Trong hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia thì giáo dục Tiểu học giữ vị trí rất quan trọng. Nó đặt cơ sở vững chắc, nền móng cho toàn bộ hệ thống giáo dục ở nước ta, trong quyết định số 2957/GD- ĐT của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ vị trí tính chất của giáo dục Tiểu học “ Tiểu học là cấp học nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.
Trong các môn học ở Trường Tiểu học hiện nay thì môn toán có ý nghĩa và giữ vị trí rất quan trọng, toán học với tư cách là môn khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới hiện thực nó có một hệ thống khái niệm quy luật và phương pháp riêng. Hệ thống này luôn luôn phát triển trong quá trình nhận thức thế giới và đưa ra kết quả là những tri thức toán học. Học sinh trong quá trình học tập ở nhà trường cần nắm vững các tri thức cơ bản và những phương pháp nhận thức, từ đó trang bị cho mình một công cụ cần thiết để nhận thức thế giới, thông qua đó nhân cách của mỗi học sinh được hình thành và phát triển.
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy hình học ở lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- GV cắt ghép hình thoi ABCD thành hình chữ nhật MNCA.
? Em có nhận xét gì về diện tích của 2 hình trên?
? Để tính được diện tích hình thoi ta dựa vào đâu?
? Diện tích hcn MNCA bằng bao nhiêu?
? Vậy diện tích hình thoi là bao nhiêu?
? m là gì?
? n là gì?
? Vậy muốn tính diện tích của hình thoi ta làm thế nào?
-> Chốt : Diện tích hình thoi bằng độ dài 2 đường chéo chia 2 ( cùng 1 đơn vị đo.)
- HS viết công thức tính diện tích hình thoi
? Muốn tính được diện tích hình thoi ta cần biết gì ?
- Gọi hs nêu yêu cầu
? BT cho biết gì. BT hỏi gì?
- Cho hs làm VBT phần a , 1 em làm bài trên bảng lớp ( phần b cho VN).
- Chữa bài:
? Nêu cách làm.
- Nhận xét Đ, S .
- Đối chiếu kết quả
*GV: Củng cố tính diện tích hình thoi.
- Gọi hs nêu yêu cầu
? BT cho biết gì. BT hỏi gì?
- Cho hs làm VBT phần b , 1 em làm bài trên bảng lớp ( phần a cho VN).
- Chữa bài:
? Nêu cách làm.
? Vì sao phải đổi đơn vị đo m ra dm .
- Nhận xét Đ, S .
- Đối chiếu kết quả
*GV: Củng cố tính diện tích hình thoi
( Lưu ý: 2 đường chéo cùng 1 đơn vị đo)
- Gọi hs nêu yêu cầu
- Cho hs làm VBT, 1 em làm bài trên bảng lớp .
- Chữa bài:
? Nêu cách làm.
? Tại sao em điền a) là S ; b) là Đ .
? Hình thoi có 1 đường chéo bằng chiều rộng HCN, 1 đường chéo bằng chiều dài HCN thì diện tích hình thoi đó thế nào với HCN?
- Nhận xét Đ, S .
- Đối chiếu kết quả
*GV: Củng cố cách tính diện tích hình thoi và diện tích hình chữ nhật .
1) Hướng dẫn cách tính diện tích hình thoi. (10’) B
* Hình thoi A C
D
* Ghép thành:
M B N
A O C
- Diện tích 2 hình bằng nhau.
-Dựa vào diện tích hình chữ nhật MNCA.
- Diện tích hcn MNCA = m x =
- Diện tích hình thoi =
- ... m là đường chéo hình thoi
- ... n là đường chéo hình thoi
2) Quy tắc: (sgk/ 142)
3) Công thức:
S =
( S là diện tích của hình thoi; m ,n là độ dài hai đường chéo hình thoi)
- Biết độ dài 2 đường chéo ( Lưu ý: cùng 1 đơn vị đo).
4) Luyện tập(20’)
Bài 1:(142)
Hs đọc yêu cầu
- Bài toán cho biết độ dài hai đường chéo
- Bài toán yêu cầu tìm diện tích của hình thoi.
Bài giải
Diện tích hình thoi ABCD là:
3 x5 : 2 = (cm2 )
Đáp số: c m2
Bài 2:
Bài giải
Ta có: 4m = 40 dm
Diện tích hình thoi là:
40 x 15 : 2 = 300 (dm2 )
Đáp số: 300 dm2
Bài 3:
* Kết quả:
a) S
b) Đ
c. Củng cố, dặn dò(1’)
? Nêu cách tính diện tích hình thoi?
? Để tính được diện tích hình thoi em cần biết yếu tố nào?
Nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
* Nhận xét chung:
- Giáo viên truyền thụ đầy đủ kiến thức trong bài,tổ chức tốt các bài tập đã quy định, hình thức dạy học thay đổi phù hợp với nội dung bài, tác phong sư phạm nhẹ nhàng, gần gũi với học sinh trong từng đối tượng.
- Giáo viên sử dụng phương pháp đặc trưng của bộ môn.
- Giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo.
Học sinh: Say sưa và hứng thú làm các bài tập thực hành tốt.
Lớp học sôi nổi.
II.3. Chương III: kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm
II. 3. 1. Kết quả nghiên cứu:
- Dự giờ một tiết tại lớp 4B trường Tiểu học Thuỷ An - Đông Triều: Sĩ số 23 em
Tiết trình như dự giờ.
Tôi trực tiếp dạy 1 tiết tại lớp 4A: Sĩ số 25 em
Tiến trình giờ dạy. Như giáo án.
Kết quả: học sinh nắm chắc kiến thức biết vận dụng quy tắc, công thức vào giải toán.
* Để có kết quả thực nghiệm khách quan tôi đã tiến hành kiểm tra, cho cả hai lớp cùng làm một đề, một phiếu trắc nghiệm và cùng chấm một lúc để sắp xếp phân loại và so sánh kết quả.
Đề kiểm tra
Bài 1( 5 đ) Một miếng kính hình thoi có độ dài các đường chéo là 14cm và 10cm. Tính diện tích miếng kính đó.
Bài 2: (5đ) Khoanh vào diện tích của hình thoi PQRS có độ dài hai đường chéo là 16cm và 14cm.
142cm2
122cm2 C. 112cm2
Tôi đã chọn lớp 4A làm thực nghiệm và lớp 4B làm đối chứng. Tôi đã tiến hành dạy ở lớp 4A theo phương pháp đã đề xuất. Qua quá trình khảo sát ban đầu thì hai đối tượng mà tôi chọn có trình độ ngang nhau. Để thu được kết quả thực nghiệm tốt, tôi tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp 4A đã thu được kết quả là.
- Tạo cho học sinh có kỹ năng tư duy về hình học
- Học sinh hiểu bài nắm vững kiến thức, phát huy năng lực cá nhân đồng thời tạo không khí sôi nổi trong giờ học, giờ học đạt hiệu quả.
- Bên cạnh đó còn rèn được trí thông minh cho học sinh, học sinh ghi nhớ kiến thức không máy móc.
- Tạo thêm niềm vui yêu thích môn học và được mong muốn khám phá kiến thức, thế giới tri thức đầy thú vị.
* Qua việc dạy thực nghiệm và khảo sát ở hai lớp có kết quả như sau:
- Đối chiếu hai lớp.
* Kết quả bài kiểm tra:
Tiết 1: Lớp 4B- Lớp đối chứng: – Sĩ số: 23 em
Điểm
Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
Số h/s: 23
2 em = 8,6%
6 em = 25,8%
11 em = 48,4%
4em = 17,2%
Tiết 2: Lớp 4A- Lớp thực nghiệm: sĩ số 25 em
Điểm
Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
Số h/s: 25
7 em = 28 %
10 em = 40%
8 em = 32 %
0
* Qua hai tiết dạy trên tôi thấy việc sử dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy hình học ở mỗi giáo viên cần khai thác nội dung và tìm hiểu phương pháp dạy học giả các bài toán về hình học phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Giúp cho học sinh có khả năng hứng thú và say mê học tập.
* Từ kết quả trên tôi thấy rằng để nâng cao phương pháp dạy học, các bài toán về hình học là rất phù hợp với học sinh và mang lại hiệu quả cao hơn.
II.3.2: Bài học kinh nghiệm:
Để đạt được kết quả mà mình mong muốn trong công tác giảng dạy và giáo dục thế hệ trẻ trước hết người giáo viên phải thực sự yêu nghề. Bằng tâm huyết với nghề nghiệp, đầu tư thời gian nghiên cứu tạo ra những hứng thú cho học sinh trong học tập tôn trọng và hết lòng thương yêu giúp đỡ học sinh. Phải biết tự học, tự rèn luyện mình là chính, luôn luôn tiếp cận với xu thế đổi mới phương pháp dạy học.
Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên thăm lớp dự giờ, học hỏi kinh nghiệm của cá nhân tiên tiến điển hình, biết dựa vào sự chỉ đạo của các cấp để hoàn thành tốt nhiệm vụ vì sự nghiệp trồng người !
III: Kết luận – Kiến nghị
III.1 Kết luận:
Là một giáo viên trong trường Tiểu học trực tiếp giảng dạy lớp 4 tôi nhận thấy muốn nâng cao chất lượng dạy học nói chung và nâng cao hiệu quả dạy học các yếu tố hình học nói riêng. Người giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề mến trẻ luôn có ý thức vươn lên, luôn tìm hiểu nghiên cứu phương pháp, hình thức hoạt động của thầy và trò phải thuần thục mới đem lại hiệu quả cao. Kết quả đó thu lại ở học sinh là: Học sinh ham học và học thành kĩ năng, kĩ xảo. Người giáo viên cũng phải lựa chọn phương pháp hấp dẫn, thuật ngữ toán học phải ngắn gọn, dễ hiểu, sau mỗi tiết học giáo viên cần phải rút kinh nghiệm, những hạn chế còn tồn tại để tìm ra nguyên nhân đề ra biện pháp khắc phục cho tiết dạy sau.
Qua quá trình nghiên cứu và thực tế giảng dạy ở trường Tiểu học cũng như công tác chủ nhiệm lớp. Tôi thấy rằng việc nâng cao biện pháp dạy học các bài toán về hình học ở lớp 4 là vô cùng cần thiết.
Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra khi sử dụng biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học các yếu tố hình học ở lớp 4 mà tôi thực hiện, áp dụng và thu được kết quả khả quan góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường.
III.2.Kiến nghị:
2.1. Đối với nhà trường:
- Cần tích cực hơn nữa trong việc bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao vai trò ý thức tự bồi dưỡng trong giáo viên để nâng cao vốn hiểu biết và chuyên môn nghiệp vụ.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy học nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
2.1. Đối với cấp trên
- Tôi hy vọng rằng có nhiều chuyên đề, kinh nghiệm, cách tổ chức dạy học các yếu tố hình học qua môn toán lớp 4 nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.
- Phòng giáo dục tổ chức được giao lưu toán tuổi thơ đối với lớp 4.
Trong qúa trình nghiên cứu tôi không tránh khỏi sự thiếu sót, hạn chế. Tôi mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài đạt hiệu quả cao hơn, áp dụng rộng rãi tới tất cả các lớp trong bậc học.
Vậy tôi xin chân thành cảm ơn!
Thuỷ An, ngày 15 tháng 5 năm 2009
Người viết
Bùi Thị Viên
V: Nhận xét của hội đồng khoa học các cấp.
1. Nhận xét của hội đồng khoa học cấp trường
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
2. Nhận xét của hội đồng khoa học cấp phòng
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
IV. phần tài liệu tham khảo - mục lục
1. Tài liệu tham khảo
1.1. Hướng dẫn dạy học môn Toán lớp 4 - Nhà xuất bản GD- 2006.
1.2. Thiết kế bài giảng môn Toán lớp 4 - Nhà xuất bản GD- 2007.
1.3. Sách giáo khoa môn Toán lớp 4 - Nhà xuất bản GD- 2007
1.4. Tập san giáo dục Tiểu học
1.5. Phương pháp dạy học môn Toán
2. Mục lục
Đề mục
Trang
Phần I: Phần mở đầu
I.1. Lý do chọn đề tài
1
I.2: Mục đích nghiên cứu
3
I.3: Thời gian và địa điểm nghiên cứu.
3
I.4: Những đóng góp về lý luận, thực tiễn
3
Phần II: Nội dung của đề tài.
II.1. Chương 1: Tổng quan
3
II.2. Chương 2: Nội dung của vấn đề nghiên cứu
5
. II.2.1. Thực trạng.
7
II.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại trên.
11
II.2.3.Những biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học
11
. II.2.4. Dạy thực nghiệm.
11
II.3. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu – Kết quả nghiên cứu
15
II.3.1. Phương pháp nghiên cứu
15
II.3.2. Kết quả nghiên cứu
19
Phần III: Kết luận và kiến nghị
20
File đính kèm:
- SKKN(2).doc