Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại văn minh mới. Nhìn từ phía khoa học và công nghệ thì đây là thời đại văn minh thông tin với nền kinh tế dựa trên tri thức. Thời đại văn minh mới này là một bước phát triển vượt bậc so với thời đại văn minh nông nghiệp với nền kinh tế dựa trên đất đai là chính và thời đại văn minh cônh nghiệp với nền kinh tế dựa trên tài nguyên khoáng sản là chính. Những đặc điểm chủ yếu của thời đại văn minh thông tin có thể tóm tắt trong bốn yếu tố : Thông tin - Tri thức trở thành tài nguyên quan trọng nhất; Khoa học – Công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; Hàm lượng trí tuệ trong từng sản phẩm ngày càng tăng và cuối cùng là máy tính cá nhân và Internet là phương tiện lao động phổ biến nhất và có hiệu quả nhất.
26 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 981 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp dạy tập làm văn - Thể loại văn miêu tả lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trí óc miễn là nó phải được thực hiện một cách nghiêm túc và hết sức tự giác. Có kế hoạch bài giảng chu đáo tức là giáo viên đã chuẩn bị tốt mọi nội dung thực hiện trên lớp, từ tiết lý thuyết đến các tiết thực hành xây dựng đoạn văn và tiết trả bài, từ phần kiểm tra bài cũ đến phần củng cố bài học. Như vậy giáo viên có thể thực hiện được bảy biện pháp trên một cách dễ dàng và chất lượng dạy học chắc chắn sẽ được nâng cao.
Qua nghiên cứu thực tế tôi có thể mạnh dạn đưa ra các giai đoạn của việc soạn giáo án một bài cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu bài học
Giai đoạn 2: Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học.
Giai đoạn 3: Lựa chọn phương pháp dạy học.
Giai đoạn 4: Thiết kế các hoạt động dạy học.
Muốn có đầy đủ thông tin và kiến thức cho một bài giảng, thực hiện được tốt các giai đoạn trên, người giáo viên cần không ngừng học tập nâng cao trình độ, tham gia đủ các lớp học chuyên môn, các buổi hội thảo do nhà trường và các cấp quản lý triển khai, chịu khó sưu tầm các loại sách vở liên quan đến chuyên môn, tự lập cho mình tủ sách riêng dể tiện tra cứu khi cần thiết. Đặc biệt trong thời đại mà khoa học công nghệ thông tin đã phát triển mạnh mẽ, người giáo viên hơn ai hết phải là người đi đầu trong việc tự học tập để tiếp thu khoa học công nghệ thông tin hiện đại ấy. Việc tra cứu tìm tư liệu trên mạng cũng rất đơn giản, lại không tốn kém đáng kể về kinh tế, ngoài giờ lên lớp, mỗ ngày ta có thể dành một giờ để lên mạng tìm những thông tin cần thiết cho các bài giảng, như vậy vốn kiến thức của chúng ta sẽ phong phú lên rất nhiều và bài giảng chắc chắn sẽ hấp dẫn hơn, nhất là với việc dạy văn miêu tả thì điều này lại càng cần thiết.
Dạy văn miêu tả lớp 4 là một việc làm khó, nhất là nếu chúng ta đơn độc thực hiện lại càng khó hơn nên rất cần sự đóng góp trí tuệ của tập thể, của bạn bè đồng nghiệp. Vì vậy, chúng ta cần nghiêm túc trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. Mỗi buổi có thể trao đổi về một chủ đề, về một tiết tập làm văn nào đó, có thể cả tổ xây dựng mỗi tiết một giáo án mẫu sau đó về nhà mỗi người sẽ tuỳ thuộc vào đối tượng học sinh lớp mình mà cụ thể hoá thành kế hoạch của riêng mình. Như vậy sẽ phát huy được sức mạnh của tập thể và mỗi chúng ta cũng học hỏi được từ đồng nghiệp rất nhiều.
Tóm lại: Dạy như sách đã khó nhưng dạy để sách trở thành vốn tri thức phát triển của học sinh lại càng khó hơn. Với tập làm văn, người dạy phải gửi cả tâm hồn mình vào trong bài dạy, thày trò phải cùng đắm mình vào đối tượng miêu tả theo một dòng cảm xúc, cùng hoà chung tình cảm để cùng tìm hiểu và cảm nhận với niềm say mê, thích thú. Muốn vậy người giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi lên lớp. Chuẩn bị đầy đủ về tâm thế, về nội dung, phương pháp, đồ dùng, phương tiện dạy học, mục tiêu, ý nghĩa giáo dục, khả năng, trình độ của học sinh. Phải tìm tòi, nghiên cứu để có được những câu hỏi gợi mở phù hợp với trình độ học sinh, chuẩn bị cả những từ, những câu văn thích hợp để sửa sai hoặc để làm mẫu cho học sinh.Nó đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực sáng tạo trong suốt quá trình dạy học. Chỉ có nghiên cứu sáng tạo mới cho giáo viên có được những giờ dạy văn miêu tả mới mẻ, hiệu quả cao. Nếu không có những sáng tạo mới trong dạy tập làm văn nhất là văn miêu tả thì giờ dạy văn miêu tả chỉ là sự liệt kê các chi tiết của đối tượng miêu tả, giờ học sẽ gượng ép, gò bó, thiếu tâm hồn văn học.
IV. THỰC NGHIỆM DẠY HỌC:
Với các biện pháp như trên tôi đã xin phép ban giám hiệu Trường Tiểu học Hoµng Hoa Th¸m - ¢n Thi - Hng Yªn, đề nghị giáo viên chñ nhiÖm lớp 4B và 4C ( do t«i chñ nhiÖm) tiến hành thực nghiệm trong 2 tháng với 10 tiết tập làm văn miêu tả. Lớp 4B do thµy giáo NguyÔn §øc Thµnh chủ nhiêm, lớp 4C do t«i chñ nhiÖm. Hai lớp có tổng số học sinh gÇn bằng nhau, trình độ học lực cũng ngang nhau.Lớp 4C cña t«i đã thực hiện các biện pháp trên trong dạy văn miêu tả, còn thµy giáo NguyÔn §øc Thµnh vẫn dạy bình thường. Sau khi tiến hành giảng dạy 10 tiết tập làm văn miêu tả theo đúng chương trình, tôi đã cho học sinh cả 2 lớp làm bài kiểm tra viết với 2 đề bài :
Đề 1: “ Hãy miêu tả một cây cho bóng mát ở sân trường em mà em thích nhất. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp”.
Đề 2: “ Hãy miêu tả một cây hoa mà em thích. Chú ý kết bài theo lối mở rộng”.
Kết quả cụ thể thu được như sau:
Lớp
Số HS
Đề
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
4B
28
Đề 1
2
7,1
6
21,4
13
46,4
7
25,1
Đề 2
1
3,5
5
17,9
15
53,5
7
25,1
4C
25
Đề 1
5
24,0
10
40,0
8
32,0
2
8,0
Đề 2
6
24,0
11
44,0
7
28,0
1
4,0
Rõ ràng khi đối chiếu kết quả bài làm của 2 lớp với đề bài như nhau, tôi thấy chất lượng của lớp 4C hơn hẳn. Bài làm của nhiều em lớp 4C đã có tiến bộ rõ rệt, các em đc biết viết văn miêu tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, đặc biệt nhiều em đã biết cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: nhân hoá, so sánh, dùng điệp từ, điệp ngữ.., bài làm sinh động, cảm xúc chân thật. Tuy vẫn còn một số ít bài viết khô cứng, liệt kê các chi tiết của đối tượng miêu tả nhưng không có hiện tượng sao chép văn mẫu, cũng không có những bài làm na ná như nhau. Mặc dù mới là sự chuyển biến ít ỏi nhưng trong giảng dạy nhất là dạy tập làm văn thì kết quả như vậy cũng là điều đáng quý. Mặt khác các phương pháp này mới chỉ được áp dụng trong 10 tiết tập làm văn- một thời gian quá ngắn, nếu có thể thực hiện từ khi dạy tập làm văn ở lớp 2,3 thì tôi tin chắc rằng chất lượng làm văn của các em sẽ còn khả quan hơn rất nhiều.
KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
1. KẾT LUẬN:
Trước những yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trong công cuộc đổi mới đất nước giai đoạn hiện nay. Việc nâng cao chất lượng dạy học là một trong những yêu cầu trọng tâm của chiến lược phát triển giáo dục từ nay đến năm 2010. Một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục đó là đội ngũ giáo viên, để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục, giáo viên phải không ngừng học hỏi, sáng tạo trong giảng dạy, đem hết khả năng và niềm đam mê, lòng nhiệt tình cho công tác thì mới có được những kết quả như mong muốn. Với việc dạy tập làm văn, nhất là văn miêu tả lớp 4 thì việc làm này càng cần thiết hơn bởi việc dạy tập làm văn là rất khó, học sinh lớp 4 tuy đã gần cuối cấp tiểu học nhưng việc làm văn cũng mới dừng ở mức độ “tập”, nội dung chương trình lại hoàn toàn mới, năm đầu tiên được thực hiện nên còn nhiều bỡ ngỡ cả với thày và trò.
Từ thực tế Trường Tiểu học Hoµng Hoa Th¸m - ¢n Thi - Hng Yªn, tôi thấy để nâng cao chất lượng dạy tập làm văn người giáo viên cần tìm hiểu kỹ đối tượng học sinh, hiểu đặc điểm tâm lý của các em, hiểu và nắm chắc đặc điểm, chức năng của văn miêu tả và cần giúp các em hiểu rõ các đặc điểm ấy ngay từ tiết đầu tiên của thể loại văn miêu tả. Vì tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp của tất cả các phân môn thuộc môn tiếng Việt nên muốn dạy tập làm văn có chất lượng cần thiết phải dạy tốt các phân môn còn lại, cần chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp, để khi thực hiện kế hạch bài học trên lớp giáo viên cần đọc cho học sinh nghe các câu văn, câu thơ có sử dụng các biện pháp nghệ thuật, cung cấp cho các em những đoạn văn mẫu,... giúp các em mở rộng vốn từ, mở rộng vốn hiểu biết và từ đó học tập vận dụng vào bài làm của mình. Cần coi tiết trả bài như một khâu không thể thiếu của các quá trình hoạt động, đó chính là khâu kiểm tra, đánh giá nhằm điều chỉnh cho những hoạt động tiếp theo. Trả bài là tiết học mà giáo viên dành nhiều thời gian để sửa lỗi cho học sinh, giúp học sinh điều chỉnh những sai sót mắc phải trong bài viết để bài viết sau sẽ hoàn thiện hơn, hấp dẫn hơn.
Không phải ai sinh ra cũng mang sẵn trong mình một tâm hồn văn chương mà khả năng ấy phải được bồi đắp dần qua năm tháng, qua trang sách và những bài giảng hàng ngày của thầy cô. Muốn có được khả năng ấy của mỗi học sinh thì chính mỗi người giáo viên phải định hướng, gợi mở cho các em phương pháp học tập như những cây non được ươm trồng cần bàn tay con người chăm sóc, vun xới thì nó sẽ trở lên tươi tốt. Với học sinh lớp 4, các em không thể vừa bắt tay vào viết văn đã có được những dònh văn hay mà văn hay là là kết quả của một quá trình rèn luyện liên tục, bền bỉ, dẻo dai. Văn hay không thể có được ở những học trò lơi là đèn sách . Với tinh thần đó, việc rèn kỹ năng làm văn vừa để nhằm mục đích nâng cao năng lực viết văn vừa nhằm nâng cao ý thức tự rèn luyện của học sinh. Đó chính là động lực thúc đẩy tôi hoàn thành bài tập nghiên cứu kho học này.
2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:
Để kết quả của đề tài có thể được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả , tôi xin có một số ý kiến đề xuất sau đây
* Đối với Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT:
- Hàng năm cần tổ chức các phong trào thi đua viết thơ văn, sáng tác nhỏ của tuổi thơ để các em có điều kiện phát huy tài năng của mình.
- Thường xuyên mở các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề với các chuyên giavề dạy và học tập làm văn để giáo viên được tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.
- Trong các kỳ hội giảng, hội thi nên khuyến khích giáo viên dạy tập làm văn để trao đổi tìm ra phương pháp hay.
- Có chế độ thi đua khen thưởng rõ ràng khuyến khích giáo viên có thành tích cao trong giảng dạy.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường: Trang bị những phương tiện thông tin hiện đại, máy tính nối mạng Internet để giáo viên có thể tra cứu, tìm các thông tin phục vụ cho bài dạy.
* Đối với Ban giám hiệu nhà trường:
- Tăng cường đầu sách trong thư viện để giáo viên có đủ tư liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy nhất là các tạp chí: Giáo dục tiểu học, Thế giới trong ta,...
- Nâng cao hiệu quả các giờ chuyên môn, khuyến khích giáo viên đầu tư trao đổi kế hoạch bài học, cùng thống nhất soạn giáo án tập thể để phát huy sở trường của từng cá nhân và sức mạnh của cả tập thể.
- Hàng năm thường xuyên tổ chức cho giáo viên và học sinh đi thăm quan du lịch để nâng cao hiểu biết về cảnh vật, đất nước và con người Việt Nam.
File đính kèm:
- SKKN day van mieu ta lop 4.doc