Đề tài Một số kinh nghiệm trong quá trình xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia

Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng, là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu.

Không chỉ trong giai đoạn hiện nay, vị trí, tầm quan trọng của Giáo dục và Đào tạo ở nước ta mới được khẳng định mà tư tưởng này trải qua từng thời kỳ lịch sử đã được một dân tộc có truyền thống hiếu học dày công vun trồng và củng cố. Ở mọi thời đại, Giáo dục và Đào tạo luôn luôn dành được sự quan tâm đặc biệt.

Sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. “Nguồn tài nguyên và sự giàu có của một quốc gia không phải nằm trong lòng đất mà chính là nằm trong bản thân con người, trí tuệ con người”. Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải đẩy mạnh phát triển Giáo dục - Đào tạo vì Giáo dục - Đào tạo có vai trò quan trọng trong lĩnh vực sản xuất vật chất xã hội cũng như xây dựng nền văn hoá.

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, hàm lượng trí tuệ khoa học kết tinh trong sản phẩm hàng hoá ngày càng tăng; tài năng trí tuệ, năng lực và bản lĩnh trong lao động sáng tạo của con người, không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên, tự phát, mà phải trải qua quá trình đào luyện công phu, có hệ thống. Vì vậy Giáo dục hiện nay được nhìn nhận không phải là yếu tố phi sản xuất mà là yếu tố bên trong cấu thành của nền sản xuất xã hội. Thực tiễn cho thấy rằng không có quốc gia nào muốn phát triển mà ít đầu tư cho Giáo dục. Công cuộc chạy đua phát triển kinh tế của thế giới hiện nay là cuộc chạy đua về khoa học và công nghệ, chạy đua về phát triển Giáo dục - Đào tạo. Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã nhấn mạnh: Thực sự coi Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc Giáo dục - Đào tạo cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Đầu tư cho Giáo dục - Đào tạo là đầu tư cho phát triển.

 

doc16 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1470 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm trong quá trình xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chưa có học sinh học 02 buổi trên ngày do không có đủ số phòng học (Tại điểm chính, chỉ có 08 phòng học trên 14 lớp, do đó không còn phòng học để tiến hành mở lớp 02 buổi trên ngày) - Biện pháp: Tham mưu với các cấp có thẩm quyền, xin xây dựng thêm 06 phòng học Cấp trên có thẩm quyền chịu trách nhiệm chính. 2. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh a) Có biện pháp thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền. b) Sử dụng thường xuyên có hiệu quả các phòng chức năng, thư viện, các thiết bị giáo dục. c) Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá xếp loại học sinh theo quy định. * Đánh giá: Đạt 3. Thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ (PCGDTH-CMC) a) Tham gia thực hiện nhiệm vụ PCGDTH - CMC ở địa phương; có kế hoạch PCGDTH đúng độ tuổi; không để xảy ra hiện tượng tái mù chữ. b) Tổ chức tốt "Ngày toàn dân đưa trẻ em đến trường", huy động được ít nhất 97% số trẻ em trong độ tuổi đi học. c) Duy trì sĩ số, tỷ lệ học sinh bỏ học dưới 1%. * Đánh giá: Đạt 4. Chất lượng và hiệu quả giáo dục tính theo từng khối lớp a) Tỷ lệ học sinh lên lớp, hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 95%. b) Tỷ lệ học sinh được nhận xét thực hiện đầy đủ bốn nhiệm vụ của học sinh tiểu học (hoặc được xếp loại hạnh kiểm Tốt và Khá tốt) đạt ít nhất 95%. c) Tỷ lệ học sinh đạt danh hiệu Học sinh Giỏi đạt ít nhất 10%, Học sinh Tiên tiến đạt ít nhất 40%. d) Tỷ lệ học sinh xếp loại học lực môn loại Yếu (đối với những môn đánh giá bằng điểm số) và loại Chưa hoàn thành (đối với những môn đánh giá bằng nhận xét) không quá 5%. e) Hiệu quả đào tạo (tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm học) đạt ít nhất 90%. * Đánh giá: Chưa đạt - Nguyên nhân: Tỷ lệ học sinh Giỏi hàng năm đạt trên 10 %, song tỷ lệ học sinh Tiên tiến chỉ dừng lại ở mức khoảng 22 đến 25 % / năm. Lý do: Số phòng học chỉ đủ cho học sinh học 02 ca trên ngày, không còn phòng để nhà trường tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu. Chính vì vậy nên chất lượng học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu, tỷ lệ học sinh đạt loại Khá, Giỏi còn thấp, số lượng học sinh yếu còn cao. - Biện pháp: Các cấp có thẩm quyền xây dựng thêm cho đơn vị 06 phòng học để đủ số phòng theo quy định. Đánh giá tiêu chuẩn 5: Chưa đạt * Phần tổng hợp: TT Tiêu chuẩn Đạt Trách nhiệm Ghi chú 01 Tổ chức và quản lý x 02 Đội ngũ giáo viên x 03 Cơ sở vật chất - thiết bị trường học UBND các cấp, PGD&ĐT 04 Thực hiện công tác XHH giáo dục x 05 Hoạt động và chất lượng giáo dục Trường Tiểu học Sơn Đông * Phương án xây dựng các tiêu chí chưa đạt: 1. Các cấp có thẩm quyền (UBND huyện, Phòng GD&ĐT huyện) cần có biện pháp đốc thúc bộ phận thi công nhà Thư viện để đơn vị sớm được đưa vào sử dụng nhằm phục vụ cho công tác dạy học. 2. UBND xã và UBND huyện đầu tư kinh phí xây dựng khu vệ sinh cho giáo viên. 3. UBND huyện có kế hoạch đầu tư kinh phí xây dựng thêm 06 phòng học tại điểm chính để đủ số phòng theo quy định. - Nhà trường tiến hành tham mưu với địa phương, tổ chức mở lớp học 02 buổi trên ngày nhằm nâng cao chất lượng học sinh đáp ứng với yêu cầu. - Nhà trường đầu tư xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi để đạt yêu cầu (10 % học sinh Giỏi, 40 % học sinh Tiên tiến) * Dự trù kinh phí cần tiếp tục đầu tư: Sau khi đã trình các cấp có thẩm quyền nghiên cứu, phê duyệt đề án, Ban xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia tổ chức lên kế hoạch chỉ đạo các tiểu ban tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện theo nội các tiêu chí. Trong quá trình triển khai thực hiện, hàng quý đều tổ chức họp rút kinh nghiệm của quá trình triển khai thực hiện và đề xuất biện pháp xử lý những tình huống xảy ra ngoài dự kiến. 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp. - Các biện pháp, giải pháp nêu trên đã được sự ủng hộ, thống nhất cao trong Hội đồng sư phạm nhà trường, do đó tất cả các thành viên trong Hội đồng sư phạm đều đã quyết tâm nỗ lực phấn đấu hoàn thành các nội dung tiêu chí được phân công phụ trách. - Sau khi nhận được “Đề án xây dựng trường tiểu học Sơn Đông đạt chuẩn Quốc gia”, các cấp chính quyền địa phương đã thống nhất cao phương án mà nhà trường đã nêu ra, đồng thời đầu tư kinh phí để tiến hành xây dựng. - Lãnh đạo phòng GD&ĐT huyện đã đặc biệt quan tâm đến quá trình phấn đấu xây dựng của đơn vị. Bằng những sự chỉ đạo kịp thời, có hiệu quả, đã giúp cho nhà trường hoàn thành các mục tiêu về chuyên môn, chất lượng dạy học từng bước được nâng cao, tỷ lệ học sinh đạt từ trung bình trở lên đạt theo yêu cầu các tiêu chí. - Cộng đồng giáo dục và các ban ngành tại xã Hòa Sơn nói chung, hội phụ huynh học sinh nói riêng đều có sự quan tâm rất nhiều tới hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Ngay khi nghe nhà trường báo cáo về đề án xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, tất cả đều đã thống nhất cao như phương án của nhà trường. Bằng sự nổ lực của từng cá nhân, đã tạo điều kiện cho nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ trồng người. 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Qua gần 5 năm (2007-2011) tiến hành xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, đến tháng 10 năm 2011, nhà trường tự đánh giá lại 5 tiêu chuẩn và nhận thấy các tiêu chuẩn đều đảm bảo theo qui định và lập tờ trình báo cáo lên Phòng Giáo dục và Đào tạo và đã được UBND huyện Krông Bông thành lập đoàn về thẩm tra. Sau đó đã lập báo cáo gửi Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đăk Lăk về thẩm tra các tiêu chuẩn đều đạt và đề nghị UBND tỉnh Đăk Lăk công nhận trường Tiểu học Sơn Đông đạt chuẩn Quốc gia vào tháng 12 năm 2011. Từ khi trường đạt chuẩn đến nay, thành tích của trường luôn được giữ vững, chất lượng, hiệu quả giáo dục được nâng lên rõ rệt. Phong trào tự làm ĐDDH, viết SKKN, thi giáo viên giỏi đã gặt hái được nhiều thành công, phong trào “Vở sạch chữ đẹp” hàng năm đều đạt giải cao. Chi bộ đảng của nhà trường luôn đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh” có năm đạt chi bộ “Trong sạch vững mạnh xuất sắc”, công đoàn nhà trường, liên Đội TNTP Hồ Chí Minh luôn đạt danh hiệu “Xuất sắc”. Với những thành tích đạt được đã tạo niềm tin sâu sắc đối với lãnh đạo và nhân dân địa phương. III. Kết luận, kiến nghị: 1. Kết luận: Nhà trường không phải là nơi chỉ nhận chỉ thị và được phân bổ nguồn lực từ cấp trên xuống mà trong quá trình xây dựng và phát triển, nhà trường cần có sự hỗ trợ của cộng đồng về nhiều lĩnh vực. Khi xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường, Ban giám hiệu cần xác định rõ vai trò tích cực của cộng đồng trong việc quyết định những yêu cầu về nguồn lực. Nhà trường phải có kế hoạch chương trình hành động về xã hội hoá giáo dục, động viên và tranh thủ mọi nguồn lực trong xã hội cùng tham gia xây dựng và phát triển nhà trường. - Để cho công tác xã hội hoá giáo dục đạt được mục tiêu đề ra, trước hết nhà trường phải làm cho cộng đồng thấm nhuần được chủ trường xã hội hoá, biến mục tiêu phấn đấu xây dựng và phát triển của nhà trường cũng là mục tiêu phấn đấu của cộng đồng, nhà trường là một phần máu thịt của cộng đồng. - Đảng uỷ xã là chủ thể lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị tạo nên sức mạnh tổng hợp trong việc huy động xã hội hoá trong việc xây dựng và phát triển nhà trường. UNND xã đề ra những biện pháp điều hành sự thực hiện, phối hợp các lực lượng xã hội tham gia xây dựng nhà trường. - Hiệu trưởng nhà trường có kế hoạch tham mưu tốt cho lãnh đạo địa phương về công tác xã hội hoá giáo dục trong từng giai đoạn, năng động, nhạy bén đề ra những biện pháp, nội dung kịp thời, chủ động phối hợp, kêu gọi các tổ chức, cá nhân có nhiệt huyết với giáo dục tham gia xây dựng và phát triển nhà trường. 2. Kiến nghị: Kế hoạch xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia là một quá trình dài hạn, đòi hỏi sự góp công, chung sức của không chỉ Hội đồng sư phạm nhà trường mà phải là công sức của toàn xã hội. Ở đây đặc biệt là các cấp chính quyền địa phương từ huyện đến xã, trong đó không thể tách rời sự quản lý, chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo. Do đó, để thực hiện đúng tiến độ và có hiệu quả công tác xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia tại huyện Krông Bông, tôi xin được đề xuất một số kiến nghị như sau: - Các trường Tiểu học cần xây dựng một đề án chi tiết, chi tiết đến từng nội dung các tiểu mục của từng tiêu chí. Từ đó, sắp xếp nhân sự phụ trách thích hợp; Nêu rõ những nội dung nào, thuộc tiêu chí nào còn thiếu và đặc biệt là cần phân định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm xây dựng nội dung đó là của ai, cấp nào ? Để từ đó có hướng xử lý hoặc tham mưu kịp thời và đạt hiệu quả. - Các bộ phận, nhân sự được giao trách nhiệm phụ trách từng tiêu chí cần nắm bắt thông tin kịp thời, hàng quý, hàng năm cần dành thời gian hội ý trong nhóm để đưa ra kết luận về những kết quả đã đạt được hoặc chưa đạt được trong thời gian thực hiện, từ đó đúc rút kinh nghiệm và đề xuất hướng khắc phục. - Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo cần quan tâm hơn đến việc phát triển chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý để từ đó nâng cao chất lượng dạy học, đảm bảo yêu cầu về tỷ lệ học sinh khá giỏi và số lượng học sinh hoàn thành chương trình tiểu học hàng năm. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện cùng giúp đỡ các đơn vị trong công tác tham mưu về xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn. - Hiện nay, về cơ bản, các đơn vị trường học trên địa bàn huyện đều đã đảm bảo cơ sở vật chất tối thiểu phục vụ cho công tác dạy học; do đó, các cấp có thẩm quyền cần đầu tư cơ sở vật chất theo hướng cuốn chiếu, không đầu tư một cách dàn trải. Và trong kế hoạch đầu tư, cần tạo điều kiện cho các trường được phép tham gia vào quá trình tư vấn thiết kế để tạo sự hợp lý trong quy hoạch. Hòa Sơn, ngày 22 tháng 12 năm 2012 NGƯỜI VIẾT Cao Văn Ninh

File đính kèm:

  • docXay dung truong Tieu hoc dat chuan Quoc gia Cao Van Ninh.doc
Giáo án liên quan