Đề tài Một số biện pháp kích thích tạo hứng thú tập luyện thể dục thể thao cho học sinh tiểu học

Môn thể dục bậc tiểu học có nhiệm vụ trang bị cho học sinh một số tri thức kỹ năng đơn giản cần thiết, nhằm rèn luyện tư thế cơ bản, làm giầu vốn kỹ năng vận động, để các em học tập sinh hoạt có hiệu quả. Trên cơ sở đó góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh để các em phát triển tốt các tố chất thể lực, tạo điều kiện cho cơ thể phát triển bình thường theo lứa tuổi, giới tính. Ngoài ra còn góp phần rèn luyện cho học sinh nếp sống lành mạnh, vui tươi, có ý thức tổ chức kỷ luật và một số phẩm chất đạo đức khác, tạo tiền đề cho quá trình hình thành nhân cách đúng cho các em. Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói riêng, thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh và rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học hầu hết các em đang còn nhỏ, đặc biệt là mặt tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi lớn. Vì vậy, trong môn thể dục không nên, gây cho các em sự căng thẳng, mệt mỏi, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà chúng phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn.

doc5 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2171 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp kích thích tạo hứng thú tập luyện thể dục thể thao cho học sinh tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó nhiệm vụ trang bị cho học sinh một số tri thức kỹ năng đơn giản cần thiết, nhằm rèn luyện tư thế cơ bản, làm giầu vốn kỹ năng vận động, để các em học tập sinh hoạt có hiệu quả. Trên cơ sở đó góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh để các em phát triển tốt các tố chất thể lực, tạo điều kiện cho cơ thể phát triển bình thường theo lứa tuổi, giới tính. Ngoài ra còn góp phần rèn luyện cho học sinh nếp sống lành mạnh, vui tươi, có ý thức tổ chức kỷ luật và một số phẩm chất đạo đức khác, tạo tiền đề cho quá trình hình thành nhân cách đúng cho các em. Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói riêng, thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh và rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học hầu hết các em đang còn nhỏ, đặc biệt là mặt tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi lớn. Vì vậy, trong môn thể dục không nên, gây cho các em sự căng thẳng, mệt mỏi, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà chúng phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn. Mặt khác, trong thực tế môn học thể dục có nhiều đối tượng học sinh khác nhau, có em có sức khoẻ tốt, có em sức khoẻ yếu, có em khuyết tật bẩm sinh vậy phải làm như thế nào? Phải dùng những biện pháp nào? trên nền tảng Giáo dục thể chất đặt ra, với những phương pháp được sử dụng hợp lý có tác dụng quan trọng đến đối tượng tập luyện kích thích, hay động viên, nhiều phương pháp khác để cho các em có thể tập luyện nâng cao sức khoẻ, phục vụ tốt cho việc học tập. Với những yêu cầu cấp bách trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Sử dụng một số phương pháp nhằm kích thích tạo nhiều hứng thú học tập, giúp các em học tốt bộ môn thể dục”. B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. Mục đích, yêu cầu giới hạn đề tài : + Tạo cho các em sự say mê, hứng thú tập luyện trong môn thể dục. + Giúp các em rèn luyện thân thể có sức khoẻ đảm bảo trong việc học tập và vui chơi. + Sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi của các em, đảm bảo được tính vừa sức và hấp dẫn với các nội dung mà các em được học. II. Đối tượng phạm vi nghiên cứu : + Học sinh tiểu học. + Rèn luyện thân thể trong nhà trường và luyện tập ở nhà. III. Phương pháp nghiên cứu : + Kích thích cho các em cảm thấy thích học môn thể dục. + Sử dụng tranh ảnh, các dụng cụ học tập : Tranh các loại, bóng (các loại bóng), Cầu đá (các loại cầu), dây nhảymang tính hấp dẫn. + Phương pháp sử dụng “trò chơi”. + Phương pháp cho thi đua khen thưởng các thành tích trong thể dục thể thao. IV. Nội dung nghiên cứu : Trong môn thể dục, để có một tiết học đạt kết quả cao, tạo cho các em niềm say mê và hứng thú trong học tập, tập luyện, nắm vững được nội dung bài học, thực hiện động tác một cách chính xác, hoàn hảo không có dấu hiệu mệt mỏi, chán nản. Muốn đạt được những yêu cầu này, cần phải có những phương pháp thiết yếu sau : Trước hết giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy học. Phải tập làm mẫu từng động tác, thao tác nhuần nhuyễn, phân tích rõ ràng từng chi tiết, kỹ thuật động tác trước khi lên lớp, để học sinh hiểu và nắm bắt ngay những nội dung đó. Đã gọi là làm mẫu thì động tác phải đạt yêu cầu chính xác, đẹp, đúng kỹ thuật vì những động tác ban đầu dễ gây ấn tượng sâu trong trí nhớ các em vì các em đang ở lứa tuổi còn nhỏ rất thích sự quan sát nếu động tác làm mẫu đẹp và hấp dẫn sẽ gây cho các em sự tập trung và thích tập. Chúng ta nên phối hợp cho học sinh quan sát kỹ tranh ảnh, xem phim hoặc có thể bồi dưỡng cán sự, chọn những em có năng khiếu về mặt này để làm mẫu thay cho Giáo viên khi giảng dạy động tác mới.. Do đặc điểm của học sinh lứa tuổi Tiểu học các em rất hiếu động, ít tập trung, ít chú ý, nhất là khi lên lớp tiết học ngoài trời hay bị các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng. Do vậy trong phần mở đầu giáo viên nên sử dụng một số trò chơi để gây sự tập trung và hứng thú trước khi vào phần cơ bản. Trong tiết học thể dục không nhất thiết phải tuân theo qui định khuôn khổ mà phải luôn luôn thay đổi thêm vào một số tình tiết mới dễ gây hứng thú cho học sinh. Như thông qua một số biện pháp trò chơi, thi đua khen thưởng, tăng độ khó. Với các hình thức thay đổi trên sẽ làm cho học sinh không cảm thấy chán nản. Trong quá trình dạy học, nếu các em có dấu hiệu mệt mỏi giáo viên cần thay đổi nội dung để tạo lại sự hứng thú, lấy lại tâm lý trạng thái vui tươi, có thể cho chơi một số trò chơi nhỏ để học sinh cảm thấy thoải mái và có hứng thú học tập hơn. Dụng cụ học tập rất quan trọng, nên áp dụng triệt để vì nó dễ tạo nên hưng phấn. Cho nên mỗi nội dung, mỗi tiết học, giáo viên nên thay đổi dụng cụ như : Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng cao su, cầu, dây nhảy hay các vật dụng khác mang màu sắc áp dụng trong bài học và trò chơi, sẽ tác động vào mắt các em gây sự hứng thú hấp dẫn trong tập luyện. Trong suốt tiết học, giáo viên cũng nên dùng phương pháp thi đua khen thưởng để động viên các em, mỗi một nội dung cho các tổ thi đua với nhau, giáo viên nhận xét khen thưởng sẽ tạo nên sự tranh đua, gắng sức tập luyện. Nói một cách cầu kỳ, ở tâm lý học sinh chỉ cần động viên khen ngợi một điều gì đó là các em sẽ thích thú ngay. Để tìm hiểu tình hình học sinh một cách toàn diện, trong mỗi lớp học, tìm hiểu khả năng vận động của các em, có sức khoẻ tốt, có sức khoẻ yếu, hay bệnh tậtĐể có hình thức bồi dưỡng tập luyện khác nhau đối với học sinh yếu, khuyết tật, không để các em nghỉ, mà giáo viên phải tổ chức riêng cho các em tập với cường độ nhẹ hoặc cho các bạn có sức khoẻ tốt giúp đỡ các bạn yếu, giáo viên nên động viên khích lệ các em này. Tạo điều kiện cho các em, chẳng hạn cho các em này làm trọng tài trong các trò chơi, các hoạt động thi đua hoặc áp dụng phương pháp tập luyện bằng cách “ phục hồi chức năng” với hình thức nhẹ nhàng, nội dung phù hợp để các em này được hoạt động, tạo cho các em một tinh thần thoải mái, vui vẻ phấn khởi tập luyện nâng cao sức khoẻ cùng các bạn. Nói chung trong mỗi tiết dạy tạo mọi điều kiện, sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi các em, đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn, tạo nên sự hưng phấn, kích thích các em say mê luyện tập, nâng cao sức khoẻ đảm bảo việc học tập. V. Áp dụng thực tiển: Nhìn chung trong trường học đội ngũ cán bộ giáo viên giảng dạy bộ môn thể dục tương đối đầy đủ, có trình độ chuyên môn vững vàng và có kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, đó là vấn đề thuận lợi cho quá trình hướng dẫn, giúp đỡ học sinh tập luyện. Điều kiện cơ sở vật chất đối với môn học thể dục là rất cần thiết. Nhưng thực tế thì điều kiện cơ sở vật chất của trường hiện nay chưa được đầy đủ, nên việc học tập và bồi dưỡng cho các em về bộ môn thể dục còn gặp nhiều khó khăn cho cả thầy và trò. VI- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của GDTT: a\ Giải pháp về giáo viên thể dục: Chúng ta đều biết thể dục thể thao là một lĩnh vực khoa học, không có kiến thức khoa học về bộ môn thể dục thể thao thì không có niềm tin và tinh thần, tác dụng kỳ diệu của thể dục thể thao đối với sức khoẻ con người và không thể xây dựng cho mình nếp sống văn minh khoa học, nếp sống hằng ngày rèn luyện thân thể đều đặn. Cho nên việc thể dục thể thao là con dao hai lưỡi, người giáo viên hướng dẫn học sinh tập luyện mà không nắm được tình hình sức khoẻ, đặc điểm sinh lý của học sinh thì dễ đưa đến hậu quả khó lường, gây nguy hại đến sức khoẻ, tác động xấu đến sự phát triển tố chất của học sinh. Để thực hiện được chương trình và giảng dạy cho học sinh tập luyện có hiệu quả, điều quan trọng có tính quyết định là phải có giáo viên thể dục có trình độ vững vàng, yêu thích thể dục thể thao, có sức khoẻ tốt. Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi đưa ra giải pháp sau: Giáo viên thể dục phải thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của tiến trình giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn thể dục, phải thường xuyên dự giờ trao đổi kinh nghiệm, tham khảo các bài giảng mẫu để rút kinh nghiệm nâng cao nghiệp vụ sư phạm. Giáo viên luôn tìm tòi học hỏi những phương dạy học mới và áp dụng một cách phù hợp với điều kiện thực tiễn, không áp đặt, không máy móc. Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ giảng dạy, phục vụ tốt cho công tác chăm lo sức khoẻ học sinh. b\ Giải pháp về cơ sở vật chất: Để đảm bảo công tác học tốt và dạy tốt bộ môn thể dục thể thao cho học sinh đòi hỏi phải tăng cường các thiết bị dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy Mỗi năm nhà trường phải mua sắn thêm một số thiết bị dụng cụ dung trong tập luyện. Tiến tới xây xây dựng nhà tập đa năng dể đảm bảo tập luyện cho cả thầy và trò khi thời tiết không thuận lợi, để các em tập luyện được đảm bảo và thoải mái hơn. C. KẾT LUẬN : Tóm lại việc học môn thể dục trong nhà trường là một động lực quan trọng để góp phần hoàn thiện về mặt thể chất, ngoài ra còn có tác dụng tích cực thúc đẩy các mặt giáo dục khác phát triển. Vì vậy mỗi giáo viên chúng ta phải trao dồi kiến thức, tự hoàn thiện mình, luôn học hỏi nghiên cứu để tìm ra những phương pháp soạn giảng, tập luyện phù hợp khắc phục những khó khăn để đưa chất lượng giảng dạy bộ môn thể dục thể thao ngày càng phát triển. Đào tạo cho xã hội thế hệ tương lai là những con người phát triển toàn diện có sức khoẻ dồi dào, có thể lực cường tráng, dũng khí kiên cường để tiếp tục sự nghiệp cách mạng của đất nước, và sống cuộc sống vui tươi lành mạnh. Đề tài này không thể tránh khỏi hạn chế thiếu sót, kính mong các bạn đồng nghiệp và Ban giám khảo đóng góp ý kiến, bổ sung để tôi có thêm các biện pháp mới hay hơn, sát thực hơn với thực tiễn địa phương và từng đối tượng học sinh, để góp phần xây dựng con người phát triển một cách toàn diện. Tôi xin chân thành cảm ơn..! Hòa Sơn, ngày 19 tháng 02 năm 2012 Người làm sáng kiến Phạm Đình Thuận

File đính kèm:

  • docTao hung thu cho HS trong luyen tap TDTT.doc
Giáo án liên quan