Từ giữa thập kỷ 80 đến nay, xu hướng hình thành các khối kinh tế khu vực ngày càng phát triển, tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế thế giới, trong đó nổi bật nhất là Liên minh Châu Âu (EU).
EU là quá trình hợp nhất về kinh tế giữa các quốc gia độc lập về chính trị ở Châu Âu, lớn nhất trong khối các nước tư bản chủ nghĩa. EU được thành lập năm 1957, đến nay bao gồm 15 nước thành viên: Đức, Pháp, Anh, Italia, Hà Lan, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Hy Lạp, Luychxambua, Ailen, Áo, Phần Lan và Thuỵ Điển. Trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu đang trở thành một "cực" rất mạnh của nền kinh tế thế giới, thúc đẩy việc thống nhất tiền tệ để thành lập và hoàn thiện thị trường chung Châu Âu.
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Liên minh Châu Âu và sự ra đời của đồng tiền chung Châu Âu - EURO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu của hàng loạt các nước thành viên khác, kết quả là EMU khó có thể thực thi được mức thâm hụt ngân sách mục tiêu 1% GDP vào năm 2001 như đã thông qua sau khi đồng Euro chính thức lưu hành.
- Tình hình tiêu dùng ở Đức, Pháp giảm, làm cho các nhà đầu tư hết sức thất vọng. Vì Đức, Pháp, Italia là ba cường quốc kinh tế hùng mạnh nhất khối EMU, với nền kinh tế chiếm khoảng 70% toàn khu vực, góp phần làm tăng áp lực giảm giá đối với đồng Euro.Theo báo cáo mới đây của Chính phủ Pháp, tiêu dùng 4/1999 giảm 0,2 % so với tháng 3/1999, trong khi hầu hết các nhà phân tích đều dự báo tăng, tình hình đầu tư cũng như vậy.
- Lạm phát và thất nghiệp là lo ngại lớn đối với các nhà lãnh đạo Châu Âu, gây nhiều triển vọng xấu đến tăng trưởng kinh tế cũng như các thị trường tài chính - tiền tệ khu vực này. Thất nghiệp cao là vấn đề mang tính kinh niên của Châu Âu. Do vấn đề cơ cấu, tỉ lệ thất nghiệp chỉ cải thiện chút ít, từ mức khoảng 9,2% hiện nay (tháng 10/1999) xuống 8% vào năm 2001.
- Do những vấn đề phức tạp nảy sinh trong nội bộ EU về thể chế chính trị, kinh tế và những vấn đề xã hội có tác động đến sự phát triển kinh tế và ổn định đồng tiền. Đó là sự ra đi của 20 thành viên từ chức tập thể do bị nghi là lợi dụng chức quyền tham ô, tham nhũng, vi phạm quy chế hoạt động của Uỷ ban Châu Âu. Dư luận coi đây là sự khủng hoảng chính trị nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến vị thế, chiến lược của Liên minh kinh tế -tiền tệ Châu Âu. Mặt khác, chiến sự Nam Tư nổ ra nằm trong ý đồ chiến lược kinh tế, quân sự của Mỹ, qua đó Mỹ kìm chế EU, tạo cơ hội cho kinh tế Mỹ phát triển. Tiếp đến là cuộc chiến tranh thương mại gay gắt giữa Mỹ - EU về chuối và các sản phẩm nông sản khác. WTO đã quyết định có lợi cho Mỹ, chỉ trích chính sách thương mại của EU trong khi EU chưa có đối sách gì chống lại Mỹ. Ngày 9/4/1999, Mỹ công bố 9 mặt hàng nhập khẩu từ EU bị đánh thuế 100%, làm EU thiệt hại 191,4 triệu USD/năm.
Việc đồng Euro xuống giá vừa qua lại được xem là điều kiện thuận cho các nhà xuất khẩu Châu Âu, bởi giá hàng hoá của khu vực này xuất sang các nước sẽ rẻ hơn khi tính bằng USD. Ngoài ra, đồng Euro giảm giá còn thu hút sự chú ý của giới đầu tư quốc tế tại thị trường EU.
Tóm lại, đồng EURO nói riêng và kinh tế EU nói chung đang ở vào thế bất lợi hơn so với đồng USD và nền kinh tế Mỹ. Nếu EU tiếp tục để Mỹ thao túng NATO thì kinh tế EU cũng như đồng Euro chưa thể mạnh, đủ sức đối trọng với Mỹ.
Các vấn đề đặt ra trong giai đoạn chuyển đổi
Quản lý tiền tệ một nước đã khó, thì quản lý tiền tệ cho 11 nước cùng một lúc chắc chắn đòi hỏi một guồng máy phức tạp và quy mô hơn. Đó chính là điều mà nhiều người dân trong Châu Âu lo ngại.
Dù đồng Euro có tác động tích cực trong trung và dài hạn như thế nào trong hệ thống tiền tệ quốc tế, nhưng có một số vấn đề đặt ra liên quan đến giai đoạn chuyển đổi. Đó là những vấn đề liên quan đến rủi ro tiềm ẩn của một thời kỳ không ổn định của tỷ giá hối đoái giữa đồng Euro với các đồng tiền mạnh khác, và khả năng giá trị của đồng Euro vượt ra ngoài mức được đánh giá là thích hợp.
Trước mắt là việc đồng Euro giảm giá trong giai đoạn này sẽ làm tăng tâm trạng thất vọng của giới đầu tư khu vực châu âu và Mỹ. Họ phàn nàn về việc Châu Âu đang lẩn tránh trách nhiệm và các vấn đề nội tại của mình. Nhưng trên thực tế thì ECB vào thời điểm này không thể làm gì nhiều hơn. Vấn đề mà ECB cần phải làm lúc này là ngăn chặn sự lo lắng của công chúng đối với tình trạng tỷ giá đồng euro sụt giá. Một biện pháp can thiệp vào thị trường mà ECB có thể sẽ tạm thời áp dụng đó là bán đôla ra. Thế nhưng, vào thời điểm hiện nay thì kiên nhẫn vẫn là một giải pháp phù hợp nhất, trong khi các bất ổn chính trị của khu vực này đã bắt đầu giảm xuống cùng với sự phục hồi trở lại của khu vực Châu Âu. Hơn thế nữa, mức thâm hụt cán cân thương mại khổng lồ của Mỹ hiện nay cũng đang gây sức ép lớn để đồng đôla Mỹ giảm giá.
Mặt khác, cuộc họp của các nhà lãnh đạo hàng đầu trong Liên minh Châu Âu trong tháng 6/1999 đã đưa ra các cam kết về cải cách cơ cấu thay vì các cuộc thảo luận xung quanh vấn đề thất nghiệp và tăng trưởng ở từng quốc gia. Các cam kết này sẽ trở nên vô nghĩa, nếu không có hành động nào đi kèm và tiến trình cải cách gắn liền với tự do hoá ở khu vực này chắc chắn sẽ gây ra các thiệt thòi xét về mặt ngắn hạn.
Các nước tham gia khu vực đồng Euro phải vận hành chính sách tiền tệ thống nhất thông qua:
- Lựa chọn giữa chiến lược lạm phát (truyền thống Anh) hoặc khối lượng tiền tệ (truyền thống Đức). Lựa chọn công cụ để đạt mục tiêu, đó là công cụ lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ cho vay bù đắp thâm hụt thường xuyên.
- Phương thức thực hiện. Do khối Euro là một tập hợp đa dạng và khác biệt về kinh tế và tài chính nên tạo ra những yếu tố không chắc chắn đối với ảnh hưởng thực của việc ban hành các quyết định (liên quan đến sự không khớp nhau về các dữ liệu thống kê kinh tế giữa các nước thành viên).
-Lựa chọn các mục tiêu ưu tiên đối nội hay đối ngoại. Các mục tiêu đối nội (chống lạm phát)được đánh giá là ưu tiên. Điều này được hỗ trợ bởi mức độ hạn chế mở cửa của khu vực Euro (10%GNP).
Trong EMU, toàn thể các nước trong cộng đồng đều phải gánh chịu hậu quả của bất kỳ một sụ chệch hướng ngân sách tại một nước riêng lẻ nào đó, thông qua hiệu ứng tăng lãi suất. Do vậy, cần giám sát các số dư ngân sách (hiến chương ổn định). Đây cũng chính là một trong những yếu tố tác động đến cung cầu về đồng Euro, dẫn đến sự biến động tỷ giá của đồng Euro.
Những yếu tố tác động đến cung cầu của đồng Euro
Tác động đến tỷ giá hối đoái (EUR/USD)
Thời hạn
Mức độ
Cán cân giao dịch giảm (nội bộ khối EU)
-
Ngắn hạn
+
Cán cân giao dịch bằng đồng Euro tăng
+
Dài hạn
+
Cán cân thanh toán dư = USDsẽ được ECB xử lý
+
Trung hạn
+
Sức hấp dẫn của các thị trường vốn EU
+
Trung hạn
++
Toàn cầu hoá các danh mục đầu tư EU
-
Trung hạn
+
Nợ Phi tư nhân bằng đồng Euro
-
Trung hạn
+
Tất cả những vấn đề nêu trên đều nhằm đạt tới sự nhất quán và ổn định tiền tệ ngay trong lòng EU, tạo nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô đảm bảo đồng EURO liên tục mạnh và ổn định.
Kết luận
Thống nhất tiền tệ đã tổng hợp sức mạnh và tiềm năng của cả Châu Âu thành một khối, tạo cho Châu Âu một vị thế mới hùng mạnh hơn trên thị trường quốc tế để tiến vào thế kỷ XXI, với sức cạnh tranh ngang ngửa với Mỹ, vượt xa Nhật Bản.
Hơn nữa, lưu hành đồng tiền chung duy nhất cùng với vận hành EMU đã đưa Châu Âu tới đỉnh điểm của sự phát triển. Thật vậy, ta biết rằng thế giới của hội nhập quốc tế và khu vực hoá phát triển theo 5 cấp độ:
Khu vực mậu dịch tự do;
Liên minh thuế quan;
Khối thị trường chung;
Liên minh kinh tế ;
Liên minh kinh tế và tiền tệ.
Hiện nay, Liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu là trường hợp duy nhất trên thế giới đạt tới mức thống nhất tiền tệ, với triển vọng một thị trường thống nhất.
Thống nhất tiền tệ là sự kiện riêng của Châu Âu, nhưng nó tác động đến cả thế giới trong đó có Việt Nam. Để có thể tham gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam cần:
- Tranh thủ mở rộng quan hệ với các nước Tây Âu trên cơ sở củng cố và tăng cường vị trí ở các thị trường quen thuộc và các bạn hàng truyền thống như các nước Liên Xô cũ và Đông Âu. Lấy quan hệ đó làm điểm tựa, cầu nối để thâm nhập tạo chỗ đứng ở các thị trường mới, phát triển các quan hệ mới.
- Hoàn thành thị trường hoàn chỉnh bao gồm cả sức lao động, dịch vụ, vốn và tiền tệ thông suốt trong cả nước và với thị trường thế giới. Giá cả, tỷ giá hối đoái, lãi suất tín dụng hình thành theo cơ chế thị trường.
- Hình thành một thị trường ngoại hối chính thức, tạo thuận lợi cho việc giao dịch và mua bán ngoại tệ thông qua ngân hàng theo tỷ giá thị trường. Tạo dự trữ ngoại tệ ngày càng lớn để có thể thực hiện điều tiết thị trường ngoại hối, làm cho tỷ giá hối đoái phản ánh đúng hơn sức mua thực tế của đồng tiền Việt Nam, tiến tới làm cho đồng tiền có khả năng chuyển đổi...
- Tôn trọng nguyên tắc lãi suất tín dụng cao hơn mức lạm phát, lãi suất tiền vay cao hơn lãi suất tiền gửi, bảo đảm cho ngân hàng thương mại có điều kiện kinh doanh bình thường.
Tất cả nhũng chính sách trên là nền tảng cho việc xây dựng nội dung các chính sách tiền tệ - tín dụng ngoại hối của Ngân hàng trung ương, tạo điều kiện cho sự hoà nhập và phát triển kinh tế Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
Tiến trình thống nhất tiền tệ của EU.
PTS. Kim Ngọc - NXB Chính trị quốc gia -1996
Tạp chí Thị trường tài chính- tiền tệ Việt Nam.
Các số trong năm 1998-1999.
Tạp chí Thương mại. Các số trong năm 1998 -1999.
Tạp chí Thương nghiệp thị trường Việt Nam. Các số 1+2+3/1999.
Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu. Các số 4+5+6/1998.
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam á. Số 1+3/1999.
Tạp chí Nghiên cứu kinh tế. Các số 11/1998, số 3+4/1999.
Tạp chí Thị trường chứng khoán Việt nam. Các số 1+2+4+5+6/1999.
Một số tin trích trên mạng FPT Internet.
Mục lục
Lời nói đầu. 1
Phần I: Liên minh Châu Âu và sự ra đời
của đồng tiền chung Châu Âu - EURO 2
I. Kinh tế của EMU-11 trong thời gian qua 2
II. Quá trình chuẩn bị ra đời đồng EURO 3
Cơ sở khoa học của sự thống nhất tiền tệ Châu Âu 3
Tiến trình phát triển của hệ thống tiền tệ Châu Âu 6
III. Đồng tiền chung Châu Âu - EURO 9
1. Đồng EURO 9
2. Quy chế lưu hành đồng tiền chung Châu Âu 11
Phần II: Tác động của đồng EURO đến nền kinh tế thế giới 13
I. Đối với Liên minh Châu Âu 13
1. Tác động đến những nước thuộc khu vực đồng Euro 13
2. Tác động đến các nước Châu Âu nằm ngoài khu vực đồng Euro 14
II. Tác động đến các nước thuộc khối
CFA franc và các nền kinh tế chuyển đổi 15
III. Tác động của EURO tới hệ thống tiền tệ thế giới 16
IV. Châu á với đồng EURO 19
1. Những tác động chủ yếu 19
2. Triển vọng của đồng tiền chung Châu á- ACU 20
V. Đồng tiền chung của Mercosur 23
Phần III: Các vấn đề đặt ra sau khi EURO ra đời 24
I. Tác động của đồng EURO đến nền kinh tế Việt Nam 24
II. Tình hình đồng EURO sau 10 tháng ra đời 25
III. Các vấn đề đặt ra trong giai đoạn chuyển đổi 28
Kết luận 30
Tài liệu tham khảo 31
Mục lục 32
File đính kèm:
- Lien minh Chau Au.doc