Đề tài Một số kinh nghiệm giúp học sinh dân tộc giải toán có các yếu tố hình học ở lớp 2A

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

II THỰC TRẠNG

III GIẢI PHÁP

1 Điều tra tình hình

2 Giải pháp cụ thể

3 Ví dụ minh họa về hướng dẫn giải toán có các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2

IV MỘT SỐ KĨ NĂNG CẦN THIẾT GIÚP CHO VIỆC GIẢI TOÁN CÓ CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ

1 Rèn kĩ năng tóm tắt đề toán

 2 Rèn kĩ năng phân tích đề toán và nhận dạng toán

3 Rèn kĩ năng tìm cách giải

4 Rèn kĩ năng trình bày bài giải

5 Rèn kĩ năng thử lại bài toán

V KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

VI KẾT LUẬN

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm giúp học sinh dân tộc giải toán có các yếu tố hình học ở lớp 2A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luyện bản thân. - Hướng dẫn tính toán cộng – trừ – nhân – chia cho học sinh yếu bằng cách giao việc về nhà cho các em ôn luyện và khi đến lớp thì giáo viên kiểm tra. - Các tiết học tổ chức các trò chơi toán học, đố vui để các em mạnh dạn trong giải toán và cũng là tạo niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh yếu. - Việc sửa sai cho học sinh rất quan trọng nhất là đối với các em học sinh yếu vì nó bổ sung kiến thức và kịp thời khắc phục cho học sinh. Vì vậy sau mỗi giờ học, mỗi dạng toán tôi đều thu bài học chấm và chữa bài, sửa sai cho các em. - Trong giờ học chú ý giúp đỡ, kèm cặp cho những em yếu. Hàng tuần, hàng ngày phụ đạo thêm ngoài giờ. - Ở lớp, phân công“ Đôi bạn cùng tiến”, tổ chức thi đua trong lớp có tuyên dương, khen thưởng kịp thời. - Cuối mỗi giờ toán, tôi đều giao bài tập về nhà để các em luyện thêm và để phụ huynh kèm thêm cho các em. - Cuối mỗi chương, mỗi phần toán đã học, tôi đều ra một bài kiểm tra để học sinh làm. Qua đó, nắm được việc nhận thức của học sinh yếu để có hướng phụ đạo kịp thời. - Kiểm tra thường xuyên sách vở, việc ghi chép và đồ dùng học tập của các em học sinh yếu. - Động viên các em tìm hiểu sách báo toán tuổi thơ, đố vui toán học, xem chương trình ti vi nói về toán học…để các em mở mang kiến thức và hiểu biết. Trước hết thông qua một số ví dụ, giúp học sinh nắm được ý nghĩa của dạng bài “nhiều hơn, ít hơn”, “dài hơn, ngắn hơn”,“ nặng hơn, nhẹ hơn”… và các bước tính: - Dạng bài toán tìm số “nhiều hơn” làm tính cộng. - Dạng bài toán tìm số “ít hơn” làm tính trừ. - Tính độ dài đường gấp khúc biết các cạnh. - Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh là: 8cm , 12 cm , 7 cm và 13cm. - Tính chu vi hình tứ giác có độ dài các cạnh là: 18dm , 12 dm , 13dm. - Cho học sinh nhắc lại ghi nhớ nhiều lần: 3. VÍ DỤ MINH HỌA VỀ VIỆC GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC GIẢI TOÁN CÓ CÁC YẾU TỐ HÌNH Ở LỚP 2A (Phần giải toán về tính chu vi hình tam giác) Bước 1: Trước hết thông qua một số ví dụ, giúp học sinh nắm được ý nghĩa của dạng bài tính chu vi của hình tam giác, nghĩa là tính “Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác” với các bước tính: - Tìm số đo của các cạnh.( Hình tam giác có mấy cạnh?) - Lấy số đo của ba cạnh cộng với nhau (là tính Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác). - Cho học sinh nhắc lại ghi nhớ nhiều lần: Muốn tính chu vi hình tam giác,(hình tứ giác), ta tính Tổng độ dài của các cạnh Bước 2: - Giúp học sinh xây dựng quy trình giải toán như sau: + Đọc kĩ đề + Phân tích – Tóm tắt đề. + Nhận dạng toán. + Dựa vào dạng toán tìm cách giải. Trình bày bài giải. Nhắc học sinh ghi nhớ và tạo thói quen áp dụng đầy đủ các bước trong quy trình khi giải bất kì bài toán nào. Bước 3: Làm mẫu - Nêu ví dụ: Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh là: 20dm , 30dm và 40 dm. - Gọi vài học sinh đọc lại đề (để tránh việc những học sinh khác chỉ ngồinghe, xem, ghi chép một cách thụ động, giáo viên cho các em cùng theo dõi và dùng bút chì gạch 1 gạch dưới yếu tố đề bài cho biết, gạch 2 gạch dưới yếu tố cần tìm). - Hướng dẫn phân tích và tóm tắt đề bài: + Bài toán hỏi gì? (tính chu vi hình tam giác ) + Muốn tìm được chu vi hình tam giác ta làm thế nào ? ( ta tính Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác). + Hướng dẫn tóm tắt + Bài toán thuộc dạng nào? (dạng tìm tổng) + Muốn tìm được chu vi hình tam giác ta làm thế nào? (lấy 20 + 30 + 40 ). - Cho 1 học sinh lên bảng hoàn thiện bài giải, những học sinh khác làm vở Nháp. - Giáo viên, học sinh cùng nhận xét, sửa và chốt cách làm đúng. Bài giải Chu vi hình tam giác là: 20 + 30 + 40 = 90 ( dm) Đáp số: 90 dm Bước 4: Vận dụng tính chu vi của hình tam giác - Cho học sinh làm những bài tập tương tự - Giáo viên chú ý hướng dẫn cho những học sinh yếu tìm tổng (thực hiện phépcộng) ba số, chẳng hạn: Tính chu vi của hình tam giác có độ dài của các cạnh là: 10cm, 20cm và 20cm Bước 5: Kiểm tra, sửa bài Hướng dẫn học sinh thử lại: Tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác là đúng. Chẳng hạn: 10 + 20 = 30 + 20 = 50 đúng Hướng dẫn học sinh chú ý thực hiện hình tam giác tính tổng thì lấy số đo của ba cạnh cộng với nhau. Tương tự Hình tứ giác có bốn cạnh thì lấy số đo của bốn cạnh cộng với nhau. Riêng với học sinh yếu các em rất hay nhầm giữa các dạng toán.Vì vậy bước tìm hiểu đề cần phân tích thật kỹ cho học sinh so sánh sự giống - khác nhau giữa các dạng toán để các em định hướng được dạng toán mình đã học. IV. MỘT SỐ KĨ NĂNG CẦN THIẾT GIÚP CHO HỌC SINH DÂN TỘC GIẢI TOÁN Ở LỚP 2A CÓ CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ Rèn kĩ năng tóm tắt đề toán Mỗi dạng toán có những cách tóm tắt khác nhau, có dạng tóm tắt bằng lời nhưng cũng có dạng toán tóm tắt bằng sơ đồ.Với dạng toán này, cần hướng dẫn các em nên tóm tắt bằng lời.Vì vậy, khi hướng dẫn dạng toán này, tôi thường giảng tỉ mỉ và đưa ra cách tóm tắt ngắn gọn, chính xác để các em học tập theo. Sau đó, để kiểm tra xem tất cả các em có tóm tắt đúng không sau bước tìm hiểu đề và phân tích đề tôi yêu cầu các em tóm tắt vào bảng con, đi tới chỗ từng học sinh yếu hướng dẫn và giúp đỡ các em , nếu các em chưa hiểu bài và chưa tóm tắt được. 2. Rèn kĩ năng phân tích đề toán và nhận dạng toán Tôi hướng dẫn học sinh dựa vào tóm tắt – gợi ý để học sinh trả lời câu hỏi. Bài toán hỏi gì?. Bài toán cho biết gì?. Muốn tìm cái chưa biết phải dựa vào những yếu tố nào đã biết và làm tính gì? Cứ như thế với từng vần đề một, hướng dẫn học sinh hướng tới điều cần tìm trong bài toán. Riêng học sinh yếu, cần giúp các em bằng cách trực quan, gọi mở dần từng chi tiết nhỏ hoặc chỉ trên sơ đồ để các em nhận biết dạng và tìm ra cách làm đúng. 3. Rèn kĩ năng tìm cách giải. Giúp học sinh biết dựa vào các yếu tố đã biết và mối quan hệ giữa cac yếu tố đã biết, yếu tố phải tìm để nhận dạng toán. Trên cơ sở các dạng đã học để tìm ra cách giải. Từ các gợi ý hướng các em đến cách giải bài toán bằng suy luận, giải miệng đến tìm đáp số trong bài toán. 4. Rèn kĩ năng trình bày bài giải. Khi làm bài toán giải có lời văn, nếu tóm tắt đúng, làm phép tính đúng mà ghi lời giải thiếu hoặc sai thì thật là một thiếu sót. Lời giải của bài toán có vị trí rất quan trọng. Có rất nhiều học sinh hiểu bài nhưng phần ghi lời giải lúng túng. Vì vậy khi dạy cần áp dụng biện pháp rèn cho học sinh ghi lời giải đúng phải bám vào câu hỏi, bám vào các ý trong từng nội dung của bài để ghi một cách ngắn gọn, kèm với phép tính chính xác. 5. Rèn kĩ năng thử lại bài toán Muốn biết học sinh làm đúng hay sai ta phải thử lại. Vì vậy, ngay ở trước bước phân tích đề, cần cho học sinh xác định dạng toán để tìm số chưa biết từ đó biết cách thử lại phù hợp với từng dạng bài. Thông qua việc giải các bài toán trên, cần kết hợp luyện thêm cách trình bày và diễn đạt, đồng thời củng cố cho học sinh cách cộng – trừ - nhân – chia các phép tính. Bên cạnh việc rèn các kĩ năng trên, một yếu tố quan trọng giúp học sinh học toán tốt là các phương tiện, dụng cụ học tập như: Sách giáo khoa, sách tham khảo, vở, bảng, phấn … phải đầy đủ. Ngoài ra, gia đình cũng như các thầy giáo, cô giáo cần phải tạo cho học sinh tinh thần thỏa mái, hứng thú học tập nhất là đối với học sinh dân tộc khi đến lớp cũng như ở nhà thì các em mới có niềm say mê học toán và học tốt hơn. V/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua thời gian nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp để khắc phục tình trạng về chất lượng giải một số dạng toán cho học sinh dân tộc ở lớp 2A, đồng thời qua việc vận dụng có hiệu quả các giải pháp đến nay nhìn chung đã thu hút, lôi cuối học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập ở trên lớp, tự giác hoàn thành các bài tập ở nhà. Hầu hết học sinh đã cơ bản biết thực hiên các bước giải một bài toán và trình bày hoàn thiện các bài toán thông thường như các dạng đã học. Thành công này thể hiện cụ thể: Loại giỏi : 34% Loại khá : 22% Loại trung bình : 40 % Loại yếu : 4% . VI/ KẾT LUẬN Qua một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh dân tộc giải toán có các yếu tố hình học ở lớp 2A, tôi nhận thấy học sinh có nhiều tiến bộ. Học sinh chăm chú say mê học toán, các em không ngại khi giải các bài toán có các yếu tố hình học. Học sinh tích cực, chủ động, tìm tòi, sáng tạo xây dựng kiến thức của bài học. Nhờ vậy mà học sinh nắm bài nhanh, nhớ kiến thức nhanh hơn, chắc chắn hơn và tự tin làm cho không khí tiết học sôi nổi, không gò bó, học sinh được thực sự bộc lộ hết khả năng của mình. Từ đó có hướng thú học toán, tạo thành thói quen tự suy nghĩ, chủ động làm bài để tìm ra cách giải hay và nhanh nhất, đáp ứng được mục tiêu của cấp học và phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước. Để làm tốt được việc đó đòi hỏi người giáo viên có tính kiên trì, chịu khó trong mỗi tiết học. Tôi nghĩ rằng việc làm hôm nay là vì tương lai của các em mai sau và cũng là sự nghiệp đổi mới của đất nước. Trên đây là một số kinh nghiệm, biện pháp mà tôi thực hiện đề tài, tôi mong muốn được đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học giải toán có các yếu tố hình học cho học sinh dân tộc ở lớp 2A nói riêng và chất lượng môn Toán cho khối lớp 2 nói chung. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của Ban giám khảo để giúp tôi hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Tôi xin chân thành cảm ơn. Xét duyệt của Ban giám hiệu Đạ Rsal, ngày 25 / 5/ 2012 Người viết Buøi Thanh Huyeàn DANH MUÏC TAØI LIEÄU THAM KHAÛO 1. Giaùo trình Toaùn (PGS.TS .Ñoã Ñình Hoan )Ñaïi Hoïc Sư phạm Hà Nội. 2. Saùch giaùo khoa vaø saùch giaùo vieân lôùp 2 NXBGD 3. Phöông phaùp daïy hoïc Toaùn ôû Tieåu hoïc . 4. Daïy lôùp 2 theo chöông trình Tieåu hoïc môùi (Döï aùn phaùt trieån giaùo vieân Tieåu hoïc ). 5. Ñoåi môùi phöông phaùp daïy hoïc ôû Tiểu hoïc NXBGD . 6. Taïp chí theá giôùi trong ta. 7. Caùc taøi lieäu tham khaûo khaùc .

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM LOP 2 GIAI TOAN CO LOI VAN.doc
Giáo án liên quan