Đề tài Lỗi viết câu của học sinh lớp 4 - Nguyên nhân và biện pháp sửa chữa

* Tính lịch sử :

Tiểu học với tư cách là bậc học nền tảng, là cơ sở quan trọng để từ đó nhận cách con người phát triển toàn diện mà nền tảng thì cần xây vững chắc.

Tri thức và nhan cách của những con người có dược vững chắc hay khong chính là nhờ vào sự kiên cố của nền tảng đó.

Cơ sở lý luận cho thấy từ nền tảng ban đầu vững chắc giúp các em tiếp thu những tri thức ban đầu về tự nhiên và xã hội, phát triển những năng lực, trang bị các phương pháp, kĩ năng ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng và phát triển tình cảm, thói quen và đức tính tốt đẹ của mỗi con người.

 

doc27 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lỗi viết câu của học sinh lớp 4 - Nguyên nhân và biện pháp sửa chữa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài mới Giới thiệu bài Nhận xét – tìm hiểu bài Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc lần lượt từng yêu cầu ?Câu nào giới thiệu về bạn Lan ? Câu nào nêu nhận định về bạn Lan ?Trong 2 câu trên, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “ai” ?Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “là gì” ?Vậy “bạn Lan” giữ chức vụ gì trong câu. ?”Là học sinh cũ của trường Hoàng Diệu” giữ chức vụ giừ trong câu ?Kiểu câu trrên khác với 2 kiểu câu đã học: Ai – là gì? Ai - thế nào ở chỗ nào Gợi ý để học sinh nêu Ghi nhớ Giáo viên chốt ý chính (Câu kể Ai – là gì gồm: +Chủ ngữ trả lời câu hỏi “Ai, cái gì, con gì” + Vị ngữ trả lời câu hỏi “là gì”.) Luyện tập\ Cho học sinh làm bài BT1: Giáo viên nhắc nhở học sinh xác định đúng câu kể Ai – là gì rồi mới nêu tác dụng. Cho học sinh trao đổi nhóm rồi đại diện nhóm trình bày. Giáo viên chốt lại ý đúng Đáp án: Câu a là câu kiểu Ai – là gì ?Câu nào là nhận định về công lao nuôi dưỡng của mẹ với con cái. (Câu b) BT2: Đặt câu hỏi cho chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu trên. Giáo viên gợi nêu bài chuẩn của mình. Cho cả lớp nhận xét. BT3: Cho học sinh dùng ảnh giới thiệu gia đình mình. Cho đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Cả lớp và giáo viên nhận xét Giáo viên cho lớp nhận xét. Giáo viên khen ngợi, động viên. Hai em đọc to Lớp đọc thầm từng yêu cầu Câu 1 giới thiệu bạn Lan - bạn là học sinh cũ của trường Hoàng Diệu. Câu: Bạn Lan là câu đơn ca đấy. Bạn Lan Lan là học sinh cũ của trường Hoàng Diệu Chủ ngữ Vị ngữ Kiểu câu Ai – là gì được dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người, một vật nào đó. Học sinh nêu khác nhau ở vị ngữ - 2,3 em nêu ghi nhớ (Sgk) - Câu dùng để giới thiệu hoặc nhận định về một người. Một em đọc yêu cầu của bài, lớp đọc thầm. Trao đổi nhóm Cử đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. Cả lớp nhận xét. Sầu riêng là loại trái quý trái hiếm của miền nam. (Câu nhận định giá trị của sầu riêng) Mẹ là ngọn gió của em suốt đời. Làm việc cá nhân - giấy nháp. Trái gì là trái quý hiếm của miền nam? Sâu riêng là gì? Mẹ là gì? (Câu hỏi cho vị ngữ) -Câu hỏi cho chủ ngữ: “Ai là ngòn gió?” “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” CN VN Làm việc theo cặp Từng em giới thiệu với bạn về hình ảnh gia đình mình. Đại diện 4 nhóm trình bày. Ví dụ: Giới thiệu về gia đình: Bố tôi là bộ đội. Mẹ là giáo viên tiểu học. Chị tôi là kế toán HTX còn tôi là học sinh cấp 1 Hoàng Quế. - Cả lớp nhận xét Củng cố dặn dò Nhận xét tiết học. Dặn dò: Về làm lại bài tập 3 vào vở. Nhận xét giờ dạy Qua giờ dạy Luyện từ và câu: Kiểu Ai – là gì, tôi có nhận xét sau: Tôi đã cố gắng truyền cảm đầy đủ kiến thức giúp các em hiểu đúng về câu kiểu “Ai – là gì” và tác dụng của loại câu này. Biết phân biệt kiểu câu này với hai loại câu kể đã học trước: Ai – làm gì Ai - Thế nào. Tôi đã vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào tiết dạy đó là: + Thầy chỉ đạo các hoạt động của trò. + Trò chủ động để tìm ra kiến thức. + Thầy chỉ gợi mở giúp học sinh khi cần thiết. Đối với học sinh: 80% xác định được câu kiểu Ai – là gì trong đoạn văn, 100% học sinh biết đặt câu kiểu này. Trong đoạn văn đôi khi học sinh còn nhầm giữa câu Ai – là gì với câu Ai - thế nào, nhưng đó chỉ là số ít. Trong tiết dạy tôi cố gắng tạo ra hoàn cảnh giao tiếp để các em thấy thoải mái, thích thú học tập, vì vậy kết quả đạt được tương đối cao. Tiết 2: Luyện tập về câu Ai – là gì Mục tiêu Học sinh tạo được câu kể Ai – là gì từ chủ - vị cho sẵn. Tìm câu kể kiểu Ai – là gì trong bài thơ ngắn, xác định được bộ phận chủ và vị trong câu đó. Viết được đoạn văn có dùng kiểu Ai – là gì. Đồ dùng dạy học Một mảnh bìa ghi sẵn các từ ngữ ở nhóm a và nhóm b. Bảng phụ chép sẵn bài thơ Nắng (BT2) * Các hoạt động dạy và học Kiểm tra bài cũ Gọi 2 em lên bảng làm BT3 tiết trước. Cho lớp nhận xét, giáo viên đánh giá, cho điểm. Bài mới Giới thiệu bài Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài tập 1: Cho 1 em đọc yêu cầu của bài tập, đọc các từ theo cột a và b (Cho học sinh làm việc cá nhân) Giáo viên và cả lớp nhận xét kết luận. Gọi 2,3 em đọc lại kết quả bài làm trên bảng. Các câu đã ghép. Bài tập 2: Gọi học sinh đọc bài Cho làm việc theo cặp. Cho các cặp trình bày trước lớp. Giáo viên nhận xét Nếu học sinh làm chưa đúng, sửa ngay Động viên, khích lệ những em xác định đúng Bài tập 3: Cho học sinh đọc và hướng dẫn cách làm. Giáo viên hướng dẫn - gợi ý Em tưởng tượng tình huống em và các bạn đến thăm Hà, sau đó giới thiệu với bố mẹ Hà từng người trong nhóm. (Cho học sinh chơi sắm vai) Giáo viên cho cả lớp nhận xét. Trong trò chơi sắm vai vừa rồi, những câu nói nào của bạn là câu kể kiểu Ai – là gì. Cho học sinh chỉ ra. Giáo viên nhận xét Cho vài nhóm trình bày trước lớp. Giáo viên và học sinh chấm một số nhóm. 1 em đọc to yêu cầu Lớp đọc thầm Làm việc cá nhân Nối từ ở cột a với từ ở cột b sao cho thích hợp tạo thành câu. Một em lên bảng ghép các mảnh bìa ghi sẵn. 2,3 em đọc lại bài làm trên bảng. Cả lớp sửa bài vào (SGK) + Trẻ em là tương lai của đất nước. + Bạn Nam là người bạn tốt. + Ga- ga-sin là người đầu tiên bay vào vũ trụ. +Mẹ là người thầy đầu tiên của em. 1 em đọc to yêu cầu bài Cả lớp đọc thầm lại Các em viết nháp kiểu câu Ai – là gì trong bài thơ, sau đó tìm chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu. Học sinh làm bài: +Bông cúc là nắng làm hoa CN VN + Bướm vàng là nắng bay xa lượn vòng CN VN + Trái thi, trái hồng là nắng của cây CN VN 1 em đọc to, lớp đọc thầm 1 học sinh khá giỏi giới thiệu mẫu 2 em là bố mẹ bạn Hà 1 em là bạn Hà. 1 số các bạn trong nhóm. Thực hiện: Nhóm học sinh đến thăm Hà. Tới nhà, 1 em nói: Thưa 2 bác, hôm nay nghe tin bạn Hà ốm, chúng cháu đến thăm bạn. Cháu xin gới thiệu với 2 bác: (Chỉ lần lượt từng bạn) Đây là bạn Dũng. bạn là lớp trưởng lớp cháu. Bạn Hương là cây toán của lớp còn cháu là bạn thân của Hà. 4,5 em đọc lại đoạn văn, chỉ ra kiểu câu Ai – là gì. Từng nhóm học sinh tập giới thiệu trong bàn mình. Củng cố dặn dò Giáo viên nhận xét tiết học Dặn học sinh về viết lại đoạn văn trên vào vở Nhận xét qua hai giờ dạy thực nghiệm Qua hai giờ dạy thực nghiệm đối với lớp 4A (1 tiết bài mới, 1 tiết là bài luyện tập), tôi đã tiến hành theo các phương pháp phù hợp với đặc điểm riêng và mục đích của từng tiết khác nhau như trong biện pháp tôi đã nêu. Kết quả tôi thấy: Học sinh hứng thú học tập, tiết học nhẹ nhàng thoải mái mà kêt quả cao. 100% học sinh biết đặt câu và tự chỉ ra từng bộ phận trong câu các em vừa đặt. Học sinh bước đầu viết được đoạn có dùng kiểu câu Ai – là gì? Cũng 2 tiết học này tôi áp dụng dạy với lớp 4B- lớp đối chứng. Tôi cùng truyền thụ nội dung kiến thức của bài nhưng không tổ chức các hoạt động sôi nổi của trò chơi mà chỉ dùng phương pháp vấn đáp và giảng đơn điệu, sau đó cho học sinh luyện tập làm bài. Kết quả 60% học sinh xác định được câu kể Ai – là gì trong đoạn văn. Việc đặt câu kiểu này học sinh còn lúng túng, 65% biết đặt câu và xác định được các thành phần trong câu; 50% học sinh viết được đoạn văn và xác định được câu kiểu Ai – là gì trong đoạn văn đó. Rút kinh nghiệm qua hai tiết dạy Qua hai tiết dạy tôi tự rút ra kinh nghiệm: Muốn học sinh không đọc và viết câu sai, trước hết học sinh cần nắm chắc khái niệm câu - từng kiểu câu. Muốn học sinh nắm bài chắc, giáo viên cần nhẹ nhàng nói năng hướng dẫn cách sửa. Cần vận dụng phương pháp phù hợp với bài học để góp phần hạn chế bớt câu sai. Mọi lúc, mọi nơi lưu tâm đến việc sửa câu sai cho học sinh. Phần kết luận - kiến nghị III.1. Phần kết luận: Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế, tôi thấy: Người giáo viên muốn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì phải miệt mài nghiên cứu tài liệu và điều quan trọng nhất là phải đi sâu vào tìm hiểu đối tượng học sinh để có thể tìm ra phương pháp giảng dạy tốt nhất, giúp cho mọi đối tượng học sinh hiểu và đều nắm được nội dung của vấn đề. Đồng thời với việc thực nghiệm và vận dụng lý luận trong sách giáo khoa và thực tiễn, tôi đã tham khảo một số kinh nghiệm của những giáo viên giảng dạy lâu năm về phương pháp. Bản thân tôi đã truyền đạt cho học sinh những kiến thức và sửa lỗi câu cho học sinh tiểu học. Tuy học sinh có nhiều tiến bộ song tôi không phải đã thực sự yên tâm bởi vì giáo viên không thể theo sát học sinh được từng giờ. Nhưng tôi tin rằng với ý thức khắc phục và tinh thần học tập tốt cho các em hiểu sâu sắc vấn đề thì các em sẽ làm được điều giáo viên mong muốn trong học tập và giao tiếp hàng ngày. Tôi tự thấy rằng: Bản thân mỗi giáo viên không ngừng học tập, tự rèn luyện, bồi dưỡng cho mình không chỉ những kiến thức về câu nói, phải trau dồi kiến thức trong các bộ môn để phục vụ cho việc giảng dạy của bản thân. Việc nghiên cứu và trình bày “Lỗi viết câu của học sinh lớp 4-5, nguyên nhân và cách sửa chữa” của tôi còn nhiều tồn tại: Tài liệu còn thiếu, kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian ngắn nên tôi chưa nghiên cứu được kĩ. Chính vì vậy, nội dung đề tài vẫn còn nhiều hạn chế. Qua đề tài này tôi rất mong nhận đươc những ý kiến quý báu của thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi thêm hoàn chỉnh. III.2.Kiến nghị: III.2.1. Đối với nhà trường và các giáo viên Thường xuyên tổ chức chuyên đề, hội thảo, hội giảng về môn Tiếng việt đặc biệt là phân môn luyện từ và câu ở lớp 4 nhất là cách viết câu. II2.2. Đối với các giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 4. Giáo viên nghiên cứu kĩ các bài dạy về các kiểu câu, mẫu câu trước khi truyền đạt tới học sinh. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt lớp 4 tập 1-2, chương trình thử nghiệm của Bộ giáo dục năm 2000. Tài liệu hướng dẫn dạy học Tiếng Việt lớp 4 tập 1-2 thử nghiệm chương trình Tiểu học năm 2000. Sách giáo khoa lớp 5 tập 1-2, Bộ giáo dục – Đào tạo. Sách giáo viên Tiếng việt lớp 5, Bộ Giáo dục – Đào tạo. Một số sách nâng cao Tiếng việt lớp 4-5. Sách Hướng dẫn dạy Tiếng việt lớp 4 của Bộ GD&ĐT được lưu chuyển tháng 5/2009 Phương pháp dạy Tiếng Việt ở tiểu học SGK lớp 4, vở BT lớp 4 (tập 1,2) Một số sách nâng cao Tiếng việt 4,5. Mục lục NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

File đính kèm:

  • docSKKN Loi viet cau cua HS lop 4 nguyen nhan va BP sua chua.doc
Giáo án liên quan