Hiếu học là truyền thống quí báu của dân tộc ta, từ ngàn xưa ông cha ta đã coi trọng sự nghiệp giáo dục trong đời sống xã hội, trong sự phát triển của đất nước, luôn coi giáo dục có quan hệ đến việc hệ trọng của quốc gia, đến an nguy, thịnh, suy của dân tộc. Các thế hệ cha ông đi trước cho rằng việc “ Quốc kế dân sinh” phải lấy giáo dục làm đầu. Sự giàu mạnh của đất nước không tách rời khỏi giáo dục. Chăm lo cho giáo dục là chăm lo cho con người, mà con người là nhân tố quyết định đến sự phát triển của xã hội. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
40 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1706 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao năng lực chuyên môn chó đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công tác này nhà trường đã xây dựng kế hoạch thanh tra nội bộ ngay từ đầu năm học và được triển khai thường xuyên đúng kế hoạch đề ra. Có chuẩn đánh giá xếp loại giáo viên, hàng năm 100% cán bộ giáo viên được thanh tra toàn diện và kiểm tra thường xuyên. Quá trình kiểm tra, thanh tra được thực hiện một cách nghiêm túc có như vậy mới khắc phục được tâm lý đối phó của một bộ phận giáo viên vì thế đã nâng cao được chất lượng dạy và học của đội ngũ trong nhà trường.
8. Bố trí đội ngũ giáo viên theo đúng chuyên môn đào tạo.
Đây cũng là một biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ. Những năm học vừa qua đội ngũ giáo viên của nhà trường thiếu về số lượng và bất cập về cơ cấu bộ môn vì thế việc bố trí chuyên môn cho các đồng chí giáo viên chưa phù hợp, giáo viên phải dạy nhiều giờ, vượt số giờ quy định lại dạy chéo ban nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Năm học 2008 – 2009, về số lượng cũng như cơ cấu bộ môn tương đối đầy đủ đã đáp ứng được yêu cầu thực hiện chương trình. Vì thế trong việc bố trí chuyên môn chúng tôi đã thực hiện phân công đúng người, đúng việc, đúng năng lực của từng đồng chí, không chéo ban từ đó đã tạo điều kiện cho các đồng chí giáo viên yên tâm thực hiện nhiệm vụ của mình, có thời gian nghiên cứu soạn giảng đổi mới nội dung phương pháp, nghiên cứu tài liệu, dự giờ, thăm lớp, dành nhiều thời gian tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình.
9. Cần cải tiến chế độ chính sách đối với CB giáo viên.
Hiện nay chế độ tiền lương của đội ngũ giáo viên đã được cải thiện song trong phong trào thi đua “ Hai tốt” nhiều giáo viên đã cố gắng hết sức hoàn thành nhiệm vụ được giao xứng đáng là giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh tuy nhiên tình hình kinh phí của nhà trường khó khăn cho nên chưa động viên kịp thời xứng dáng với công sức của mỗi đồng chí (Ví dụ: Mỗi đồng chí đạt giáo viên giỏi cấp huyện hàng năm chỉ được thưởng từ 50.000đ – 100.000đ, giáo viên giỏi cấp Tỉnh chỉ được thưởng 100.000đ đến 200.000đ), UBND huyện thưởng đối với giáo viên giỏi Tỉnh không quá 200.000đ cho nên chưa động viên khuyến khích dược đội ngũ giáo viên nổ lực vươn lên trong giảng dạy. Vì thế để nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên, để tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, đóng góp năng lực và trí tuệ của mình cho sự nghiệp giáo dục tôi cho rằng nhà trường cũng như UBND huyện cần đổi mới chính sách thi đua khen thưởng, có cơ chế khuyến khích, động viên giáo viên đạt giáo viên giỏi tỉnh có như vậy mới tạo điều kiện để giáo viên hứng thú trong quá trình công tác cống hiến hết sức mình cho phong trào dạy học ỏ nhà trường.
10. Bồi dưỡng sức khoẻ cho đội ngũ giáo viên.
Sức khoẻ là một tiêu chuẩn của đội ngũ giáo viên, là một điều kiện để nâng cao chất lượng đội ngũ. Trong điều kiện hiện nay việc bồi dưỡng sức khoẻ cho đội ngũ giáo viên là việc làm cần thiết của mỗi nhà trường bởi vì thực tế cơ chế mới tạo ra động lực dạy và học trong các nhà trường, song cũng đạt ra những thử thách gay gắt, đòi hỏi giáo viên phải có đủ năng lực, trình độ, sức khoẻ, sự năng động sáng tạo để đáp ứng yêu cầu đạt ra với giáo dục hiện nay, xây dựng gia đình văn hoá, nuôi dạy con tốt, nêu gương sáng cho học sinh và cộng đồng. Do đó lãnh đạo nhà trường phải có ý thức thường trực trong việc thực hiện các chế độ nghỉ hè, nghỉ phép, chế độ khám sức khoẻ, khám bệnh, các chế độ đối với nữ công nhân viên chức. Trong quá trình thực hiện nhà trường đã tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên chăm lo đến sức khoẻ của mình: Tổ chức cho giáo viên khám sức khoẻ định kỳ, đảm bảo đủ đúng chế độ dưỡng sức đối với đội ngũ giáo viên, Vì thế sức khoẻ của đội ngũ đảm bảo đáp ứng với yêu cầu giáo dục hiện nay.
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Kết luận:
Phát triển giáo dục một cách hợp lý và đào tạo cán bộ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đang là mối quan tâm hàng đầu của Đảng nvà đất nước ta. Trong sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo, công tác quản lý luôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường là một trong những nhân tố cơ bản, quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục đào tạo, hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.
Do tính chất xã hội rộng lớn của sự nghiệp giáo dục THCS đòi hỏi nhà trường phải có đất nước cán bộ giáo viên có trình độ, có năng lực, có phẩm chất, có tính nhân văn để đáp ứng yêu câu giáo dục của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Có thể khẳng định muốn xây dựng một nhà trường tiên tiến thì phải xây dựng và bồi dưỡng một đội ngũ giáo viên vững mạnh. Hay nói cách khác, có tập thể sư phạm tốt thì có trường học tốt. Xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là một biện pháp quản lý đặc biệt quan trọng. Một việc làm đầy khó khăn, đòi hỏi sự tế nhị, khéo léo, nghệ thuật trong quản lý. Muốn bồi dưỡng được tập thể sư phạm tốt phải giúp mỗi cán bộ giáo viên quán triệt nhiệm vụ, thực hiện tốt công tác tư tưởng đặc biệt công tác chuyên môn, tổ chức cho giáo viên tham gia tốt các hoạt động bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Từ đó xây dựng đội ngũ giáo viên vững mạnh nhiệt tình có trách nhiệm, có năng lực chuyên môn vững vàn. Muốn đạt được điều đó phải từ sự phân công sử dụng đội ngũ giáo viên hợp lý, biết bồi dưỡng đội ngũ giáo viên một cách thường xuyên liên tục và khoa học, xây dựng được mối quan hệ hợp tác gắn bó giữa các tổ chức trong nhà trường. Hiện nay đối với trường THCS ABC – Xxx sự nghiệp giáo dục đã đạt được những thành tích đáng kể, song song hoàn cảnh mới nhà trường còn gặp nhiều khó khăn thách thức nhất là cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn của đội ngũ không đồng đều vì vậy hiệu quả giáo dục đào tạo của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay. Chính vì vậy công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ (Đặc biệt bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn) ở trường THCS ABC – Xxx nói riêng và đội ngũ giáo viên ở huyện Xxx nói chung càng trở nên quan trọng và cấp thiết.
Từ xu thế chung của giáo dục đào tạo, từ thực trạng của đội ngũ giáo viên THCS ABC – Xxx chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục hiện nay.
Những biện pháp tôi đưa ra trên đây tuy không xa lạ với lý luận và thực tiễn quản lý, nhưng việc cụ thể hoá các biện pháp, phân tích sâu từng vai trò tác dụng, đặc điểm của từng biện pháp sẽ giúp ích ít nhiều trong công tác nghiên cứu xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ để nâng cao chất lượng đất nước cán bộ giáo viên ở trường THCS trong giai đoạn hiện nay.
Thực tế từ các biện pháp trên nhà trường chúng tôi đã thu được những thành tựu đáng kể (Như đã nêu ở trên) đóng góp một phần đáng kể cho sự phát triển của sự nghiệp giáo dục của xã ABC nói riêng của huyện Xxx nói chung.
II. Ý kiến đề xuất:
Để chất lượng đội ngũ được nâng cao một cách thực sự à duy trì thường xuyên, để những biện pháp trên được thực thi và áp dụng cụ thể tôi xin đề xuất một số vấn đề sau:
1. Đối với Phòng giáo dục: Cần tăng cường mở các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng thực hành bộ môn để các đồng chí giáo viên có điều kiện tham gia để nắm vững việcđổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
2. Đối với UBND huyện Xxx: Cần cải tiến chế độ thi đua khen thưởng cho giáo viên đạt GVG các cấp năm học 2009 – 2010 và các năm tới.
Tôi tin rằng với sự giúp đỡ của Phòng giáo dục, Đảng ủy, UBND xã ABC, sự nhiệt tình của Ban giám hiệu và tinh thần nổ lực phấn đấu của tập thể giáo viên trường THCS ABC. Trong những năm tới trường THCS ABC quyết tâm xây dựng bồi dưỡng bằng được đội ngũ giáo viên vững vàng về chính trị, trong sáng về phẩm chất nhân cách, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, năng động sáng tạo trong các hoạt động đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trong công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa của nước ta hiện nay.
LỜI CẢM ƠN
Tiểu luận được hoàn thành theo chương trình Bồi dưỡng cán bộ quản lý THCS do Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa, Sở giáo dục - đào tạo tỉnh Thanh Hóa tổ chức. Cho phép tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Sở giáo dục - đào tạo, Ban giám đốc, các thầy cô - giáo trong Phòng BDNV của Trung tâm đã tận tình giảng dạy tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Trung tâm BDTX tỉnh TP Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí trong BGH, cán bộ giáo viên trường THCS ABC đã tạo điều kiện (cả vật chất và tinh thần) để tôi được tham gia học tập và nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo - Cử nhân ........, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành tiểu luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết TW Đảng khóa VII, VIII, IX, X.
2. Giáo trình bồi dưỡng Hiệu trưởng trường THCS
3. Luật giáo dục, Luật chăm sóc bảo vệ và giáo dục trẻ em
4. Điều lệ trường THCS.
5. Các văn bản chỉ đạo của Sở GD - ĐT Thanh Hóa, của phòng GD - ĐT Xxx về công tác phát triển giáo dục đào tạo từ năm 2000 – 2010.
6. Các báo cáo về nhiệm vụ năm học và tổng kết năm học của trường THCS Xxx từ năm học 2005 – 2009.
7. Từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 1992 của tác giả Hoàng Phê.
MỤC LỤC TRANG
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
II. Nhiệm vụ của đề tài.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
V. Kế hoạch nghiên cứu
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : Cơ sở lý luận của các biện pháp nâng cao năng lực
chuyên môn cho đội ngũ CBGV trường tHCS
I. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
II. Cơ sở lý luận chung
CHƯƠNG II : Thực trạng về nâng cao năng lực chuyên môn cho
đội ngũ giáo viên của trường THCS ABC- Xxx năm
học: 2008- 2009.
I. Khái quát về tình hình địa phương
II. Tình hình nhà trường :
CHƯƠNG III: Một số biện pháp nâng cao năng lực chuyên môn
cho đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường thcs ABC,
Xxx- Năm học: 2009- 2010
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Kết luận:
II. Ý kiến đề xuất:
LỜI CẢM ƠN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC
File đính kèm:
- Tieu luan mot so bien phap nang cao nang luc chuyen mon cho doi ngu GV cua hieu truong truong thcs.doc