Khi giảng dạy môn luyện từ và câu ở tiểu học. Giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi giảng dạy. Không ở đâu giáo viên tranh cãi nhiều, nhưng khi xác định đáp án cho mình một bài thi luyện từ và câu hay xác định lời giải cho một bài tập luyện từ và câu cụ thể. Những hiện tượng ra đề luyện từ và câu sai hoặc làm sai đáp án không phải là không có trong các kỳ thi. Nhiều vấn đề cụ thể của dạy học luyện từ và câu vẫn còn là điều băn khoăn, thắc mắc chưa được giải quyết ở mỗi giáo viên. Mặt khác giáo viên chưa có sự sáng tạo về đổi mới phương pháp dạy luyện từ và câu. Về phía học sinh, một số em chưa chăm chỉ học tập, còn lười học bài và làm bài tập luyện từ và câu. Các em còn thiếu sách vở và đồ dùng học tập nên kết quả học tập vẫn chưa cao. Khả năng phân tích cấu trúc và vận dụng bài học vào thực tiễn còn hạn chế.
15 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 2090 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy môn luyện từ và câu lớp 4 ở trường tiểu học Yên Lương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kể ai làm gì ? Từ đó học sinh nhớ được và vận dụng vào bài tập. Do vậy dạy luyện từ và câu gắn liền với việc rèn luyện trí nhớ cho học sinh là rất quan trọng và cần thiết. Bởi vì nếu không có trí nhớ thì không họ c tập được. Trí nhớ của học sinh phát triển chủ yếu nhờ vào nội dung và phương pháp dạy học. Từ đó việc rèn luyện và phát triển trí nhớ cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác dạy học và giáo dục.
b) Dạy luyện từ và câu gắn với việc rèn luyện óc suy luận:
ở lớp 4 chương trình luyện từ và câu học sinh chủ yếu là lý thuyết bước đầu hình thành mang tính chất khái quát cao, đòi hỏi học sinh ngoài thao tác tư duy cần phải biết suy luận phán đoán.
Trong phán đoán suy luận của học sinh ở các lớp đầu cấp thường phán đoán suy luận theo một chiều, đến lớp 4 học sinh có khả năng lập luận cho phán đoán của mình, do vậy óc suy luận của học sinh cuối bậc tiểu học được phát triển mở rộngvà sâu sắc hơn. Việc dạy luyện từ và câu góp phần quan trọng trong việc rèn luyện óc suy luận của học sinh, các em biết vận dụng óc suy luận vào việc học và làm các bài tập luyện từ và câu .
Ví dụ: Từ bài học “ Dấu câu” học sinh được học ở lớp 3. Bằng suy luận của mình khi đọc đến bài “ Các dấu câu” các em cũng dễ dàng nhận biết được vị trí của dấu câu và tác dụng của dấu câu.
- óc suy luận của các em được phát triển theo khối lớp , càng lên các lớp trên khả năng suy luận của các em được nâng dần, lập luận một cách chặt chẽ, vững chắc.
c) Dạy luyện từ và câu gắn với việc rèn luyện óc thông minh sáng tạo:
- Nội dung dạy luyện từ và câu giúp học sinh có trí lực tốt hiểu nhanh, tiếp thu nhanh, nhanh trí và khôn khéo. Đồng thời góp phần rèn luyện cho học sinh óc thông minh sáng tạo luôn tìm ra cái mới giải quyết cái mới không phụ thuộc vào cái đã có.
- Nội dung dạy luyện từ và câu đa dạng và trừu tượng để lĩnh hội được, học sinh phải sử dụng các thao tác tư duy, phải hình thành các phẩm chất tư duy, rèn luyện trí thông minh cho học sinh từ việc truyền thụ kiến thức của giáo viên, đến việc tiếp thu vận dụng vào thực tiễn của học sinh. Nhằm rèn luyện cho học sinh óc sáng tạo với ngôn ngữ phong phú, cho học sinh sử dụng câu từ chính xác trên cơ sở kiến thức chung được học, học sinh biết vận dụng sáng tạo trong cuộc sống giao tiếp, trong học tập không chỉ ở môn tiếng việt mà tất cả các môn khác biết mở rộng tầm hiểu biết và không bắt buộc trong một khuân mẫu nhất định.
Việc rèn luyện óc thông minh sáng tạo hiệu quả nhất là thông qua việc giải quyết các bài tập luyện từ và câu, bài tập điền từ vào chỗ chống.
Có thể nói thông qua các bài tập luyện từ và câu rèn luyện cho học sinh một cách tích cực bên cạnh đó còn rèn cho học sinh những khả năng độc lập suy nghĩ, từ đó góp phần rèn luyện tinh thần và thái độ tự giác trong học tập cũng như trong mọi hoạt động của học sinh.
III- Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp nêu trên:
- Khảo sát trình độ “Dạy học luyện từ và câu gắn với việc phát triển tư duy cho học sinh” được tiến hành tại khối 4 trường tiểu học Yên Lương. Thông qua quá trình thực hiện giảng dạy cộng với quá trình dự giờ. Luyện từ và câu ở các lớp về phía giáo viên tôi thấy các thầy cô đã có sự chuẩn bị bài giảng một cách chu đáo tỉ mỉ có sử dụng đồ dùng trực quan, nghiên cứu tìm tài liệu liên quan nhằm phát triển khả năng nhận thức cũng như khả năng tư duy của học sinh. Về phía học sinh : Phải tich cực học tập rèn luyện để nâng cao kết quả.
Để khảo sát được các thao tác cũng như các phẩm chất tư duy tôi đã đưa ra các bài tập cũng như các câu hỏi cụ thể để học sinh làm.
Hình thức khảo sát đối với các thao tác quan sát, phân tích tổng hợp so sánh có thể tiến hành kiểm tra một tiết. Yêu cầu học sinh làm vào giấy hoặc phiếu kiểm tra để từ đó lấy được số liệu cụ thể.
Đối với các thao tác trừu tượng hóa, khái quát hóa, cụ thể hóa có thể khảo sát ngay trong quá trình học sinh tiếp thu những lý thuyết về luyện từ và câu cụ thể là hình thành khái niệm luyện từ và câu đặt ra câu hỏi cho học sinh, từ đó nắm được tỷ lệ học sinh đạt được.
1. Điều tra khảo sát về sự phát triển các thao tác tư duy:
a) Đối với thao tác quan sát:
+ Bài tập khảo sát 1: Trong câu dưới đây câu nào không phải là câu hỏi:
- Bạn có thích chơi diều không?
- Tôi không biết bạn có thích chơi diều không?
- Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất?
- Ai dạy bạn làm đèn ông sao đây?
- Thử xem ai khéo tay hơn nào?
b) Kết quả khảo sát thu được :
Năm học
Tổng số HS
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
3
14,3
8
38,1
9
42,9
1
4,7
+ Bài 2: trong những câu sau đây dấu chấm hỏi có tác dụng gì?
1. Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
2. Mình đã đọc chuyện này ở đâu rổi nhỉ?
Kết quả khảo sát:
Năm học
Tổng số HS
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Qua thực trạng ban đầu và khảo sát nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy đối với các thao tác tư duy các em có sự tiến bộ rõ rệt , kết quả thu được tương đối cao với khả năng ban đầu của các em. Điều này chứng tỏ học sinh có ý thức học tập, trong lớp có ý thức nghe giảng, chịu khó làm bài tập về nhà. Điều này chứng tỏ giáo viên nhiệt tình có sự chuẩn bị bài chu đáo và phương pháp dạy học tích cực thì sẽ tạo điểu kiện và kích thích tư duy của học sinh phát triển.
Như vật để đạt được yêu cầu như trên có rất nhiều yếu tố thành quả đó không chỉ ở giáo viên và học sinh mà là kết quả phấn đấu không mệt mỏi của giáo viên và học sinh trường tiểu học Yên Lương. Trong đó học sinh là yếu tố chủ yếu và quyết định và cúng để khẳng định thêm một lần nữa nội dung luyện từ và câu luôn gắn liền với việc phát triển tư duy cho học sinh.
IV- Những bài học kinh gnhiệm:
Dạy học luyện từ và câu gắn với việc phát triển tư duy cho học sinh là một hoạt động trí tuệ khó khăn và phức tạp, do dó khi học phân môn luyện từ và câu học sinh phát phát huy trí tuệ một cách tích cực , linh hoạt chủ động và sáng tạo. Giáo viên nhiệt tình có sự chuẩn bị bài chu đáo thì sẽ đạt kết quả cao.
Quá trình nghiên cứu đề tài với sự giúp đỡ của bạn bè và đồng nghiệp cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã cố gắng nghiên cứu tìm ra những biện pháp giúp chi việc dạy học luyện từ và câu gắn với phát triển tư duy cho học sinh lớp 4 đồng thời bổ sung, điều chỉnh và tích lũy cho bản thân một số kinh nghiệm về dạy và học phân môn này.
1. Sau mỗi bài học giáo viên cần làm nổi rõ những dấu hiệu và định nghĩa, khái niệm cơ bản để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
2. Luôn áp dụng phương pháp phân môn luyện từ và câu gắn với sự phát triển tư duy của học sinh đây chính là khâu then chốt, quyết định chất lượng dạy và học trong nhà trường tiểu học giúp cho học sinh hình thành được kỹ năng thực hành về cách khám phá giá trị thẩm mỹ của văn hóa. Trên cơ sở đó giúp cho học sinh có đủ vốn tri thức và kỹ năng học tốt môn tiếng việt.
3. Đổi mới tổ chức các hoạt động trong giờ học: Hoạt động nhóm- chơi trò chơi..... học sinh mới cảm nhận được cái hay cái dẹp từ đó có hứng thú học phân môn luyện từ và câu.
4. Phải cho học sinh làm nhiều bài tập để học sinh củng cố kiến thức đã được học, nắm vững các loại bài học luyện từ và câu phần bài tập phải do từ dễ đến kho, từ đơn giản đến phức tạp để nâng dần tư duy cho học sinh.
C- Phần III: Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận:
Đề tài nghiên cứu “Dạy học luyện từ và câu gắn liền với phát triển tư cho học sinh”.
ở khối lớp 4 trường tiểu học Yên Lương đến đây tương đối hoàn thành. Nhìn chung chất lượng nhận thức của học sinh ở đây tương đối ổn định, từ quá trình nghiên cứu và thực hiện ta thấy để dạy học luyện từ và câu luôn gắn liền với sự phát triển tư duy. Thì giáo viên không chỉ có kiến thức là đủ mà cần có phương pháp truyền thụ kiến thức cho học sinh. Trong quá trình dạy học giáo viên cần thường xuyên làm nảy sinh tình huống có vấn đề, lôi cuốn học sinh vào hoạt động tư duy. Trên cơ sở học sinh hiểu được thực chất nội dung bài học thì việc vận dụng và phát triển các phẩm chất tư duy vào bài tập được rễ dàng hơn. Hơn nữa học sinh phải có ý thức học tập, chú ý nghe giảng làm bài tập về nhà, tích cực rèn luyện nâng cao kết quả.
2. Những kiến nghị :
Về phía nhà trường cần quan tâm chỉ đạo sát sao hơn nữa, tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Hàng năm cần có những chuyên đề về dạy luyện từ và câu cho học sinh ở các cuối lớp.
Yên Lương, ngày tháng năm 200
Người thực hiện
Đinh Thị Hồng Tuyến
Tài liệu tham khảo
1- Phương pháp giảng dạy môn tiếng việt – NXBGD – 1996.
2- Ngữ pháp tiếng việt T1, T2 – NXBGD – 1996.
3- Tâm lý học – NXBGD – 1996.
4- Phương pháp dạy tiếng việt T1, T2 – NXBGD.
5- Sách tiếng việt lớp 4 T1, T2 – NXBGD – 2005.
Mục lục
A. Phần I : Những vấn đề chung
I- Lý do chọn đề tài
II- Mục đích nghiên cứu.
III- Nhiệm vụ nghiên cứu.
IV- Đối tượng nghiên cứu.
V- Phương pháp nghiên cứu.
VI- Cơ sở nghiên cứu.
B. Phần II : Nội dung
I- Thực trạng.
II- Những biện pháp tác động.
III- Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp.
IV- Những bài học kinh nghiệm.
C. Phần III : Kết luận và kiến nghị
* Các tài liệu tham khảo.
Phòng GD&ĐT Thanh Sơn
Trường Th ngyễn bá ngọc
--------------------
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------****----------------
Thanh Sơn, ngày tháng năm 200
Biên bản xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm
* Thành phần Hội đồng gồm có :
1. Chủ tịch : Ông Đặng Hồng Nhâm – Hiệu trưởng.
2. Phó chủ tịch : Bà Mai Thị Liệu – Phó hiệu trưởng.
3. Phó chủ tịch : Bà Từ Thị Hoà – Phó hiệu trưởng.
4. Phó chủ tịch : Bà Hoàng Thị Hải – Phó hiệu trưởng.
5. ủy viên : Bà Nguyễn Thị Hoa – Tổ trưởng tổ 4 + 5.
6. ủy viên : Bà Lê Hồng Chuyên – Tổ trưởng tổ 1+2+3.
7. Thư ký : Bà Phan Hồng Vân – Giáo viên.
Hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm của bà :
Nguyễn Thị Sâm
Tên sáng kiến kinh nghiệm : Đổi mới phương pháp dạy học Toán 3.
Sau khi thông qua nội dung bản sáng kiến kinh nghiệm Hội đồng xếp sáng kiến kinh nghiệm loại :
Thư ký hội đồng chủ tịch hội đồng
Phan Hồng Vân Đặng Hồng Nhâm
File đính kèm:
- SKKN Nang cao chat luong mon LTC 4.doc