Phân môn chính tả trong nhà trường tiểu học giúp học sinh tiểu học hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả. Nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết chuẩn Tiếng Việt. Vì vậy, phân môn chính tả có vị trí quan trọng trong nội dung chương trình môn Tiếng Việt phổ thông, nhất là tiểu học.
Giống như các phân môn khác trong môn Tiếng Việt, tính chất của phân môn chính tả là tính thực hành
13 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2450 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt phân môn chính tả phần nghe đọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o từ đều được thực hiện bằng mắt và tay, giảm nói và đọc
2.2 Tăng cường thao tác phân tích chữ viết ở hoc sinh
Lỗi chính tả có thể xảy ra ở âm và vần trong tiếng việt. Vì vậy, tôi cho học sinh phân tích chữ viết để có tác dụng ghi nhớ chữ viết, khắc sâu cách viết đi liền với nghĩa từ mà nó biểu đạt. Việc phân tích chữ viết này là phải để cho học sinh làm. Khi tiến hành phân tích chữ viết tôi buộc học sinh phải quan sát chữ viết một cách tường tận buộc học sinh phải viết ra chữ, thao tác nhiều, chữ và nghĩa sẽ gắn chặt vào trí nhớ, chắc chắn lỗi viết của học sinh sẽ giảm. Tôi đưa ra một biểu bảng giáo viên làm mẫu một từ, còn lại tôi lần lượt cho học sinh trung bình yếu làm ti
Với phương pháp này, tôi yêu cầu mỗi học sinh tự tìm từ khó rồi phân tích theo mẫu cho sẵn. Như vậy mỗi học sinh có thể tự tìm và phân tích được nhiều từ
Ví dụ: Dạy bài “Những con đường ở Trường Sơn”
Từ hoặc cụm từ
Chữ
Phụ âm đầu
vần
Dấu thanh
Trường Sơn
Trường
Sơn
Tr
S
ương
ơn
huyền
ngang
đoàn xe
đoàn
xe
đ
x
oan
e
huyền
ngang
trong long suối
trong
lòng
suối
tr
l
s
ong
ong
uôi
ngang
huyền
sắc
đan nhau
…
…
…
…
…
…
…
…
… … …
…
…
…
…
…
…
…
…
2.3 Tăng cường yêu cầu học sinh tự chữa lỗi chính tả:
Khi chấm bài chính tả, tôi chỉ cho học sinh thấy loại mà thường mắc. Tôi yêu cầu những em thường mắc lỗi chính tả trả lời câu hỏi
- Trong bài chính tả vừa qua em thường mắc các lỗi nào?
- Những lỗi đó ở bộ phận nào của tiếng?
- Khi học sinh đã có biết được lỗi của mình thường mắc, nếu gặp những chữ có “vấn đề chính tả” của mình thì các em sẽ thận trọng hơn khi viết chữ. Trong lúc soát lại bài viết, tôi đưa ra mẫu đúng, yêu cầu học sinh phân tích chữ viết các em sẽ thấy được lỗi của mình và tự chữa. Tôi kiểm tra việc chữa lỗi của học sinh. Dần dần năng lực tữ kiểm tra và tự chữa lỗi của các em được hình thành.
3/ Tạo hứng thú học tập cho học sinh
Trong giờ học chính tả, để học sinh hứng thú học tập khi học sinh phát biểu đúng, làm đúng các bài tập khó, tôi cần động viên, khuyến khích khen thưởng kịp thời.
Phần luyện tập trong viết chính tả cũng rất quan trọng, để học sinh làm tốt phần luyện tập tôi cần sử dụng những phương pháp dạy học thích hợp gây hứng thú học tập cho học sinh. Tuỳ theo nội dung phần bài tập, tôi có thể cho học sinh làm việc cá nhân, theo cặp nhóm (tổ) nhằm tránh sự nhàm chán cho học sinh khi học phân môn chính tả.
Ví dụ: Dạy bài” Lên đường đánh giặc Mĩ”
Bài tập 1:: Điền ang hoặc oang vào chỗ trống.
Tôi hướng dẫn học sinh chơi trò chơi tiếp sức, trước tiên học sinh nêu yêu cầu bài tập, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bải tập. Sau đó, tôi chia lớp thành 2 dãy (mỗi dãy chọn ra 7 em).
Tôi chia bảng làm 2 cột có ghi sẳn bài điền, mời 2 dãy thi đua lên bảng điền đúng và nhất. Mỗi em điền một từ rồi chuyền phấn cho bạn. Hết thời gian qui định, các nhóm ngừng viết.
- Cả lớp cùng nhận xét, tuyên dương dãy làm đúng và nhanh.
Tạo hứng thú học tập cho học sinh nhằm giúp học sinh ham thích học chính tả, học sinh không những đọc đúng, viết đúng chính tả và còn mở rộng được một số từ ngữ, mở rộng hiểu biết về cuộc sống.
4/ Thống nhất giữ học sinh với giáo viên trong cách đọc, cách phát âm; Rèn chính tả qua các môn học khác:
4.1 Thống nhất giữa giáo viên và học sinh trong cách đọc và cách phát âm.
Trong tiết chính tả nghe đọc, ngoài các cách ghi nhớ bằng nghĩa từ, từ trong ngữ cảnh mà cách đọc của giáo viên cũng là một phần rất quan trọng. Do đó tôi thống nhất với học sinh để phân biệt và nhận biết các từ có phụ âm đầu là ch/ tr, x/s, r/d/gi …
Ví dụ:
Ch: đọc bình thường
Tr: đọc đưa lưỡi lên vòm miệng
X: đọc bình thường
S: đọc cong lưỡi lên
R: đọc cong lưỡi lên
D: đọc bình thường
Gi: đọc xì hơi ra
Bên cạnh việc thống nhất cách đọc với học sinh tôi còn kết hợp cho học sinh thực hành với bài tập rèn luyện kĩ năng viết chính tả để học sinh lĩnh hội ngay và ghi nhớ. Khi học sinh điền xong, tôi yêu cầu học sinh phát âm đúng như hướng thống nhất.
Ví dụ: Dạy bài “Xóm tôi”
Điền vào chỗ trống s hoặc x
- Mương … óm tôi bắt cong … ườn núi
Phai làng anh đào lủi ven rừng
Đôi dòng nước chảy tong bừng
Tưới cho tươi mát một vùng lúa … anh
- Xóm trên làng dưới ta cùng
Mương phai đào … ửa cho dòng nước … uôi
Ví dụ 2: Dạy bài” Dưới đáy biển”
- Điền r/ d/gi vào chỗ trống.
- Lửa cháy … ừng … ực
- Dạo này công việc … ồn … ập quá
- Dừng có … ại … ột nghe theo những lời đồn nhãm
Ví dụ 3: Dạy bài “Buổi sáng ở Thành Phố Hồ Chí Minh”
Điền vào chỗ trống ch/ tr
Trên … ời có đám mây xanh
Ở giữa mây … ắng, xung quanh mây vàng
- Cơn đằng đông vừa … ông vừa … ạy
Côn đằng nam vừa làm vừa … ơi
Với phương pháp dạy chính tả này, học sinh lĩnh hội chính xác, phát âm đúng và nhớ lâu
4.2 Học sinh viết đúng chính tả qua các môn học khác
Đọc đúng sẽ giúp học sinh viết đúng chính tả. Chính vì vậy, để khắc phục tình trạng học sinh viết sai chình tả, người giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát âm chuẩn tiếng việt qua các môn, phân môn khác như: tập đọc, tập làm văn, toán, đạo đức …
Tôi rèn luyện cho học sinh học tốt ở phân môn Tập đọc, tập trung sửa sai các âm, vần khó hoặc dễ lẫn lộn do cách phát âm của địa phương.
Ví dụ: ch/tr, s/x, ang/an, it/ich, r/d/gi … Trong Tiếng Việt phân môn Tập đọc tạo nền móng vững chắc cho phân môn chính tả.
Chẳng hạn dạy bài “Bà cụ bán hàng nước chè” Tôi cần hướng dẫn học sinh đọc các từ khó sau: diễn viên tuồng chèo, rợp bóng, chõng tre …
Ngoài ra khi dạy phân môn Tập làm văn tiết tả bài viết, tôi cũng cần hướng dẫn cho các em soát lỗi, chữa từ, câu rất tỉ mĩ để các em thấy được chỗ sai, rút kinh nghiệm và có hướng viết chính tả tốt hơn.
5/ Sử dụng các mẹo luật, quy tắc chính tả.
Đối với học sinh tiểu học phương án này tương đối có hiệu quả nhất, bởi vi tư duy “máy móc”, trí nhớ “máy móc” của các em chiếm ưu
thế là thích ứng cho việc xây dựng các mẹo luật vừa dễ nhớ vừa áp dụng lúc viết.
Ví dụ 1
Mẹo quy tắc dành cho một số phụ âm đầu dễ nhầm.
Chữ: ng, g ghép được o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư
Chữ ng, g không ghép được e, ê, i (không có nghĩa)
Chữ ngh, gh chỉ ghép được e, ê, i
Sau chữ “q” không ghép được chữ o mà phải viết là u
Ví dụ 2: căn cứ vào nghĩa từ vựng ta có mẹo chính tả của cặp ch/tr
Ch :
+ Chỉ đồ dùng trong nhà: chăn, chiếu, chảo, chén, chổi, chõng, chậu …
+ Chỉ tên những người thân thuộc: cha, chú, chị, chồng, cháu, …
Sử dụng mẹo luật, quy tắc chính tả là giúp các em khi gặp các từ viết trên các em nhớ ngay ra chữ viết, không còn lúng túng phân vân khi viết chính tả.
6/ Kết hợp với phụ huynh học sinh và các lực lượng khác
Ngay từ đầu năm học, khi nhận lớp, tôi cần tìm hiểu chất lượng học chính tả của từng em để tôi định hướng giúp đỡ, uốn nắn cho những em viết yếu theo yêu cầu riêng. Tôi đến thăm từng gia đình học sinh, đặc biệt traođổi với phụ huynh các em học yếu chính ta (M.P, T.H. H.T, T.C, … ), nêu nguyên nhân các em học yếu môn này, để trao đổi tìm hướng giúp em học tốt hơn
Còn đối với các em lười học tập, tôi luôn kiểm tra, uốn nắn hàng ngày, thường xuyên phụ đạo đúng theo lịch quy định một tuần 2 buổi, củng cố lại kiến thức, luật chính tả để giúp các em học tốt hơn. Ngoài ra tôi còn kết hợp Ban giám hiệu và tổng phụ trách để nhắc nhở những em lười học nhằm giúp các em học tốt hơn
IV. Kết quả nghiên cứu
Với các biện pháp đã đặt ra mà tôi nêu trên, tôi đã áp dụng trong suốt năm học, thường xuyên theo dõi chuyển biến của học sinh. Qua từng tháng, tôi nhận thấy học sinh của mình đã có nhiều tiến bộ trong học tập môn chính tả nói chung và chính tả nghe đọc nói riêng. Các em viết ít sai lỗi hơn, về lỗi phụ âm đầu, lỗi về vần được giảm dần. Việc luyện đọc, viết ở nhà giúp các em viết đúng bài viết khi học trên lớp. Việc giải các bài tập, vận dụng các mẹo luật chính tả, đọc sách báo nhiều lần giúp các em viết các bài kiểm tra luôn ít sai chính tả. Kết quả thống kê ở cuối HKI năm 20...- 20... tôi nhận thấy chất lượng lớp tôi đã có sự chuyển biến
Đầu năm 20...- 20...
Số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
20
4
20%
5
25%
5
25
6
30%
Giữa HKI
20
4
20%
6
30%
6
30%
4
20%
Cuối HKI
20
6
30%
6
30%
6
30%
2
10%
Việc nghiên cứu các giải pháp trên, đã giúp chất lượng ở phân môn chính tả của lớp tôi đạt học sinh khá giỏi tăng và số học sinh trung bình- yếu giảm
Đến cuối năm phấn đấu tỉ lệ học sinh viết chính tả yếu không còn.
PHẦN 3 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Qua thời gian tích cực, kiên trì thực hiện, chất lượng học phân môn chính tả(nghe đọc) của học sinh lớp tôi có chuyển biến tốt. Để thực hiện kết quả trên người giáo viên cần chú ý.
- Xác định yêu cầu rèn luyện kĩ năng đọc đúng, viết đúng chính tả là nhiệm vụ trọng tâm.
- Ngay từ đầu năm học, khi nhận lớp giáo viên cần tìm hiểu chất lượng học chính tả của từng em.
Để giáo viên định hướng giúp đỡ , uốn nắn kịp thời cho từng em theo yêu cầu riêng
- Giáo viên cần kiên trì, tích cực các việc dạy dỗ, kiểm tra thường xuyên việc chuẩn bị, luyện viết từ khó ở nhà cho học sinh
- Sử dụng phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp, sử dụng mẹo luật chính tả giúp học sinh chủ động tự tìm ra kiến thức, thể hiện ý kiến suy nghĩ của mình một cách độc lập sáng tạo, nhằm cho học sinh ghi nhớ từ khó và học tốt bài chính tả trên lớp.
- Tạo nhiều hứng thú trong học tập nhằm giúp học sinh ham thích học, say mê học chính tả hơn. Hàng tháng, tuần giáo viên cần tổng kết và biểu dương những tổ, cá nhân đã được nhiều bông hoa điểm 10 nhất ở phân môn chính tả. Đồng thời có kế hoạch phụ đạo cho học sinh yếu chính tả để cung cấp lại những kiến thức mà các em chưa nắm bắt được.
- Kết hợp Ban giám hiệu nhà trường, tổng phụ trách, phụ huynh học sinh để kiểm tra nhắc nhở, động viên đối với những em lười học tập.
Thời gian tới, tôi hy vọng rằng nếu là người giáo viên dạy lớp phải biết vận dụng các giải pháp một cách sáng tạo, hợp lý và đồng thời phải được sự quan tâm của phụ huynh học sinh, sự hỗ trợ của nhà trường thì kết quả sẽ tốt hơn.
II. Kiến nghị
…
… … … … , ngày … tháng … năm 20 …
Người viết
File đính kèm:
- SKKN508.doc