Bài giảng Tiết 2-3: tập đọc hoa ngọc lan

Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườn .Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Hiểu nội dung bài: tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ.Trả lời câu hỏi 1,2.(sgk).Hs khá, giỏi gọi được tên các loại hoa trong ảnh (sgk)

II.Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

 

doc27 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tiết 2-3: tập đọc hoa ngọc lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
---------------š&›-------------------------- Tiết 2: CHÍNH TẢ (Tập chép) CÂU ĐỐ I.Mục tiêu: -HS nhìn sách hoặc bảng chép lại đúng bài câu đố về con ong: 16 chữ trong khoảng 8-10 phút. -Điền đúng chữ tr / ch hoặc v/ d/ gi vào chỗ trống .Bài tập 2a hoặcb II.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ viết sẵn bài chính tả và nội dung bài tập, bảng nam châm. -Học sinh cần có VBT. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Kiểm tra vở chép bài Nhà bà ngoại. Gọi học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con: năm nay, khắp vườn. Nhận xét chung KTBC. 2.Bài mới: a.GV giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học . b..Hướng dẫn học sinh tập chép: Gọi học sinh đọc bài viết trên bảng phụ. Cả lớp giải câu đố (cho các em xem tranh minh hoạ để giải câu đố). Câu đố nói đến con ong. Cho học sinh đọc thầm và tìm tiếng hay viết sai viết vào bảng con (theo nhóm). Giáo viên nhận xét chung về việc tìm tiếng khó và viết bảng con của học sinh. c.Thực hành chép bài chính tả. Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của dòng thơ thụt vào 3 hoặc 4 ô, xuống hàng khi viết hết một dòng thơ. Những tiếng đầu dòng thơ phải viết hoa. Đặt dấu chấm hỏi kết thúc câu đố. Giáo viên cho học sinh nhìn bảng từ hoặc SGK để chép lại bài. Đọc thong thả và chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát lỗi bài viết. Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả: Giáo viên đọc thong thả để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở. Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết. Thu bài chấm 1 số em. d.Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt . Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của bài tập câu a (điền chữ tr hoặc ch). Tổ chức cho các nhóm thi đua làm các bài tập. Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. 3.Nhận xét, dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà chép lại bài thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại bài tập câu a và làm thêm bài tập câu b (điền chữ v, d hay gi). Học sinh để lên bàn: vở tập chép bài: Nhà bà ngoại để giáo viên kiểm tra. 2 em lên bảng viết, học sinh ở lớp viết bảng con các tiếng do giáo viên đọc. Học sinh nhắc lại. 2 học sinh đọc bài câu đố trên bảng phụ, học sinh khác dò theo bài bạn đọc trong SGK. Học sinh viết vào bảng con các tiếng, Chẳng hạn: chăm chỉ, suốt ngày, khắp, vườn cây. Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. Học sinh tiến hành viết vào tập vở bài chính tả: câu đố. Con gì bé tí Chăm chỉ suốt ngày Bay khắp vườn cây Tìm hoa gây mật ? Học sinh soát lại lỗi bài viết của mình. Học sinh đổi vở và sữa lỗi cho nhau. Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên. Chấm bài tổ 1 và 2. Điền chữ tr hay ch Học sinh làm VBT. Các em thi đua nhau tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 2 học sinh. Giải Thi chạy, tranh bóng. Đọc lại các từ đã điền 3 đến 5 em. Tuyên dương các bạn có điểm cao. Thực hành bài tập ở nhà. Tiết 3: KỂ CHUYỆN TRÍ KHÔN I.Mục tiêu : - Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. - Hiểu nội dung của câu chuyện : Trí khôn của con người giúp con người làm chủ được muôn loài. II.Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK. - Mặt nạ Trâu, Hổ, một chiếc khăn để học sinh quấn mỏ rìu khi đóng vai bác nông dân. Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Giáo viên yêu cầu học sinh học mở SGK trang 63 bài kể chuyện “Cô bé trùm khăn đỏ”, xem lại tranh. Sau đó mời 4 học sinh nối nhau để kể lại 4 đoạn câu chuyện. Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới : Qua tranh giới thiệu câu chuyện ŒCon người hơn loài vật, trở thành chúa tể của muôn loài vì có trí khôn. Trí khôn của con người để ở đâu? Có một con Hổ ngốc nghếch đã tò mò gặng hỏi một bác nông dân điều đó và muốn bác cho xem trí khôn của bác. Các em hãy nghe cô kể chuyện để biết bác nông dân đã hành động như thế nào để trả lời câu hỏi đó thoả mãn trí tò mò của Hổ. Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm: Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện. Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện. Ž Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh. Tranh 1 vẽ cảnh gì ? + Câu hỏi dưới tranh là gì ? Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1. Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1.  Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện: Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em (vai Hổ, Trâu, bác nông dân và người dẫn chuyện). Thi kể toàn câu chuyện. Cho các em đeo mặt nạ hoá trang thành Hổ, thành Trâu, thành bác nông dân. Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho học sinh thực hiện với nhau.  Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện này cho em biết điều gì ? 3.Củng cố dặn dò: Em thích nhân vật nào trong truyện ? Vì sao? Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện. 4 học sinh xung phong đóng vai kể lại câu chuyện “Cô bé trùm khăn đỏ”. Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn đóng vai và kể. Học sinh nhắc đề bài Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung câu truyện. -Bác nông dân đang cày, con trâu dang rạp mình kéo cày. Hổ nhìn cảnh ấy vẻ mặt ngạc nhiên. -Hổ nhìn thấy gì? 4 học sinh hoá trang theo vai và thi kể đoạn 1. Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể. Lần 1: Giáo viên đóng vai người dẫn chuyện và 3 học sinh đóng vai Hổ, Trâu và người nông dân để kể lại câu chuyện. Các lần khác học sinh thực hiện (khoảng 4 ->5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể). Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung. Hổ to xác nhưng ngốc nghếch không biết trí khôn là gì. Con người bé nhỏ nhưng có trí khôn. Con người thông minh tài trí nên tuy nhỏ vẫn buộc những con vật to xác như Trâu phải vâng lời, Hổ phải sợ hãi … . Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. Học sinh nói theo suy nghĩ của các em. 1 đến 2 học sinh xung phong đóng vai (4 vai) để kể lại toàn bộ câu chuyện. Tuyên dương các bạn kể tốt. ---------------------š&›-------------------------- Tiết 4: THỦ CÔNG CẮT DÁN HÌNH VUÔNG (Tiết 2) I.Mục tiêu:. - Giúp HS biết kẻ, cắt và dán được hình vuông. - Kẻ, cắt dán được hình vuông. Có thể kẻ được, cắt được hình vuông theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng. - Với HS khéo tay: Có thể kẻ, cắt được thêm hình chữ nhật có kích thước khác II.Đồ dùng dạy học: -Chuẩn bị tờ giấy màu hình vuông dán trên nền tờ giấy trắng có kẻ ô. -1 tờ giấy kẻ có kích thước lớn. -Học sinh: Giấy màu có kẻ ô, bút chì, vở thủ công, hồ dán … . III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ổn định: 2.KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu giáo viên dặn trong tiết trước. Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh. 3.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi tựa. Giáo viên nhắc lại 2 cách cắt hình vuông để học sinh nhớ lại khi thực hiện. Gọi học sinh nhắc lại 2 cách cắt hình vuông có cạnh 7 ô đã học trong tiết trước. Học sinh thực hành kẻ, cắt và dán hình vuông có cạnh 7 ô vào vở thủ công. Giáo viên theo dõi giúp đỡ những học sinh yếu kém giúp các em hoàn thành sản phẩm ngay tại lớp. 4.Củng cố: Thu bài chấm 1 số em. 5.Nhận xét, dặn dò: Nhận xét, tuyên dương các em kẻ đúng và cắt dán đẹp, phẳng.. Chuẩn bị bài học sau: Mang theo bút chì, thước kẻ, kéo, giấy màu có kẻ ô li, hồ dán… Hát. Học sinh mang dụng cụ để trên bàn cho giáo viên kểm tra. Vài HS nêu lại Học sinh lắng nghe. Học sinh nhắc lại cách cắt và dán hình vuông có cạhn 7 ô. Học sinh cắt và dán hình vuông cạnh 7 ô. Học sinh nhắc lại cách kẻ, cắt, dán hình vuông. Chuẩn bị tiết sau. ----------------------š&›-------------------------- Tiết 5: Hoạt động tập thể: SINH HOẠT LỚP – TRÁNH XA VẬT LẠ VÀ NHỮNG NƠI NGUY HIỂM A Sinh hoạt lớp: 1. Đánh giá tuần qua: - Đi học chuyên cần, đúng giờ - Trang phục gọn gàng, sạch sẽ : + Quần áo đông phục + Mũ trắng ,mũ ca lô đây đủ. - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ. - Nề nếp tự quản tốt . - Học và bài tập về nhà đầy đủ,thuộc bài . - Ngồi học nghiêm túc, hăng say phát biểu xd bài :Tuấn, My, Tiên,Ân ,Trang . - Có nhiều em tiến bộ về chữ viết : Vũ, Dưỡng, Nguyễn, -Học tập có tiến bộ: Vũ , Kiều., Nguyễn, - Đã thu gom được giấy loại đợt 2 đầy đủ. 2.Kế hoạch tuần tới: - Duy trì và tiếp tục xây dựng các nề nếp: + Tự quản + Ra vào lớp + Thể dục giữa giờ,ca múa hát tập thể. - Tập bài hát của đội Nhi đồng. - Chấn chỉnh việc học và làm bài về nhà của hs. - Phụ đạo học sinh đọc viết còn yếu: Dưỡng. B) GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH BOM MÌN I. Mục tiêu: .- Giúp hs nhận biết sự nguy hiểm của bom mìn - Hình thành cho học sinh luôn có ý thức : tự bết bảo vệ mình và biết xử lí các tình huống khi gặp bom mìn . II. Chuẩn bị: T. Sử dụng tranh SGK. H. Sách giáo khoa. III.Các hoạt động chính: Hoạt động của Gv Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kể chuyện Gv kể chuyện 2 lần Lần 1: kể toàn bộ câu chuyện. Lần 2: kể kết hợp tranh. Hoạt động 2: Quan sát tranh , trả lời câu hỏi *B1: Gv chia lớp thành 4 nhóm ,giao nhiệm vụ cho các nhóm * B2: Gv hỏi + Tại sao tai nạn xảy ra với An và Bình?. + Điều gì xảy đến với An và Bình sau tai nạn. + Khi nhìn thấy vật lạ, em cí nhặt lên xem không? Tạo sao?. * B3: hs trả lời * B4: Gv kết luận - Bom mìn , vật liệu chưa nổ có nhiều hình dạng , kích thước khác nhau và rất nguy hiểm Cho hs đọc ghi nhớ -hs nghe chuyện và quan sát tranh - Hs phát biểu -Hs hoạt động nhóm - Hs thảo luận nhóm - Nhìn thấy vật lạ An nhặt lên xem. - Nằm viện và mất học. - Không nên nhặt lên, và tránh xa những vật lạ đó. Vì chúng sẽ gây nguy hiểm cho ta. -Hs nhắc lại Hs đọc ghi nhớ ----------------------š&›--------------------------

File đính kèm:

  • docGiao an tuan 27 lop 1(1).doc
Giáo án liên quan