Đề tài Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp Hai qua môn tập viết

Trong chương trình môn Tiếng Việt bậc tiểu học, tập viết là một môn học công cụ, nó giúp học sinh tiếp thu các môn học khác tốt hơn. Học sinh dùng chữ viết để ghi chép các môn học khác. Khi học ở lớp cũng như ở nhà, học sinh viết tốt sẽ giúp các em ghi chép nhanh tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao hiệu quả của bài học. Thông qua chữ viết, các em còn được diễn tả tình cảm, ý nghĩ, mức hiểu biết của mình trong bài làm .

 

doc11 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp Hai qua môn tập viết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yện kỹ năng viết chữ phải được tiến hành đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà. Hình thức tập viết chữ trên bảng đen có tác dụng kiểm tra sự tiếp thu cách viết chữ và bước đầu đánh giá kỹ năng viết chữ của học sinh. Giáo viên gọi học sinh lên bảng kiểm tra bài cũ hoặc luyện tập viết chữ ở lớp. Qua đó giáo viên phát hiện chỗ sai của học sinh ( về hình dáng, kích thước, thứ tự viết các nét ) để uốn nắn chung cho cả lớp hoặc đánh giá cho điểm . Học sinh luyện tập viết chữ bằng phấn trên bảng con trước khi tập viết vào vở. Khi sử dụng bảng con tôi hướng dẫn các em cả cách lau bảng từ trên xuống, cách sử dụng và bảo quản phấn, cách lau tay sau khi viết để giữ vệ sinh ( phải có giẻ ướt để lau bảng ) ,viết vào bảng xong các em giơ lên để giáo viên kiểm tra. Muốn cho học sinh sử dụng có hiệu qủa vở tập viết, giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kĩ năng viết của từng bài (chữ mẫu, các dấu chỉ khoảng cách chữ, dấu chỉ vị trí đặt bút, thứ tự viết nét ...) giúp các em viết đủ, viết đúng số dòng đầu tiên ở mỗi phần bài viết. Việc đảm bảo tốt các công việc trên sẽ giúp các em viết tốt hơn ở những dòng sau . Lựa chọn phương pháp dạy học phải phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng trường, từng lớp học. Để nâng cao hiệu suất khi dạy một tiết tập viết lớp Hai cần làm tốt các việc sau : * Chuẩn bị bài dạy . Đây là khâu quan trọng có vai trò quyết định đến hiệu quả của giờ dạy vì có chuẩn bị bài tốt thì khi lên lớp mới dạy tốt được. Khi chuẩn bị bài dạy giáo viên cần chuẩn bị tốt các bước sau : - Giáo viên nghiên cứu kĩ nội dung bài trong sách giáo khoa tập viết - Xác định mục tiêu của bài dạy ( yêu cầu trọng tâm) bài này học sinh cần nắm vững kiến thức gì ? cần rèn kĩ năng gì ? - Giáo viên chuẩn bị những gì ? Học sinh chuẩn bị những gì ? - Lựa chọn phương pháp giảng gì ? * Chuẩn bị một bài dạy có thể viết dưới dạng “ Giáo án” - bài soạn thường bao gồm : + Mục tiêu ( các yêu cầu trọng tâm) + Các hoạt động dạy học chủ yếu( kiểm tra bài cũ, dạy học bài mới, luyện tập ở lớp, giao bài tập về nhà ) . Ví dụ : Chuẩn bị dạy một tiết tập viết . Tiết 1 : Chữ hoa 1 , Mục tiêu : - Rèn kĩ năng viết chữ . - Biết viết chữ cái viết hoa theo cỡ vừa và cỡ nhỏ. - Biết viết câu ứng dụng. 2 , Chuẩn bị : - Giáo viên : Chữ mẫu - Học sinh : Bảng, phấn, vở tập viết. 3, Hoạt động dạy học chủ yếu . a . Kiểm tra : Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh . b . Dạy bài mới . * Giới thiệu bài - Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học. - Giáo viên đưa ra chữ mẫu cho học sinh quan sát và nhận xét . - Giáo viên chỉ vào chữ mẫu trong khung hỏi : Chữ này cao mấy li, gồm mấy đường kẻ ngang ? Được viết bởi mấy nét ? ( 3 nét ). - Giáo viên chỉ vào chữ và phân tích . - Giáo viên viết mẫu lên bảng, vừa viết giáo viên vừa hướng dẫn cách viết từng nét một. + Viết nét 1 : Từ điểm bắt đầu ở giao điểm của đường kẻ dọc 2 với đường kẻ ngang 3 tạo nét cong phải chạm đến đường kẻ ngang 1 rồi hơi lượn và đưa bút lên đến giao điểm của đường kẻ dọc 5 và đường kẻ ngang 6 . + Viết nét 2 : ( nét móc ngược ) : Từ điểm kết thúc nét 1 kéo thẳng xuống gần đường kẻ ngang 1 và lượn vòng lên cho tới đường kẻ ngang 2 và khoảng giữa đường kẻ dọc 6 và 7 . + Viết nét ngang : Lia bút lên đến phía trên đường kẻ ngang 3 và viết nét ngang chia đôi chữ . - Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con . Học sinh tập viết chữ 2 - 3 lượt. Giáo viên nhận xét uốn nắn, có thể nhắc lại quy trình viết . - Giáo viên hướng dẫn viết câu ứng dụng. - Giới thiệu câu ứng dụng : “ nh em thuận hòa” - Gọi 3 em học sinh đọc lại . Giúp các em hiểu nghĩa : Câu này ý muốn đưa ra lời khuyên anh em trong nhà phải thương yêu nhau . - Học sinh quan sát và nhận xét : + Độ cao của các chữ . + Khoảng cách giữa các chữ . + Cách đặt dấu thanh giữa các chữ . - Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết . Giáo viên nêu yêu cầu sau đó học sinh viết . - Giáo viên thu 5 - 7 bài chấm và chữa, sau đó nhận xét . c, Hướng dẫn học ở nhà . - Viết phần luyện viết thêm. * Tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh(ở trên lớp ) Việc chuẩn bị bài giữ vai trò quan trọng, việc tổ chức hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh ở trên lớp quyết định hiệu suất của giờ dạy. Khi tiến hành tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh cần làm tốt các việc sau : - Trình tự tiến hành, hướng dẫn học sinh học tập ( như đã nêu ở phần chuẩn bị ) . - Giáo viên làm nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh, hạn chế lời nói ( giảng giải, thuyết trình ... ) làm mẫu không cần thiét ở trên lớp .Giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan, dùng câu hỏi gợi mở giúp học sinh tiếp thu tốt hơn. Hoạt động chủ yếu của giáo viên trên lớp chỉ là người định hướng làm việc với cá nhân học sinh, nhóm học sinh hoặc cả lớp . Về phần giới thiệu nội dung bài học trên cơ sở nội dung bài viết đã được trình bày trên bảng lớp gồm chữ cái, vần, từ và dòng chữ ứng dụng giáo viên cần làm những việc sau : Đọc gộp cả tiếng, có thể giảng nghĩa từ và dòng chữ viết ứng dụng. Gọi học sinh đọc toàn bài . * Về phân tích cấu tạo chữ : - Phân tích chữ cái : Ví dụ : Chữ gồm mấy nét ? Là những nét nào ? Các nét chữ đó như thế nào ? Sự liên kết phối hợp của các nét ra sao ? Điểm đặt bút, dừng bút của chữ ở vị trí nào trên dòng kẻ ? Quan sát chữ mẫu học sinh sẽ phát hiện và từ đó khắc sâu biểu tượng về chữ . - Phân tích vần, từ và dòng chữ viết ứng dụng : Ví dụ : Trường hợp này viết nối thuận lợi, các chữ đứng trước và đứng sau đều có nét liên kết. Các em chỉ cần đưa tiếp nét từ điểm dừng bút của chữ cái đứng trước nối sang điểm dừng bút của chữ cái đứng sau một cách thuận lợi theo hướng dịch chutyển của nét bút từ trái sang phải . Ngoài ra hướng dẫn học sinh viết dấu thanh đúng là một khâu không thể thiếu. Ví dụ : thuận, hoa . Có 3 nguyên tắc làm căn cứ cho quy ước ghi dấu thanh : + Nguyên tắc khoa học : Dấu thanh đặt ở âm chính của vần. + Nguyên tắc thẩm mĩ : Dấu thanh đặt ở vị trí cân đối . + Nguyên tắc thực dụng : Dấu thanh chỉ đặt vào chữ ghi nguyên âm chứ không đặt ở vị trí giữa hai chữ cái . Với những suy nghĩ và việc làm trên, qua thực tế áp dụng vào giảng dạy tôi thấy hiệu quả giờ dạy được nâng lên rõ rệt. Học sinh hứng thú học tập, tự tìm tòi khám phá và lĩnh hội những kiến thức mới. Học sinh nắm chắc kiến thức, phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của mình . Nói tóm lại : Để học sinh viết tốt môn tập viết, giáo viên phải thực hiện hướng dẫn, nhắc nhở thường xuyên liên tục trong tất cả các giờ học cũng giống như mưa rầm thấm lâu . * Với cách rèn chữ viết cho học sinh theo phương pháp như trên tức là tôi đã rất coi trọng phương pháp trực quan và phương pháp thực hành luyện tập . Đây là hai phương pháp vô cùng quan trọng không thể thiếu được trong khi dạy tập viết và đặc biệt là luyện chữ cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp Hai nói riêng . * Với phương pháp này, học sinh lớp tôi đã có tiến bộ rõ rệt về chất lượng chữ viết. Qua khảo sát tôi thấy kết quả như sau : STT nội dung kiến thức tỷ lệ 1 Chữ viết đúng mẫu, đúng cỡ 90% 2 Khoảng cách giữa các chữ đúng, đều 100% 3 Kỹ thuật nối chữ đúng 96,6% 4 Thi vở sạch chữ đẹp chữ loại A 90% Phần iii : kết thúc vấn đề 1/ Bài học Theo tôi để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp Hai nói riêng trước hết : * Người giáo viên cần có sự đổi mới về mặt nhận thức, có quan điểm đúng đắn và nhận thức rõ vai trò đặc biệt quan trọng của chữ viết trong qua trình học tập của học sinh và trong việc rèn nết người cho các em * Để rèn chữ viết cho học sinh thực sự có chất lượng đòi hỏi người giáo viên phải nắm chắc kỹ thuật viết chữ và nối chữ. Khi hướng dẫn cho các em cần phải hướng dẫn một cách tỉ mỉ, cụ thể, có như vậy học sinh mới có thể viết chữ đúng và đẹp . Đặc biệt giáo viên phải không ngừng luyện chữ viết của mình cho thật đúng, thật đẹp vì chính nét chữ của cô là một phương tiện trực quan có hiệu qủa nhất đối với học sinh. * Muốn nâng cao chất lượng về mặt chữ viết cho học sinh, giáo viên cần phải tổ chức cho các em trải quan nhiều giai đoạn luyện tập. Cần phải giải thích cho học sinh hiểu luyện viết không chỉ luyện riêng ở giờ tập viết mà còn phải luyện tập thông qua việc trình bày ở tất cả các môn học khác kể cả ở lớp cũng như ở nhà .Đặc biệt giáo viên cần uốn nắn cách ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở để các em tập viết trong tư thế thoải mái nhất, với hiệu suất cao nhất . * ở mỗi lớp trình độ của các em không đều nhau, bên cạnh việc theo dõi chung, giáo viên cần đi sâu kèm cặp, giúp đỡ từng em nhất là những em yếu kém để giúp các em vượt qua khó khăn ban đầu. Cần khuyến khích động viên, an ủi các em để các em tiếp thu một cách hồ hởi, phấn khởi hơn. Một điều không thể thiếu được là chúng ta phải giáo dục cho các em tính kiên trì, nhẫn nại, tính kỷ luật trong việc rèn chữ viết . Giáo dục cho các em yêu quý chữ viết, có ý thức say mê thì làm bất kỳ việc gì dù khó khăn đến đâu cũng đạt kết quả cao . 2/ Kiến nghị - Hằng năm tổ chức tốt hội giảng môn tập viết ở các cấp và thi viết chữ đẹp thường xuyên trong giáo viên. Tổ chức các cuộc hội thảo về phương pháp rèn chữ viết cho học sinh. Giúp giáo viên nắm chắc phương pháp giảng dạy và luyện chữ viết cho học sinh. - Cung cấp cho học sinh đầy đủ bảng chữ mẫu giúp cho các em theo dõi luyện viết hàng ngày. 3/ Kết luận chung . - Tập viết là một môn học công cụ rất cần thiết cho học sinh để hình thành kỹ năng viết đồng thời tiếp thu tốt các môn học khác. Chữ viết được rèn luyện tốt ở tiểu học sẽ để lại nét đẹp suốt đời cho các em . Vì vậy giáo viên cần quan tâm dạy tốt môn tập viết tức là giáo viên phải đi sát tới từng học sinh, rèn chữ viết thường xuyên liên tục trong tất cả các giờ học, có như vậy các em sẽ có chữ viết đẹp, đồng thời củng cố được những tình cảm, tập quán tốt do môn học mang lại . Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của đồng nghiệp và ban giám khảo ! Ngày 02 tháng 04 năm 2007

File đính kèm:

  • docren chu viet cho hoc sinh lop 2.doc
Giáo án liên quan