MỤC LỤC
Trang
Phần 1: Đặt vấn đề 1
I/ lý do chọn đề tài 2
II/ Mục đích nghiên cứu 3
III/ Nhiêm vụ nghiên cứu 3
Phần 2: Giải quyết vấn đề 4
Chương I: Cơ sở lý luận .5
Chương II: Thực trạng và nguyên nhân 7
Chương III : Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tâp làm văn 9
I. Dạy học sinh thực hành về nghi thức lời nói 9
1/ Luyện nói cá nhân 9
2/ Luyện nói theo cặp 11
3/ Luyện nói theo nhóm .14
II. Dạy học sinh các kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hang ngày 16
1/ viết bản tự thuật ngắn 16
2/ Viết nhắn tin. . 17
3/ Lập thời gian biểu . 18
III. Dạy học sinh thực hành rèn luyện về kĩ năng diễn đạt (nói,viết) 19
1/ Trả lời câu hỏi . 20
2. Kể về người . 22
3. Kể về con vật. .24
4. Quan sát tranh trả lời câu hỏi 26
5. Kể về một loài cây mà em thích 29
6. Tả người thông qua tranh ảnh 30
Chương IV: Kết quả . 35
Phần 3: Kết luận 36
Bài học kinh nghiệm 37
Tài liệu tham khảo . 41
44 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 18018 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập làm văn lớp 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y người đến)
- Vì sao em mến con vật đó ? Em biểu hiện tình cảm của mình đối với nó ra sao ?
c) Hướng dẫn học sinh làm bài:
- Hướng dẫn học sinh làm bài theo các câu hỏi gợi ý trên. Chú ý dùng từ ngữ có hình ảnh, màu sắc để kể nhằm làm cho bài văn thêm sinh động.
Ví dụ: Bài làm của em : Nguyễn Minh Trí
Lưu ý: Ngoài các biện pháp đã nêu trên, khâu chấm bài cũng là câu quan trọng để góp phần giúp các em học phân môn Tập làm văn tiến bộ có hiệu quả khi làm bài. Vậy giáo viên phải làm tốt những việc sau:
- Giáo viên cần chấm bài nghiêm túc, kĩ càng, chính xác. Nếu chấm bài qua loa sơ sài, giáo viên sẽ không đánh giá chính xác được ưu điểm, nhược điểm trong bài viết của các em. Muốn chấm kĩ, chính xác, trước hết giáo viên phải đọc kĩ bài văn mà học sinh đó làm, tìm ưu, nhược điểm đánh dấu và chữa bài ngay bằng mực đỏ. Giáo viên vừa chấm vừa ghi chép những lỗi sai của học sinh ra giấy để làm cơ sở nhận xét khi trả bài.
Ví dụ: Lỗi sai về ngữ pháp, chính tả, dùng từ, đặt câu. Giáo viên phải nắm được cụ thể các lỗi đó của học sinh nào nhưng không nhất thiết nêu tên học sinh đó tại lớp. Giáo viên nêu yêu cầu chữa ngay lỗi vào vở ( để lớp học sôi nổi, giáo viên nên lấy dẫn chứng các lỗi của học sinh như đặt câu sai nội dung, dùng từ sai nghĩa, viết sai chính tả nó sẽ tạo cho học sinh cảm giác buồn cười.)
- Chữa lỗi xong giáo viên cho học sinh tham khảo một số bài viết hay, đạt kết quả cao của học trong lớp hoặc bài viết ở tài liệu tham khảo có nội dung tương tự, để cho học sinh tham khảo cách viết.
Chương IV: KẾT QUẢ
Sáng kiến này tôi đã áp dụng trong năm học vừa qua và năm học này, tôi nhận thấy rằng sau một thời gian học tập và rèn luyện, chất lượng học tập của học sinh lớp tôi dạy đã được nâng cao rõ rệt. Học sinh đã bước đầu biết cách ứng xử, nói và viết phù hợp với tình huống giao tiếp về chủ điểm. Nội dung các bài viết phong phú biết diễn đạt, lựa chọn từ ngữ hợp lý có ý tưởng riêng của mình. Học sinh không thấy sợ học phân môn này nữa mà rất thích đón chờ giờ Tập làm văn tiếp theo đó là điều tôi rất phấn khởi và tự tin ở các em. Kết quả mỗi lần kiểm tra định kì phân môn Tập làm văn là một lần tôi tự đánh giá kiểm nghiệm và khẳng định được sự thành công của mình rằng dạy và hướng dẫn các em học tập phân môn này phù hợp, cụ thể đã thu hoạch được với những kết quả (kiểm tra định kì phân môn Tập làm văn) đạt được cuối năm học vừa qua và học kì I năm học 2013 – 2014 như sau:
Năm học
Tổng số HS
Trên chuẩn
Kiến thức kĩ năng
Đạt chuẩn
Kiến thức kĩ năng
Chưa đạt chuẩn
Kiến thức kĩ năng
Năm học:
2011- 2012
28
TS
%
TS
%
TS
%
10
35,7
18
64,3
0
0
Năm học:
2012- 2013
32
15
46,9
17
53,1
0
0
HKI
Năm học:
2013-2014
21
9
43
11
57
0
0
PHẦN
III
KẾT
LUẬN
* Bài học kinh nghiệm:
- Sau một thời gian học tập và rèn luyện, chất lượng học tập môn Tập làm văn của học sinh lớp tôi tăng lên rõ rệt. Học sinh đã bước đầu biết cách ứng xử, nói và viết phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Tôi tự nhận thấy mình đã tìm thấy được hướng đi đúng, cách làm phù hợp cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tập làm văn. Tôi thấy mỗi giờ dạy bản thân mình đã tạo được sự say mê, hứng thú trong việc rèn cho các em học Tập làm văn. Cho nên tiết Tập làm văn bây giờ trở nên nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn so với trước.
- Tôi đã mạnh dạn thực hiện kinh nghiệm của mình trong các giờ Tập làm văn. Đầu năm học, khi mới bước vào học phân môn Tập làm văn có không ít học sinh lớp tôi rất sợ học phân môn này. Nhưng dần dần với sự động viên, dìu dắt của tôi, số lượng các em sợ học phân môn này ngày càng giảm dần. Thay vào đó học sinh rất mong muốn, phấn khởi chờ đón giờ Tập làm văn.Học sinh lớp tôi đã có ý thức hơn trong các giờ Tập làm văn, học sinh tự tin và hứng thú học tập. Chất lượng học Tập làm văn có chuyển biến rõ rệt. Nội dung các bài viết phong phú, các bài viết có sự khác biệt rõ do học sinh được bộc lộ kinh nghiệm, sự cảm nhận của cá nhân khi quan sát, học sinh được tự do diễn đạt bằng sự lựa chọn từ ngữ, mô hình câu của riêng mình. Giờ học hứng thú hơn bởi học sinh có động cơ nói ra, viết ra điều mình thấy, mình cảm nhận được.
- Đó chính là những động lực thúc đẩy tôi ngày càng nổ lực phấn đấu hơn nữa trong sự nghiệp trồng người đầy khó khăn thử thách này.
- Đứng trước vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc dạy Tập làm văn cho học sinh Tiểu học nói chung và đối với học sinh lớp 2 nói riêng, tôi thấy việc hướng dẫn cho các em nắm được phương pháp học phân môn Tập làm văn là hết sức cần thiết. Vậy muốn các em học tốt phân môn này người giáo viên cần lưu ý:
1. Giáo viên khai thác triệt để sách giáo khoa:
- Ưu điểm tranh trong sách Tiếng Việt lớp 2 là được trình bày đẹp, trang nhã, với nhiều hình ảnh sinh động, dễ hiểu, màu sắc phong phú. Tranh phụ vụ thiết thực cho những bài học, gần gũi với cuộc sống hằng ngày như: viết lời nhắn, viết thư chúc Tết, cách viết địa chỉ người gửi và người nhận trên bì thư. Đó đều là những cách thông tin của những quan hệ thân tình hoặc quan hệ công việc mà mỗi người hằng ngày đều cần đến.
- Từng học sinh có thể quan sát tranh ngay trong sách giáo khoa một cách cụ thể, chi tiết và rõ ràng.
2. Các loại bài Tập làm văn được bố trí xen kẽ, trong từng phần, góp phần tô đậm nội dung chủ điểm học tập của từng tuần. Vì thế dạy Tập làm văn cần gắn với dạy các phân môn Tiếng Việt khác trong tuần ( đặc biệt là Tập đọc, Luyện từ và câu) nhằm mục đích giúp học sinh nắm và vận dụng tốt hơn các kiến thức đã học ở các phân môn Tiếng Việt khác ứng dụng vào phân môn Tập làm văn.
3. Không chỉ kết hợp chặt chẽ với các phân môn khác trong Tiếng Việt mà khi dạy Tập làm văn người giáo viên cần kết hợp chặt chẽ với các môn học khác như: Đạo đức, Tự nhiên xã hội .
- Qua môn Tự nhiên xã hội, học sinh được làm quen với những cây cối, những con vật trong đời sống hằng ngày(sống ở đâu, có đặc điểm gì.). Đó cũng là những tư liệu quý báu giúp các em vận dụng để làm tốt hơn các bài văn kể về con vật, cây cối.
- Trong chương trình đạo đức lớp 2 cũng có nhiều bài liên quan đến những nội dung các em học trong Phân môn Tập làm văn như bài: Biết nhận lỗi và sữa lỗi; Biết nói lời yêu cầu, đề nghị: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại; Lịch sự khi đến nhà người khác . Ở mỗi bài này học sinh đều được luyện tập những hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội trong những tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống hằng ngày . Vì thế nếu các em nắm vững được những kiến thức này thì khi học Tập làm văn các em sẽ rất nhẹ nhàng, quen thuộc và gần gũi.
4. Khi dạy các bài Tập làm văn về bốn mùa, kể về người, con vật (thú, chim), cây cối giáo viên có thể cho học sinh xem thêm tranh (ảnh ) hoặc băng hình về các chủ đề nhằm giúp học sinh nắm được rõ hơn về hình ảnh các con vật. Từ đó làm cho bài văn của các em thêm sinh động, có hình ảnh.
5. Cung cấp thêm cho học sinh những đoạn văn hay về các chủ đề (bốn mùa, người, con vật, cây cối) để học sinh học tập về bố cục đoạn văn, cách kể (cách tả) sao cho sinh động phù hợp với đối tượng cần kể ( tả).
6. Những chú ý khác :
- Tạo cho học sinh những điều kiện để tự học cá nhân và tự học theo nhóm. Học sinh được chuẩn bị kĩ, định hướng tốt trước khi học bài trên lớp. Học sinh được học bằng tự hoạt động (bao gồm hoạt động theo chỉ dẫn và hoạt động tự do tạo lời văn ), học bằng sự hợp tác hoạt động.
- Cho học sinh được làm quen dần với các thao tác của kĩ năng quan sát, biết trình tự của các thao tác này. Biết cách phối hợp với nhìn tưởng tượng, liên tưởng.
- Cho học sinh làm quen với thao tác lựa chọn từ ngữ để diễn đạt có hình ảnh một vật, một việc, làm quen với các thao tác so sánh khi nói và viết để cho câu văn có hình ảnh sinh động.
- Hướng dẫn học sinh bước đầu được làm quen với các kĩ năng làm văn viết: liên kết câu bằng từ nối, sửa chữa câu văn khi viết xong.
- Giáo viên cần chuẩn bị kĩ nội dung hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà và phải biết cách điều hành học sinh nhiều nhóm cùng làm việc. Khi đánh giá bài viết giáo viên cũng cần biết tôn trọng những ý riêng, những cách dùng từ thể hiện sự cảm nhận riêng của học sinh, tránh đánh giá theo một hệ thống câu trả lời áp đặt do chính giáo viên đưa ra.
- Mỗi bài Tập làm văn là một dịp cho các em thêm kiến thức và kĩ năng chủ động tham dự vào cuộc sống văn hóa thường ngày. Vì vậy, giáo viên cần hết sức linh hoạt để làm cho tiết Tập làm văn trở thành một tiết học hứng thú và bổ ích. Điều quan trọng là cần căn cứ vào nội dung, tính chất của từng bài, căn cứ vào trình độ học sinh và năng lực, sở trường của giáo viên; căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng trường, từng lớp mà lựa chọn, sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học một cách hợp lí, đúng mức.
* Tóm lại: Muốn dạy tốt phân môn Tập làm văn trong chương trình Tiểu học thì bản thân người giáo viên phải nghiên cứu kĩ các phương pháp dạy môn Tiếng Việt và đặc biệt là môn Tập làm văn. Ngoài ra, người giáo viên cần phải trau dồi thêm kiến thức, luôn học hỏi, dự giờ chuyên đề của các đồng nghiệp, từ đó lựa chọn nội dung và phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh.
Trên đây là sáng kiến nhỏ mà tôi đã áp dụng để dạy phân môn Tập làm văn ở lớp 2. Trong 2 năm đã thực hiện đạt hiệu quả và trao đổi cùng đồng nghiệp trong tổ chuyên môn, bản thân tôi mới mạnh dạn ghi lại sáng kiến này.
Tân Hiệp, ngày 15 tháng 01 năm 2014
Người thực hiện
Phạm Thị Tâm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hỏi – Đáp Tiếng Việt 2.
Nhà xuất bản giáo dục năm 2003
2. Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy ở Tiểu học
Nhà xuất bản giáo dục năm 2003
3. 150 bài văn hay
Nhà xuất bản TP. Hồ chí Minh năm 2007
4. Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 2
Nhà xuất bản giáo dục năm 2007
5, Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 2 ( tập 1 - tập 2 )
Nhà xuất bản giáo dục năm 2007
6. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy chương trình thay sách giáo khoa lớp 2 năm 2006.
7. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học.
Nhà xuất bản giáo dục năm 2009
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
NHẬN XÉT , ĐÁNH GIÁ , XẾP LOẠI CỦA HĐKH PHÒNG GIÁO DỤC
File đính kèm:
- Mot so bien phap giup hoc sinh hoc tot phan mon tap lam van lop 2.doc