Đề tài Một số giải pháp xây dựng trường học đáp ứng đầy đủ các tiêu chí "trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường tiểu học

Trường Tiểu học xxx , huyện xxx , tỉnh xxx có xxx học sinh được biên chế vào lớp. Đội ngũ cán bộ, giáo vien, nhân viên có người. Cơ sở vật chất gồm có phòng học và phòng làm việc. Trường năm trong diện chờ di dời địa điểm do ở sát gần khu vực nghĩa trang nên không được phép đầu tư nâng cấp, sửa chữa lớn

doc15 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp xây dựng trường học đáp ứng đầy đủ các tiêu chí "trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện ( CSTĐ cơ sở). Đồng thời, để thực hiện dạy học có hiệu quả, phát huy tính tích cực của học sinh trong điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn. Nhà trường đã cố gắng sắp xếp 01 phòng dành riêng cho giảng dạy âm nhạc, 01 phòng dành riêng cho việc giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin. Đồng thời, tham mưu xin xhủ trương của chính quyền địa phương trong công tác xã hội hóa giáo dục. Nhà trường đã vận động Mạnh Thường Quân, Hội cha mẹ học sinh chung tay góp sức xây dựng 01 nhà đa năng (thiết kế dạng nhà vòm) với diện tích 120 m2 dành cho việc tổ chức giảng dạy môn Thể dục và tổ chức các hội thi, các hoạt động ngoại khóa. Nội dung 3: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Bên cạnh việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục chính khóa, nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Phối hợp tổ chức tốt buổi nói chuyện giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng kiềm chế cảm xúc bản thân do Sở LĐ-TB-XH chủ trì dành cho học sinh lớp Ba, lớp Bốn và lớp Năm. Tổ chức giao lưu văn nghệ, ủng hộ trẻ em khuyết tật do ảnh hưởng chất độc da cam – Đioxin (1.524.000 đồng), mua sản phẩm tăm tre ủng hội người mù (700.000 đồng). Đặc biệt tại trường, hàng năm vào đầu năm học và chuẩn bị Tết Nguyên Đán, nhà trường đã tổ chức tốt công tác vận động Mạnh Thường Quân và học sinh tiết kiệm tiền để mua áo trắng tặng cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn (145 áo trắng ~ 5.800.000 đồng). Nội dung 4: Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh. Thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể lành mạnh ở các tiết sinh hoạt tập thể lớp, sinh hoạt Đội và Sao nhi đồng. Hình thành và duy trì 5 câu lạc bộ văn nghệ tham gia biểu diễn trong các giờ chào cờ đầu tuần, 5 câu lạc bộ yêu thích toán học. Định kỳ theo chủ điểm và thời điểm kiểm tra định kỳ, nhà trường tổ chức các trò chơi dân gian, trò chơi vận động, các môn của Hội khỏe Phù Đổng cấp trường như Bóng đá mini, cầu lông, bật xa tại chỗ, chạy 30 m và các Hội thi Rung chuông vàng ôn tập kiến thức đã học chuẩn bị cho kiểm tra định kỳ. Nhà trường đã vận động và hình thành 03 bàn bóng bàn và 02 sân cầu lông dành cho giáo viên và học sinh tham gia. Xây dựng hộp thư “Điều em muốn nói” của mỗi lớp, của trường và bảng tin “Hoạt động của chúng em” để học sinh có cơ hội được bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm. Đồng thời qua đó, giáo viên cũng nhận được sự phản hồi và có hình thức xử lý kịp thời giúp các em tự tin hơn trong học tập, vui chơi. Đặc biệt, phối hợp vận dụng nhiều hình thức tổ chức các hoạt động trong giờ chào cờ đầu tuần. Sau phần phận xét đánh giá nề nếp của Liên đội; nhận xét đánh giá và chỉ đạo của Ban giám hiệu sẽ là nội dung tổ chức trò chơi, giao lưu văn nghệ, đố vui, … đây là điểm mới nhằm làm giảm bớt sự căng cứng và mệt mỏi của những giờ sinh hoạt chào cờ thứ hai đầu tuần. Nội dung 5: Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. Nhà trường đã nhận chăm sóc Đền có tại địa phương. Hằng năm tổ chức cho các em làm vệ sinh, chăm sóc cây và cùng tham dự lễ Giỗ tổ do địa phương tổ chức. Qua đó giáo dục cho các em truyền thống xây dựng, giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc. Chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống các ngày lễ kỷ niệm: Chủ động mời Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên xã ôn truyền thống và chuẩn bị nội dung hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đố vui liên quan đến chủ điểm cho học sinh toàn trường cùng tham gia. Nhìn chung, để đạt được kết quả như đã nêu trên. Bên cạnh những công việc cụ thể, theo tôi cần có sự định hướng khái quát khi tổ chức thực hiện như sau: Một là: Chủ động trong công tác tuyên truyền để từng bước nâng dần và tạo được sự đồng tình ủng hộ trong cộng đồng; thu hút được sự tham gia đông đảo, tích cực của giáo viên và học sinh; tranh thủ chủ trương ủng hộ của chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm và Mạnh Thường Quân. Hai là: Tổ chức phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa các bộ phận, các đoàn thể trong khâu xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Nội dung kế hoạch các hoạt động giáo dục đảm bảo đa dạng hóa các hình thức và phù hợp với tâm lý lứa tuổi, với chương trình giáo dục. Hình thức tổ chức nhẹ nhàng, vui vẻ, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và khả năng kinh phí của nhà trường. Thời gian, thời lượng và địa điểm đảm bảo đúng lúc, vừa đủ và phù hợp với tình hình thực tế. Ba là: Tranh thủ nguồn lực từ trong nhà trường và tổ chức tốt việc huy động nguồn lực xã hội. Hiệu trưởng phải là người thực sự gương mẫu, đi đầu, mạnh dạn đổi mới và dám chịu trách nhiệm trong công tác; phải có sự am tường trong mọi lĩnh vực để phân công - phân nhiệm hợp lý; biết tập trung sức mạnh và trí tuệ của tập thể khi tham gia công việc chung; xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết và sự đồng lòng quyết tâm. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Chính nhờ tổ chức đa dạng hóa các hoạt động giáo dục và công tác huy động nguồn nhân lực, vật lực đã thể hiện mối dây thiện giữa thầy và trò, giữa trò với trò góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Tạo nên cảnh quang môi trường Xanh - Sạch - Đẹp, góp phần thành công cho việc tổ chức các hoạt động, các hội thi và động viên kịp thời những giáo viên, học sinh đạt thành tích cao trong nhà trường. Công tác huy động nguồn nhân lực cho thấy rõ hơn tinh thần đoàn kết trong nhà trường và sự đồng thuận của cộng đồng trong việc hưởng ứng tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học. Môi trường sư phạm bước đầu đạt được các yêu cầu về chuẩn trường học Xanh - Sạch - Đẹp cấp tỉnh năm 2010. Cơ sở vật chất được nâng cấp: sửa được 50 bộ bàn ghế, quét vôi 14 phòng học, nâng cấp khu vệ sinh học sinh, xây dựng 01 nhà đa năng, trang bị được 01 phòng 8 máy vi tính do công ty NEO tặng, hình thành 01 khu vui chơi với các trò chơi vận động ngoài trời như: Cầu tuột, cầu bập bênh, cầu thăng bằng và ghế ngồi đọc sách; Có khu vệ sinh an toàn, hợp vệ sinh dành cho giáo viên riêng (02 nhà) và học sinh riêng (06 nhà/ 450 học sinh/ buổi. Bình quân 75 học sinh/ 01 nhà vệ sinh). Số cây cảnh do phụ huynh học sinh các lớp đóng góp 25 chậu cây cảnh (trị giá khoảng 4.200.000 đồng). Huy động được 250 áo trắng, 100 bộ sách giáo khoa, 100 cái cặp, 2000 quyển tập, 500 cây viết và 20 suất học bổng mỗi suất 250.000 đồng từ nguồn hỗ trợ của các nhà hảo tâm, Mạnh Thường Quân. Quỹ khuyến học của Hội CMHS dành riêng cho khen thưởng hàng năm bình quân khoảng 12.000.000 đồng. Nề nếp và chất lượng dạy - học được nâng lên, mối quan hệ giữa Thầy với Thầy, giữa Thầy với Trò và giữa Trò với Trò ngày càng thân thiện. Tạo dựng được niềm tin với Cha mẹ học sinh đối với giáo viên, với Nhà trường. Phụ huynh học sinh quan tâm nhiều đến việc học tập của con em. Số học sinh được tham gia các trò chơi lành mạnh trong giờ chơi ở sân trường ngày càng nhiều hơn. Hạn chế đến mức tối đa không để học sinh bỏ học. Kết quả giáo dục có 100 % Học sinh Thực hiện đầy đủ; Học sinh Giỏi xấp xỉ 40 % ; Học sinh Tiên tiến trên 40 % và Học sinh lên lớp thẳng đạt 99 %. Về các hoạt động phong trào trong những năm gần đây đạt khá nhiều giải cấp huyện, cấp tỉnh như: 12 Học sinh đạt giải cấp huyện trong Hội thi Vở sạch - Chữ đẹp; Giải Nhì đồng đội cấp huyện Hội thi Vở sạch - Chữ đẹp; 05 học sinh đạt giải Học sinh Giỏi giải Toán qua Internet cấp huyện; Có 24 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy Giỏi cấp trường, 02 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy Giỏi cấp Huyện và 02 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy Giỏi cấp Tỉnh. Tỉ lệ học sinh trong độ tuổi ra lớp hàng năm đạt tỉ lệ 100% và tỉ lệ phổ cập đúng độ tuổi hàng năm duy trì bền vững, đạt từ 90 đến 94 %. Xếp loại Trường học thân thiện-Học sinh tích cực năm học 2010-2011: Tốt. Tập thể nhà trường được UBND tỉnh xxx tặng danh hiệu TẬP THỂ LAO ĐỘNG XUẤT SẮC năm học 2010-2011. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Để thực hiện tốt công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục, tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục và huy động nguồn lực trong phong trào xây dựng Trường học thân thiện - học sinh tích cực trước hết phải phát huy nguồn lực từ trong nhà trường và tổ chức tốt việc huy động nguồn lực xã hội. Ngoài việc, Hiệu trưởng phải thực sự gương mẫu, đi đầu trong công tác; phải có sự am tường trong mọi lĩnh vực để phân công - phân nhiệm hợp lý; biết tập trung sức mạnh và trí tuệ của tập thể khi tham gia công việc chung; xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết và sự đồng lòng quyết tâm; Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và niềm tin của cộng đồng để có giải pháp phù hợp; Giao trách nhiệm, phân công tham mưu xây dựng kế hoạch phải song song với việc kiểm tra, đôn đốc, động viên và điều chỉnh kịp thời khi phát hiện điều bất cập. Trong quá trình thực hiện phong trào xây dựng Trường học thân thiện - học sinh tích cực bản thân tôi đúc rút và ghi nhận một số kinh nghiệm bước đầu như sau: Một là, phải tổ chức phối hợp xây dựng kế hoạch đa dạng hóa các hoạt động giáo dục ngay từ đầu năm học, kiên trì thực hiện và làm tốt công tác tuyên truyền để tạo được sự đồng tình ủng hộ. Hai là, phải căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, địa phương để xác định nội dung tham gia, mức độ yêu cầu trong từng năm. Từ đó, lên kế hoạch huy động nguồn lực, tập trung đầu tư vào những nội dung ưu tiên chứ không dàn trải để tránh quá tải làm ảnh hưởng đến các hoạt động giảng dạy và giáo dục khác. Ba là, phải giải quyết tốt từ khâu nhận thức của giáo viên về yêu cầu tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Chặt chẽ ngay từ khâu phân công, bố trí nhân lực một cách hợp lý theo sở trường, chuyên môn của từng người. Phát huy đúng mức vai trò của Tổng phụ trách Đội, các đoàn thể và bộ phận trong nhà trường. Những giải pháp này có thể là không mới, có thể chưa hay lắm, chưa phù hợp lắm với mặt bằng chung trên địa bàn. Song với những kết quả đạt được bước đầu rất khả quan ở đơn vị rất mong được đóng góp một số kinh nghiệm đã được trải nghiệm thực tiễn có tính khả thi và hy vọng có thể vận dụng được trong công tác quản lý giáo dục. TÀI LIỆU THAM KHẢO Chỉ thị 40/2008-CT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 07 năm 2008. Mạng Internet các vấn đề về Giáo dục.

File đính kèm:

  • docSKQLGD mot so giai phap XD truong hoc dap ung day du cac tieu chi truong hoc than thien hs tich cuc o truong tieu hoc.doc
Giáo án liên quan