Mục tiêu giáo dục Tiểu học là: "Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu để phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất, năng lực thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học tiếp các bậc học trên hoặc để đi vào cuộc sống lao động". Âm nhạc có vai trò tích cực trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học. Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Do đó, từ việc nghe hát, tập hát và biết được một số kiến thức về âm nhạc sẽ góp phần giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu âm nhạc.
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6921 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn âm nhạc tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan trọng. Giờ học âm nhạc phải là giờ học nghệ thuật hấp dẫn với phương châm Học vui- Vui học. Để học sinh đến với tiết học một cách nhẹ nhàng và thoải mái, giáo viên phải luôn năng động và sáng tạo trong hình thức tổ chức tiết học. Với kinh nghiệm trong nhiều năm giảng dạy của mình, tôi nhận thấy : Trước đây học sinh ngại hát, ngại thể hiện, thậm chí có em không chịu hát thì nay các em đón nhận môn âm nhạc một cách thích thú. Vì môn học này đem đến cho các em sự thoải mái về tinh thần, và có hưng phấn để nhẹ nhàng tiếp nhận thông tin của những môn học khác. Với khả năng của bản thân và vốn kiến thức mà tôi có được, tôi đã cùng với học sinh của mình thực hiện môn học một cách có hiệu quả. Trong giảng dạy, tôi chú trọng uốn nắn các em kĩ năng hát và đọc nhạc sao cho chuẩn xác. Bên cạnh đó tôi chọn ra những em có năng khiếu ca hát và khả năng biểu diễn để tập luyện những tiết mục đặc sắc để tham gia văn nghệ trong trường và các chương trình giao lưu, Hội thi do địa phương và ngành tổ chức. Tất cả đều đạt kết quả cao, chất lượng tốt. Ngoài kết quả trong giảng dạy mà tôi đã đạt được, tôi cảm thấy rất vui và tự hào vì qua giảng dạy tôi đã phát hiện và bồi dưỡng rèn luyện được những em có năng khiếu để không chỉ biểu diễn tốt các chương trình văn nghệ trong nhà trường mà còn mạnh dạn tham gia trong các cuộc giao lưu và các Hội thi đạt kết quả tốt. Ngoài ra con có các học sinh tham gia trong đội tuyển văn nghệ của trường đã để lại nhiều ấn tượng với Ban tổ chức và khán giả . Bản thân tôi cũng được nhà trườngtin tưởng phân công nhiệm vụ làm giám khảo trong cuộc thi học sinh hát dân ca cấp Tiểu học…. Với những gì mà tôi đã thử trải nghiệm qua công tác giảng dạy và bồi dưỡng năng khiếu cho các em, tôi nhận thấy rằng là: Người giáo viên giảng dạy môn âm nhạc là người giúp các em có tâm hồn, có được cảm nhận được âm thanh, hơi thở của cuộc sống thông qua các tác phẩm âm nhạc. Cuộc sống sẽ khô cứng và tẻ nhạt nếu thiếu âm nhạc. Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống con người. Giáo dục âm nhạc cũng như các nội dung khác, ngày càng được hoàn thiện và từng bước đổi mới. Trong quá trình thực hiện muốn có kết quả tốt cũng cần đến sự góp ý giúp đỡ của đồng nghiệp, và cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên và học sinh. Qua thời gian công tác, tôi rút ra được bài học cho bản thân là : Là một giáo viên dạy môn Âm nhạc, tôi luôn tự trau dồi kiến thức chuyên môn cho mình, không ngừng học hỏi đồng nghiệp và biết lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, luôn tự chủ động bồi dưỡng và giúp đỡ các em phát hiện và phát triển theo khả năng của bản thân.
Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy kết quả đạt được như trên là rất khả quan. Số học sinh hoàn thành tốt tăng gần gấp đôi. Không còn tình trạng học sinh chưa hoàn thành. Các đồng nghiệp trong trường tán thành với nội dung đề tài đưa ra, bản thân tôi tránh được những thắc mắc, lúng túng, khi giảng dạy Âm nhạc. Kết quả tiết dạy đã được nâng lên một cách rõ rệt. Học sinh yêu thích phân môn Âm nhạc. Các em đã biết hát kết hợp gõ đệm, phân biệt các kiểu gõ đệm theo tiết tấu, nhịp, phách trong cùng một bài hát và diễn đạt tốt những giai điệu, tình cảm của bài hát một cách thuyết phục.
Nhìn chung các em không ngại hát kết hợp gõ đệm như trước nữa. Các em đã có sự ham mê học hát, cảm nhận được sự tinh tế trong âm nhạc đặc biệt biết rung động trước cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống thể hiện trong lời ca. Các em đã tự tin biểu diễn được nhiều tiết mục văn nghệ hay. Đặc biệt là tiết mục hát song ca phối hợp đội ngũ nhạc công sử dụng các nhạc cụ gõ đệm (tự tạo) của hai em Thùy Linh, Hiền Hà trong hội thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2011 đã được ban giám khảo nhận xét là một tiết mục đặc sắc rất phù hợp với HS tiểu học.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM – KIẾN NGHỊ
Được sự giúp đỡ của BGH trường Tiểu học Đốc Tín, tổ chuyên môn cùng với sự nỗ lực của bản thân. Trong quá trình thực hiện“Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn âm nhạc ở Tiểu học” tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau:
1. Trước hết, người giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Rèn luyện cho học sinh đứng và ngồi đúng tư thế khi ca hát, cách cầm nhạc cụ gõ.Vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Sử dụng thành thạo đồ dùng dạy học sẵn có đồng thời biết tự làm và sử dụng bộ nốt nhạc bằng nam châm và các nhạc cụ gõ đệm của môn âm nhạc.
2. Phải hiểu rõ trình độ và năng lực, hoàn cảnh và sở thích của từng em cũng như tâm sinh lí lứa tuổi học sinh. Phân loại được học sinh, người giáo viên mới có thể áp dụng những pháp dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, với từng cá thể học sinh. Phải thường xuyên tuyên dương, khen ngợi khích lệ kịp thời.
3. Giáo viên phải lập kế hoạch dạy học và thiết kế giáo án một cách khoa học, có sự tích hợp giữa kiến thức các môn học và các lớp học với nhau. Phối hợp hoạt động học Âm nhạc với các hoạt động ngoài giờ lên lớp để làm phong phú hình thức, nội dung học tập, đồng thời phát hiện khả năng âm nhạc của cá nhân.
Cïng víi sù ®æi míi cña ®Êt níc trong thêi kú c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸, ©m nh¹c ngµy nay ®· trë thµnh mét trong nh÷ng m«n nghÖ thuËt ®îc quy ®Þnh chÝnh thøc trong ch¬ng tr×nh ®µo t¹o phæ th«ng b¾t ®Çu tõ c¸c líp tiÓu häc. V× vËy ®Ó t¹o nh÷ng thÕ hÖ trÎ, mÇm non cña ®Êt níc, nhiÖm vô cña chóng ta nh÷ng ngêi gi¸o viªn ©m nh¹c ph¶i mang ®Õn cho häc sinh nghÖ thuËt ©m nh¹c ®Ých thùc, tõ ®ã båi dìng vµ ph¸t triÓn trong c¸c em lßng say mª ©m nh¹c lµm cho thÈm mü trong c¸c em ngµy cµng n©ng cao.
Qua thùc tÕ gi¶ng d¹y theo ch¬ng tr×nh SGK míi, ®æi míi ph¬ng ph¸p d¹y häc, sö dông triÖt ®Ó thiÕt bÞ ®å dïng trong gi¶ng d¹y ©m nh¹c c¸c khèi líp, t«i thÊy ®©y lµ ph¬ng ph¸p rÊt tèt, rÊt thuËn lîi cho ngêi d¹y vµ häc.
Ngêi thµy vµ c« gi÷ vai trß lËp kÕ ho¹ch, híng dÉn cho häc sinh thiÕt kÕ ®Ó trß tù ho¹t ®éng, thÇy lµm viÖc Ýt trß ®îc t×m tßi, suy nghÜ ph¸t huy tÝnh tÝch cùc vµ tù gi¸c cña häc sinh.
Giê häc s«i næi nhÑ nhµng, häc sinh chó ý høng thó nghe. Häc sinh hiÓu nhanh, n¾m b¾t vÊn ®Ò mét c¸ch ch¾c ch¾n linh ho¹t mang tÝnh khoa häc. C¸c em ®îc lµm viÖc nhiÒu, kh¶ n¨ng ghi nhí l©u, bÒn v÷ng. C¸c em ®îc lÜnh héi tri thøc b»ng chÝnh kh¶ n¨ng cña m×nh.
Bªn c¹nh ®ã viÖc sö dông c¸c thiÕt bÞ trong ©m nh¹c cßn gÆp mét sè khã kh¨n nhÊt ®Þnh nh: Tr×nh ®é häc sinh cã n¨ng khiÕu vît tréi cßn Ýt l¹i kh«ng ®ång ®Òu nªn nhiÒu khi gi¸o viªn cßn lóng tóng trong thao t¸c cho c¸c ®èi tîng häc sinh cïng ®îc tham gia vµ cã kÕt qu¶ tèt.
§ßi hái ngêi gi¸o viªn ph¶i t©m huyÕt víi nghÒ, mÕn trÎ, yªu bé m«n gi¶ng d¹y. Kh«ng ngõng häc hái n©ng cao chuyªn m«n nghiÖp vô vµ tay nghÒ, lu«n cã ý thøc ®óng ®¾n vÒ c¸i ®Ñp thÈm mü nhng mang ®Çy tÝnh gi¸o dôc vµ khoa häc cao.
Để dạy tốt bộ môn Âm nhạc, giáo viên cần có lòng yêu nghề, mến trẻ, có ý thức trách nhiệm và tinh thần cầu tiến, phải đầu tư phương pháp giảng dạy một cách tích cực nhất, nghiên cứu hệ thống chương trình toàn cấp Tiểu học. Giáo viên tiểu học phải hướng các em tới con đường tiếp nhận những cái hay, cái đẹp từ đó tạo lòng yêu thích, say mê âm nhạc. Học sinh hát đúng giai điệu, cảm nhạc tốt sẽ yêu thích môn học. Qua đó, nắm bắt được những kiến thức về tự nhiên, xã hội, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, hình thành nên nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã rút ra trong quá trình “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn âm nhạc ở Tiểu học”. Từ kinh nghiệm thực tế, tôi đã tránh được tình trạng dạy chay ở các tiết âm nhạc, thu hút các em tham gia hoạt động học tích cực, giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn, có kĩ năng hát tốt hơn, góp phần mang lại hiệu quả cao trong mỗi giờ lên lớp.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là cách nhìn chủ quan của tôi trên một đối tượng học sinh nhất định, chắc chắn vẫn còn thiếu sót cần được bổ sung, khắc phục. Rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng khoa học để kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng giờ học Âm nhạc ở trường Tiểu học.
a) Đối với cấp quản lí giáo dục: - Tạo điều kiện thuận lợi cho GV, có đủ sách tham khảo, các trang thiết bị phục vụ cho bộ môn. - Tạo điều kiện về cơ sở vật chất để GV và HS có thể học tập, nâng cao kiến thức trong và ngoài giờ học, tạo cho các em những sân chơi để các em có điều kiện thể hiện những hiểu biết hơn về môn Âm nhạc. - Thường xuyên tổ chức cuộc thi "Tiếng hát tuổi thơ", " giai điệu tuổi hồng"... các chuyên đề hội thảo về dạy Nghệ thuật nói chung và phân môn Âm nhạc nói riêng.
b) Đối với nhà trường: - Tạo điều kiện hơn nữa để học sinh phát triển môn âm nhạc như đầu tư phòng chức năng có đầy đủ nhạc cụ cho học sinh ( đàn Organ điện tử, hệ thống âm thanh chuyên dụng có chất lượng cao...) để học sinh có nhiều điều kiện phát triển hơn môn Âm nhạc. Trong bài viết này, tôi đã nêu lên sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã đúc rút được trong quá trình giảng dạy. Với khả năng và năng lực của bản thân, tôi luôn cố gắng hết mình. Tuy nhiên, đây mới chỉ là cách nhìn chủ quan của tôi trên một đối tượng học sinh nhất định, chắc chắn vẫn còn thiếu sót cần được bổ sung, khắc phục. Rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng khoa học để kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng giờ học Âm nhạc ở trường Tiểu học.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Mỹ Đức, ngày 22 tháng 04 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết, không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Thúy Hằng
MỤC LỤC
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................ Trang 1
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI........................................................................................................... Trang 2
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI............................................................................ Trang 4
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: ................................................................... Trang 17
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM – KIẾN NGHỊ............................................ Trang 19
File đính kèm:
- SANG KIEN KINH NGHIEM MON AM NHAC.doc