Đề tài Một số giải pháp tổ chức thực hiện phong trào: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại trường tiểu học Hiệp Phước

“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một chủ trương lớn được lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, nhắc nhở toàn ngành giáo dục và đào tạo thực hiện ngay từ những ngày đầu năm học 2008-2009. Ngày 15 tháng 5 năm 2008 GS-TS Nguyễn Thiện Nhân, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với mong muốn động viên khuyến khích các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp và toàn thể học sinh cùng với các lực lượng ngoài xã hội tích cực chủ động tham gia xây dựng môi trường gíao dục thân thiện, an toàn hình thành và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và tu dưỡng đạo đức.

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp tổ chức thực hiện phong trào: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại trường tiểu học Hiệp Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ằm xây dựng chuyên đề “ thân thiện trong giảng dạy và trong công tác chủ nhiệm” để thực hiện tố nội dung thứ hai: ”Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập” 2.2 Tổ chức thực hiện theo 5 nội dung của cuộc vận động: + Nội dung 1: “Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an tòan” Nhà trường đã được sự đồng thuận của BĐD Cha mẹ học sinh mỗi năm học giúp nhà trường tu bổ cơ sở vật chất như: Làm bờ kè, tráng bê tông sân trường, trồng cây bóng mát, tăng cường các chậu hoa kiểng, mua sắm ghế ngồi chào cờ, lắp đặt hệ thống nước tiệt trùng cho học sinh sử dụng, lắp thêm dãy thanh chắn lan can lầu để tránh tai nạn… + Nội dung 2: ”Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập” Tổ chuyên môn thực hiện chuyên đề: “thân thiện trong giảng dạy và trong công tác chủ nhiệm” Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến cùng thầy cô thực hiện các giải pháp để việc dạy và học đạt hiệu quả cao. Việc làm nầy tương đối khó cần nhiều thời gian để thầy và trò thay đổi cách hành xử trong giảng dạy, học tập và kết quả thực hiện chuyên đề được đánh giá qua dự giờ, thăm lớp, trong các tiết hội giảng, trong các lần kiểm tra chuyên đề, tòan diện. + Nội dung 3: ” Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh” Xây dựng và thực hiện một số quy tắc ứng xử thân thiện giành cho giáo viên và học sinh. Đội TNTP HCM vận động thực hiện các phong trào ứng xử văn hóa trong học sinh như phong trào :”Gọi bạn xưng mình, xưng tên; đôi bạn cùng tiến…” Rèn luyện sức khỏe, kỹ năng phòng chống TNGT, đuối nước: Kết hợp với các CLB võ thuật ở TTVH& HTCĐ của xã (Vovinam, Karatedo) CLB Aerobic. Vận động học sinh đăng ký tham gia tập luyện, thi đấu… + Nội dung 4: “Tổ chức các họat động tập thể vui tươi, lành mạnh” Lần lượt giới thiệu và tập cho học sinh một số trò chơi dân gian trong nhà trường và gia đình như: “Ô ăn quan, lò cò, bỏ khăn, đánh chuyền, rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê, nhảy bao bố…Giáo viên thể dục cùng với Tổng phụ trách thực hiện trong các họat động ngòai giờ, ngọai khóa Tổ chức thi đố em, “Rung chuông vàng”, cho học sinh sưu tầm ca dao tục ngữ, hát ru ở địa phương, sưu tầm tranh ảnh phục vụ các chủ điểm trong năm học và làm báo tường nhân ngày 20/11, Tết cổ truyền, làm báo ảnh phòng chống TNXH trong trường học, An tòan Giao thông … + Nội dung 5: “Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương” Nhà trường đã đăng ký với UBND xã Hiệp Phước cho học sinh chăm sóc bia tưởng niệm anh hùng, liệt sĩ của xã tọa lạc tại đình thần ấp 3. BGH và phụ trách Đội TNTP phân công cho các Chi đội hàng tuần đến làm cỏ, quét dọn, lau chùi bia, lư hương… Bên cạnh việc chăm sóc bia Liệt sĩ các Chi đội còn phân công chăm sóc, tặng quà cho 5 bà mẹ Liệt sĩ ở xã. BGH thường xuyên liên hệ với Hội Cựu chiến binh xã tuyên truyền về truyền thống đấu tranh của nhân dân địa phương trong hai cuộc kháng chiến. 2.3 Tổ chức theo dõi, đánh giá, rút kinh nghiệm từng thời điểm: + Đối với tổ chuyên môn: Hàng tháng tổ chuyên môn theo dõi việc thực hiện 5 nội dung của cuộc vận động về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong tổ, trong các lớp, tiến hành đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong giao tiếp, trong học tập, rèn luyện, vui chơi. Cuối học kỳ và cuối năm học các tổ chuyên môn báo cáo cụ thể cho BCĐ việc thực hiện phong trào, các thành tựu đã đạt và những hạn chế cần khắc phục và cần sự giúp đỡ của nhà trường, rút ra những bài học kinh nghiệm khi thực hiện phong trào. + Đối với nhà trường: Bám sát các tiêu chí đánh giá, xếp lọai ban hành kèm theo văn bản số 754/SGD&ĐT-VP ngày 11/5/2009 của Sở Giáo dục đào tạo Đồng Nai để tự đánh giá kết quả phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” hàng năm gồm 6 nội dung và tổng điểm tối đa 100điểm BGH tập hợp các báo cáo của từng tổ chuyên môn và BCĐ phong trào phối hợp với BĐD CMHS, đại diện chính quyền địa phương cùng tiến hành đánh giá theo Phiếu đánh giá của Sở GD&ĐT cho điểm một cách trung thực đồng thời rút kinh nghiệm những việc chưa làm được hay làm chưa tốt để phấn đấu cho năm học sau thực hiện tốt hơn. IV.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Qua gần 4 năm triển khai thực hiện phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Trường Tiểu học Hiệp Phước đã đạt được một số kết quả sau: Bằng những bước đi thích hợp, những việc làm cụ thể sáng tạo , phù hợp với đặc điểm tình hình của trường ở địa phương phong trào đã được tuyên truyền và triển khai sâu rộng từ nhà trường đến gia đình và xã hội, tạo được sự đồng tình ủng hộ của chính quyền đòan thể và nhất là BĐD CMHS, giáo viên và học sinh. - Được sự hỗ trợ của địa phương, các mạnh thường quân, BĐD CMHS cùng nhà trường thực hiện việc tu sửa làm mới tạo cảnh quan sạch đẹp an tòan ở các điểm học với các hạng mục và kinh phí như sau: + Làm bờ kè ngăn nước từ lộ 19 38 triệu KP Huyện + Xây 2 Nhà vệ sinh điểm ấp 4 64 triệu KP Huyện + Tráng bê tông sân trường ấp 4 40 triệu KP CMHS + Lắp đặt hệ thống nước tiệt trùng 20 triệu KP MTQ + Lắp thêm lan can lầu 12 triệu KP CMHS + Trồng cây bóng mát 7 triệu KP MTQ + Ghế ngồi chào cờ 15 triệu KP CMHS + Mua 5 máy vi tính, bàn, nối mạng 45 triệu KP CMHS - Nhà trường đã tổ chức cho giáo viên rhực hiện phương pháp dạy học tích cực, khuyến khích học sinh nêu ý kiến, nêu thắc mắc, chủ động tham gia các họat động ngọai khóa. Thái độ giáo viên trong giờ lên lớp, trong công tác chủ nhiệm đã có sự gần gủi, thân thiện, thương yêu và tôn trọng học sinh. Các hiện tượng la mắng, trách phạt khi học sinh phạm lỗi đã được hạn chế ở mức thấp nhất. Nhà trường đã đạt nhiều thành tích trong các hội thi VSCĐ, Olympic Tóan, tiếng Anh cấp huyện và cấp Tỉnh. - Học sinh đã có một số kỹ năng ứng xử hợp lý, có văn hóa trước một số tình huống trong học tập, trong giao tiếp, có thói quen làm việc và họat động theo nhóm. Trong những năm qua không để xảy ra tai nạn giao thông, đuối nước, thương tích. - Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. Đưa các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Tham mưu nguồn kinh phí từ phụ huynh để làm phần thưởng cho các trò chơi, các hoạt động. Học sinh đã ham thích các trò chơi dân gian, các họat động tập thể vui tươi ở trường, hàng trăm học sinh tham gia các CLB võ thuật, Aerobic ở TTVHTT-HTCĐ ở xã. - Việc chăm sóc bia liệt sĩ ở xã và thăm viếng tặng quà cho các bà mẹ liệt sĩ trong xã đã thành công việc thường xuyên của các em theo định kỳ và trước các ngày lễ lớn trong năm như 2/9, 30/4, 7/5, 19/5, 27/7… V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một việc làm đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục trên thế giới, nhưng đây là một việc làm khó khăn, phức tạp đòi hỏi sự kiên trì của lãnh dạo ngành giáo dục và của Hiệu trưởng các trường học . Phong trào nầy vì có tình xã hội rộng rãi nên phải làm tốt công tác tuyên truyền, tạo được sự đồng tình ủng hộ của chính quyền, các đòan thể, phụ huynh học sinh và nhất là phải thu hút tòan thể giáo viên, học sinh tham gia. Phong trào có các yêu cầu và nội dung liên quan đến nhiều họat động giáo dục trong nhà trường nên phải căn cứ vào điều kiện của từng trường để xác định nội dung nào tham gia trước nội dung nào sau , mức độ yêu cầu trong từng năm như thế nào, để tránh quá tải làm ảnh hưởng đến các họat động giảng dạy và giáo dục khác của trường. Việc tham mưu, vận động các cấp chính quyền, các mạnh thường quân ủng hộ tinh thần và vật chất cho nhà trường thực hiện phong trào là rất quan trọng, người Hiệu trưởng cần năng động, quan hệ tốt tạo sự đồng thuận ủng hộ chứ không hề tạo cảm giác xin xỏ hay làm khó để đạt mục đích. Trong nội bộ nhà trường cần phải giải quyết tốt khâu nhận thức của giáo viên về phong trào để giáo viên có sự tự giác khi thực hiện vì thay đổi một thói quen là rất khó. Một số giáo viên có tác phong sinh họat chưa chuẩn mực, ít chịu khó khi quan hệ giao tiếp với học sinh, ít thân thiện nên rất dễ tạo ra khỏang cách giữa thầy và trò. Song song với việc giải quyết nhận thức, Hiệu trưởng cần phải tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm thực hiện và luôn đôn đốc, nhắc nhở. Việc kiểm tra của tổ chuyên môn, của đòan thể nên thực hiện thường xuyên một các nhẹ nhàng không gây áp lực cho giáo viên và học sinh. VI. KẾT LUẬN: Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là việc làm tương đối mới và khó cần có thời gian và đòi hỏi sự kiên trì khắc phục khó khăn và sự vận dụng linh họat các biện pháp để huy động tốt nhất các lực lượng trong và ngòai nhà trường tham gia. Những việc làm được trong các năm qua của Trường Tiểu học Hiệp Phước còn rất khiêm tốn, chưa đạt được những kết quả mong muốn Rất mong sự góp ý chân tình của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH: 1. “Cẩm nang XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC “ của các tác giả: PGS.TS Đặng Quốc Bảo, TS. Nguyễn Thị Bảy, ThS. Bùi Ngọc Điệp, ThS Bùi Đức Thiệp, TS. Ngô Thị Tuyên -Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2009 Mã số: PGK06B9. 2. Các văn bản của BGDĐT: *Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đọan 2008-2013 *Kế họach 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 Của Bộ giáo dục và đào tạo về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008-2009 và giai đọan 2008-2013. *Kế họach liên ngành 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN ngày 19/8/2008 giữa Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch và Trung ương Đòan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đọan 2008-2013 Người thực hiện HỨA TRƯỜNG XUÂN

File đính kèm:

  • docSKKN To chuc thuc hien PTTD THTTHSTC tai Truong THHiep Phuoc.doc
Giáo án liên quan