Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1B trường Tiểu học Vạn Thạnh 2 viết đúng chính tả

 Như chúng ta đã biết, mỗi một dân tộc, một quốc gia đều có một ngôn ngữ riêng, một tiếng nói riêng. Tiếng Việt là ngôn ngữ được thống nhất trên toàn đất nước ta. Để giữ gìn và phát triển vốn chữ viết của tiếng việt thì nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ngôn ngữ cả một quốc gia trong một giai đoạn xã hội – lịch sử nhất định, là nơi thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo ở mỗi cấp học, bậc học. Trong đó dạy chính tả ở tiểu học là một trong những vấn đề đang được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng của môn tiếng việt trong nhà trường. Thông qua việc học chính tả mà các em nắm được quy tắc chính tả và hình thành những kỹ năng, kỹ sảo về chính tả. Từ đó, mà nâng cao dần tình cảm quý trọng tiếng mẹ đẻ và nền văn học dân tộc. Nhưng không ít người trong chúng ta lại hay nói, phát âm một cách không chính xác từng tiếng, từng từ trong tiếng Việt. Đặc biệt là học sinh lớp 1- lớp học đầu tiên của bậc tiểu học. Khả năng tư duy của các em còn rất hạn chế, còn mang nặng tính trực quan. Trong suốt quá trình học từ tuần 1 đến tuần 24 học sinh mới được học vần ( môn Tiếng Việt). Học sinh đọc, viết vần, từ theo cỡ chữ vừa. Sang tuần 25, học sinh được học Tiếng Việt với nội dung tổng hợp trong đó có phân môn chính tả. Ở đây, yêu cầu từ sự hiểu biết, từ thói quen có được trong phần học vần, trong các môn học khác, học sinh phải vận dụng, phải chuyển từ viết chữ cỡ vừa sang cỡ chữ nhỏ để chép và viết chính tả. Đó là một sự khó khăn đối với học sinh lớp 1. Các em còn lúng túng trong khi viết, khi trình bày bài, chữ viết không đều, không đúng cỡ và mắc nhiều lỗi chính tả, chất lượng chữ viết chưa thực sự cao, đây là một vấn đề thật khó.

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6709 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1B trường Tiểu học Vạn Thạnh 2 viết đúng chính tả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào thực tiễn giảng dạy trong năm học vừa qua tôi thấy: Dù học sinh mới được làm quen và thực hành viết chính tả nhưng tình trạng học sinh mắc những lỗi về chính tả đã giảm hẳn. Cụ thể:    Chỉ có 2 học sinh (học sinh lưu ban) mắc lỗi về trình bày. Học sinh hiểu nghĩa từ – ghi nhớ từ, đọc – phát âm tốt nắm được qui tắc chính tả, các em đã viết đúng khoảng cách giữa chữ với chữ, giữa từ với từ …cách viết dấu chấm, dấu phẩy. Các em viết đúng tốc độ, bài viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả. Nhờ được rèn đọc, rèn viết ngay từ đầu năm, trong tất cả các môn học nên đến nay các em đã đọc rất tốt, đặc biệt là học sinh đã tự chép hoặc nghe – viết một bài chính tả theo đúng mẫu yêu cầu của cô. Trong các bài thi viết chính tả do giáo viên trong tổ tự tổ chức vào các buổi chiều (luyện tiếng việt) học sinh đã viết, trình bày bài chính tả đúng và đẹp, không còn bị bỡ ngỡ do không phải là giáo viên chủ nhiệm đọc chính tả. Học sinh tự tin khi viết và làm bài.  III. Kết luận Giáo dục tiểu học là nền tảng vững chắc để học sinh học tiếp lên các lớp trên. Chính vì vậy đòi hỏi các em phải nắm chắc kiến thức cơ bản, đầu tiên các em phải đọc thông viết thạo thì mới tiếp nhận được kiến thức của các môn học.       Việc rèn chữ viết cho học sinh là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo. Rèn được học sinh viết chữ đẹp là niềm vui của thầy cô, hạnh phúc của trẻ và là niềm tự hào của cha mẹ. Nhưng chúng ta không chỉ rèn đọc - viết cho học sinh trong chốc lát, mà đó là cả một qua trình rèn luyện lâu dài và liên tục. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực chuyên môn vững vàng, có lòng yêu nghề mến trẻ, giáo viên cần có tính cẩn thận tỉ mỉ, tránh nóng vội. Có vậy việc rèn chính tả cho học sinh mới thành công. Không chỉ có vậy, người giáo viên cần phải lựa chọn, phối hợp sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với nội dung từng bài, với đối tượng học sinh, tạo điều kiện cho các em chủ động tìm và lĩnh hội kiến thức. Trong mọi giờ học giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, định hướng hoạt động cho các em. Vì vậy người giáo viên cần không ngừng học hỏi, tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học để giờ học sôi nổi, học sinh hào hứng học tập tiếp thu bài một cách chủ động. học sinh lớp 1 rất thích được khen. Lời khen kịp thời sẽ giúp các em có hứng thú học tập và mau tiến bộ. Do vậy, giáo viên phải biết động viên khuyến khích các em kịp thời, giúp các em tự tin hơn trong học tập.     Rèn kỹ năng viết chính tả không chỉ đồi hỏi yêu cầu ở người thầy hướng dẫn, mà phần quyết định đó chính là học sinh. Học sinh phải biêt lắng nghe, biết tiếp thu ý kiến đóng góp của bạn, của thầy; chịu khó tự giác học tập rèn luyện dưới sự dẫn dắt của thầy cô. - Bài học kinh nghiệm.      Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp vào vào thực tế giảng dạy phân môn chính tả ở lớp 1 tôi thấy cần lưu ý những điểm sau: + Nắm vững tầm quan trọng của môn học và nắm chắc kiến thức trọng tâm cần truyền thụ cho học sinh trong từng bài. + Giáo viên cần phải có sự chuẩn bị chu đáo: nghiên cứu kĩ từng bài, có đủ tài liệu và đồ dùng khi lên lớp. + Lựa chọn và kết hợp các phương pháp phù hợp để học sinh được luyện tập thực hành nhiều, tự chiếm lĩnh kiến thức. + Cần phải tính đến điều kiện cụ thể cho phép như thời gian cho từng tiết học, điều kiện học sinh lớp mình để lựa chọn nội dung – phương pháp dạy học sao cho phù hợp.           + Dạy học phải đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học, tính vững chắc, tính vừa sức với đối tượng học sinh lớp mình.          + Giáo viên phải tự rèn chữ viết cho mình luôn có ý thức viết chữ và trình bày bảng khoa học.          + Giáo viên chủ nhiệm phải đi sâu, đi sát lớp, chấm chữa bài thường xuyên, nắm được đối tượng học sinh lớp mình và nắm được chất lượng chữ viết của học sinh trong từng giai đoạn viết chữ để có hướng khắc phục và đề ra phương pháp giáo dục tốt nhất đối với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.          + Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục học sinh nói chung và rèn chính tả cho học sinh nói riêng.          + Giáo viên không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn của mình. phải luôn cải tiến phương pháp dạy học.          + Ngay từ đầu năm giáo viên cùng phụ huynh học sinh thống nhất đồ dùng sách vở cho học sinh: cùng một loại vở và bìa bọc, cùng viết bút mực là bút máy và viết cùng loại mực.          + Phát động phong trào vở sạch chữ đẹp trong nội bộ lớp trường. thường xuyên khen thưởng, động viên học sinh có thành tích cao hay có tiến bộ trong phong trào vở sạch - chữ đẹp.          + Phối kết hợp rèn chữ viết trong tất cả các môn học.          + Một trong những điều quan trọng để dạy chính tả đạt hiệu quả là giáo viên cần phải giúp học sinh hiểu tác dụng của việc rèn chính tả. Từ đó học sinh chủ động, tự giác trong việc rèn chính tả. + Các học sinh yếu thường ngại học, ngại hỏi và lười học nên giáo viên phải chủ động đề ra kế hoạch kiểm tra khi mình nghi ngờ các em hiểu sai hoặc thậm chí là không hiểu. Ngoài ra còn phải động viên, an ủi các em, khuyên các em cố gắng học tập để giỏi hơn. + Lòng yêu nghề, yêu học sinh, tận tâm với nghề nghiệp, tận tụy với học sinh của giáo viên cùng với sự nổ lực phấn đấu trong học tập của học sinh sẽ có được những kết quả tốt. Người giáo viên đối với học sinh vừa là người thầy truyền đạt những kiến thức cũng vừa là người cha, người mẹ chăm sóc, thương yêu và động viên, an ủi. Với tình thương chân thành + Sử dụng phương pháp động viên, khen ngợi hợp lí, khi các em có một điểm đúng hay tiến bộ dù là rất nhỏ thì giáo viên cũng cần khen ngợi để tăng sự cố gắng vươn lên học giỏi của các em. Cả gia đình, nhà trường, xã hội phải chia sẻ trách nhiệm trong công tác khắc phục tình trạng học sinh yếu mà không nên đổ lỗi hoặc giao hẳn trách nhiệm cho giáo viên. Phụ huynh cần đồng tình ủng hộ, tránh áp đặt giáo viên một cách máy móc. + Giáo viên chủ nhiệm cần phải kiên trì rèn luyện học sinh, thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng học sinh và giảm đi học sinh yếu, kém không đọc được; cần phối hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội; và cần phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm cùng phụ huynh học sinh để tốt hơn. + Khi giảng dạy hay giao tiếp với học sinh giáo viên cần sử dụng ngôn ngữ có ý nghĩa dễ hiểu, đơn giản và phù hợp với từng đối tượng học sinh. + Phải đầu tư thật tốt vào bài giảng, kế hoạch bài học, chọn phương pháp phù hợp để tạo hứng thú trong giờ học, giờ luyện đọc trong những trường hợp từ dễ đến khó, yêu cầu học sinh phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập. + Tạo cho học sinh không khí thoải mái, sinh động trong bài học để các em tiếp thu bài tốt. Nhất là phần thực hành, giáo viên cần tìm thêm những trò chơi để gây hứng thú và khắc sâu kiến thức cho các em hơn. * Vấn đề viết sai, viết chưa đẹp, không dúng của học sinh không thể ngày một, ngày hai là khắc phục tốt được, không thể đạt 100% theo yêu cầu đề ra một cách nóng vội. Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học tập, vui chơi, được học đọc, học viết, được thầy cô khen và được bạn bè yêu quý. Các em biết đọc, biết viết tốt là như cả một tương lai đang rộng mở trước mắt các em. Tôi thiết nghĩ, kỹ năng đọc, nói của học sinh được cải tiến nếu có được sự tận tụy chăm sóc, chỉ bảo của giáo viên và vai trò mẫu mực của thầy cô là tấm gương sáng cho các em noi theo. - Một số kiến nghị: Việc rèn chữ viết cho học sinh là một việc làm hết sức quan trọng. Để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học môn chính tả cho học sinh lớp 1 tôi có một số kiến nghị sau:           Đối với giáo viên: Luôn tâm huyết, hết lòng với nghề.          - Cần phải rèn đọc chuẩn, rèn chữ viết của mình. thường xuyên tự học hỏi, rèn luyện mình để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.      - Dự giờ thăm lớp, học hỏi đồng nghiệp cũng như tự đọc các tài liệu. Luôn sử dùng đồ dùng trong các giờ học một cách có hiệu quả. Tránh dạy chay hoặc sử dụng đồ dùng mang tính hình thức.     - Điều kiện quan trọng hơn nữa đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, vượt khó, tìm tòi sáng tạo và có bản lĩnh, có tinh thần trách nhiệm cao, say mê với công việc, tận tuỵ với học sinh.   Đối với phụ huynh học sinh:       - Phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con em mình. Cần đảm bảo góc học tập của các em phù hợp theo độ tuổi, đảm bảo đủ ánh sáng … tạo cho các em ngồi học thoải mái.       - Kết hợp với nhà trường cụ thể là giáo viên chủ nhiệm để rèn kỹ năng viết chính tả cũng như các kỹ năng khác cho con em mình. Bản thân phụ huynh cũng cần phải tự rèn cách đọc, cách nói chuẩn, cách viết chuẩn. Vạn Thạnh, ngày 16 tháng 5 năm 2014 Duyệt của BGH Người thực hiện Nguyễn Trang Ý Nhi TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Dạy chính tả ở trường Tiểu học: Hoàng Văn Thung, Đỗ Xuân Thảo. 2/ Phương pháp dạy Tiếng Việt 1: Lê Phương Nga, Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh, Đặng Kim Nga. 3/ Phương pháp dạy Tiếng Việt 2: Lê Phương Nga, đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh, Đặng Kim Nga. 4/ Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 1 Tập 2. 5/ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 Tập 1. 6/ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 Tập 2. 7/ Vở bài tập Tiếng Việt lớp 1 Tập 2.                                                      MỤC LỤC    Nội dung                                                                         Trang ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………… 1     1.   Lí do chọn đề tài ……………………………………………………… 1 2. Mục đích nghiên cứu …………………………………………………. 1 3. Cơ sở nghiên cứu – Đối tượng nghiên cứu…………………………… 1 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ……………………………………………… 2 Cơ sở lí luận …………………………………………………………... 2 2. Thực trạng …………………………………………………………….. 2 a. Thuận lợi – khó khăn ………………………………………………… 2 b. Tình hình qua khảo sát điều tra ……………………………………… 4 3. Biện pháp thực hiện …………………………………………………. 5 4. Hiệu quả ……………………………………………………………… 11 III. KẾT LUẬN ………………………………………………………….. 12 Bài học kinh nghiệm ……………………………………………………….. 13 Một số kiến nghị ……………………………………………………………. 15 Tài liệu tham khảo …………………………………………………………. 16

File đính kèm:

  • docMot so bien phap giup hoc sinh lop 1B truong Tieu hoc Van Thanh 2 viet dung chinh ta.doc
Giáo án liên quan