các tổ chức xã hội chủ yếu mang tính tự nguyện, vậy không thể chỉ đơn giản là xuất trình những văn bản mà còn phải giải trình thuyết phục, vận động thì mới có thể đạt được những kết quả theo ý mình. Trong trường Mầm non đối tượng giao tiếp của Hiệu trưởng là những người dưới quyền, những đoàn thể, những tổ chuyên môn. Hiệu trưởng là người ra quyết định, là người lãnh đạo giải quyết những vướng mắc hay xung đột. Với những giáo viên đã công tác lâu năm trong nghề, có ý thức tự giác hiệu trưởng không cần giảng giải kỹ càng và không cần phải giám sát nhắc nhở nhiều để tránh làm họ tự ái. Ngược lại với những người mới vào làm việc thì cần sự chỉ dẫn cặn kẽ với người không cẩn thận hoặc không tự giác phải luôn kiểm tra giám sát. Trong những cuộc giao tiếp không chính thức phần lớn là những cuộc trò chuyện tâm tình hoặc giải quyết mâu thuẫn, việc tìm hiểu nguyện vọng cá tính người đối thoại càng quan trọng nó giúp cho người Hiệu trưởng tiếp cận với người đối thoại một cách dễ dàng làm cho họ cởi mở bộc bạch tâm tư, từ đó mọi người có thể hiểu nhau và tìm được những câu trả lời cho vấn đề cần giải quyết. Thông thường chị em phụ nữ chỉ giải bày tâm sự với những người họ tin tưởng, hoặc hay suy diễn nên làm cho sự việc trầm trọng thêm. Người hiệu trưởng được chị em tin tưởng thì sẽ được bầu không khí và đoàn kết trong tập thể nhà trường. Trong trường Mầm non người Hiệu trưởng phải tiếp xúc với trẻ qua các buổi thăm lớp dự giờ, các ngày hội ngày lễ cách trò chuyện và nội dung trò chuyện với trẻ khác hẳn với người lớn, phải đơn giản dễ hiểu thân tình thì mới gây được cảm tình làm trẻ tin tưởng, nghe lời, trường hợp đó cũng chính là một cách tạo dựng lòng tin của cha mẹ đối với nhà trường. 2- Cách truyền đạt rõ ràng : Truyền đạt chính là cách những người tham gia giao tiếp trao đổi tin cho nhau bằng lời nói, thái độ, cử chỉ…kết quả giao tiếp phải phụ thuộc rất nhiều vào cách truyền đạt của những người tham gia giao tiếp. Khi điều khiển một cuộc họp hoặc thảo luận về một vấn đề nào đó phụ nữ thường giải thích dài dòng hơn nam giới do đó hay làm lu mờ tâm của vấn đề hoặc làm người nghe sốt ruột dần đến mất trật tự không tập trung lắng nghe. Hiệu trưởng trường Mầm non cần phải thuyết phục động viên tuỳ từng vấn đề mà quyết định cách trao đổi bàn bạc. Vì vậy khi truyền đạt mọi thông tin người cán bộ quản lý cần chú ý: - Thông báo rõ ràng, đúng trọng tâm của vấn đề. - Tránh những xúc cảm không phù hợp với vấn đề nhất là không gây căng thẳng cho người đối thoại. - Lựa chọn hình thức truyền đạt phù hợp với đặc điểm của từng người, từng nhiệm vụ và tình huống. 3- Tạo môi trường giao tiếp phù hợp : Môi trường giao tiếp tác động vào ý thức và thái độ của người giao tiếp. Vì vậy thiết kế cho từng loại hình giao tiếp phải được thực hiện cẩn thận nhất là cho những hội nghị, ngày hội ngày lễ. Mặt khác nói trao đổi tâm tình, ấm cúng, thân tình vì sẽ làm cho những người tham gia thấy yên tâm dễ đồng cảm. 4- Thái độ của Hiệu trưởng : Thái độ làm nên bầu không khí của cuộc giao tiếp và điều chỉnh hướng đến kết quả giao tiếp. Dù trong các hội nghị hay khi tiếp khách hoặc lúc trò chuyện với mọi người thì sự cởi mở, thân thiện đều cần thiết cho mọi người cảm thấy gần nhau hơn, dễ chia sẻ hơn. Tuỳ nội dung và hình thức của những cuộc giao tiếp mà Hiệu trưởng có thái độ thích hợp. - Vui vẻ, cởi mở, thân thiện khi trò chuyện với mọi người nhất là cấp dưới và cha mẹ học sinh. - Nghiêm túc khẩn trương trong khi điều khiển hội nghị nhưng lắng nghe ý kiến bàn bạc của mọi người. - Nhẹ nhàng nhưng kiên quyết khi góp ý kiến cho những thành viên trong nhà trường. - Không chấp nhặt, không để bụng, khoan dung với những ai biết sửa khuyết điểm. - Ân cần mến khách nhưng không sàm sỡ. - Không hách dịch, cửa quyền. Phần kết luận: Trong quản lý trường Mầm non giao tiếp là một công việc quan trọng để người quản lý nhà trường thực hiện những chức năng quản lý do có tính chất đặc biệt của giáo dục Mầm non nên giao tiếp trong quản lý trường Mầm non cũng có những đặc điểm riêng, ngoài những tiêu chuẩn về cách ứng xử chung còn mang tính sư phạm, tính mẫu mực, các quyết định đúng đắn hiệu quả là các sản phẩm tốt, chất lượng. Các quy định quản lý và quá trình lao động của họ. Vì vậy người cán bộ quản lý phải là người có năng lực thực sự, năng lực chuyên môn và năng lực quản lý năng lực giao tiếp để có những quyết định đúng. Biết lựa chọn nội dung và hình thức để có thái độ phù hợp khi giao tiếp; với cha mẹ học sinh và cấp dưới cần vui vẻ cởi mở chân tình, thân thiện, biết thông cảm chia sẻ với họ, với hội nghị cần nghiêm túc khẩn trương và biết lắng nghe ý kiến bàn bạc của mọi người nhẹ nhàng nhưng cương quyết khi góp ý kiến cho những thành viên trong nhà trường, không chấp vặt, không để bụng, khoan dung với những ai biết sửa chữa khuyết điểm, với cấp trên phải vui vẻ ân cần và cần mạnh giạn tự tin nhưng không cứng nhắc. Những tiêu chuẩn đó đòi người quản lý trường Mầm non phải không ngừng học hỏi, rút kinh nghiệm để có vốn kiến thức kinh nghiệm về giao tiếp. Kiến nghị đề xuất Để hoạt động giao tiếp của người quản lý trong nhà trường đạt kết quả tốt với ý kiến của bản thân tôi xin lãnh đạo cấp trên tổ chức các đợt giao lưu giao tiếp cấp ngành, tạo điều kiện cho cấp quản lý giáo dục nói chung và bậc học Mầm non nói riêng có cơ hội giao lưu tiếp xúc học hỏi kinh nghiệm trong công tác giao lưu, giao tiếp nhằm đưa chất lượng, phong trào của nhà trường ngày một đi lên. Đây là một vấn đề mới của xã hội trong xu thế mới về kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động giao tiếp ở trường Mầm non nơi tôi công tác. Vì thời gian quá hạn hẹp, với khả năng có hạn, trình độ lý luận chưa cao, kinh nghiệm chưa nhiều, những vấn đề mà tôi quan tâm đến để giải quyết chắc không tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong sự quan tâm góp ý của các ban ngành cấp trên. Con Cuông, tháng 01 năm 2007 Người viết Nguyễn Thị Hợi Tài liệu tham khảo - Luật giáo dục - Điều, lệ trường mầm non - Quyết định 55 của Bộ giáo dục đào tạo - Chỉ thị 40/BBT ngày 15/6//2004 về tăng cường công tác Bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên - Tâm lý học xã hội trong quản lý của Ngô Công Hoàn trường Đại học Quốc gia - NXB GD Hà Hội năm 1996 - Tâm lý học dành cho người lãnh đạo của Học viên chính trị Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. - Một số tập bài giảng của lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý. Trường cao đẳng sư phạm nghệ an –––––––––––ộ––––––––––– Tên đề tài: Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động giao tiếp ở trường mầm non ---------------------- Người thực hiện: Nguyễn Thị Hợi Lớp : Bồi dưỡng CBQL Mầm non khoá 4 đợt 1 Đơn vị công tác: Trường Mầm non 1 Môn Sơn Huyện Con Cuông – tỉnh Nghệ An Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Quang Năm học 2006 – 2007 Mục lục Phần mở đầu I- Lý do chọn đề tài: II- Mục đích nghiên cứu: III- Nhiệm vụ nghiên cứu: IV- Đối tượng nghiên cứu: V- Phạm vi nghiên cứu : VII- Phương pháp nghiên cứu : Phần 2: Nội dung chính. Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn 1- Cơ sở lý luận : 2- Cơ sở thực tiễn : Chương II: Thực trạng, nguyên nhân và kết quả về trường mầm non 1 Môn sơn – huyện Con Cuông. I- Đặc điểm tình hình của địa phương và nhà trường. II - Thực trạng mối quan hệ trong nhà trường III- Giao tiếp quản lý trong tập thể: Chương III Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động giao tiếp trong trường Mầm non Phần kết luận: Kiến nghị đề xuất Tài liệu tham khảo 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 5 6 6 6 6 8 9 13 16 16 17

File đính kèm:

  • docSKKN cap tinh.doc
Giáo án liên quan