Đề tài Kinh nghiệm giảng dạy nội dung giải toán theo hướng phân hoá học sinh trong môn toán lớp 2

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

1. Lý luận:

Việc cung cấp kiến thức cho học sinh tiểu học là rất cần thiết và cơ bản nhưng việc hướng dẫn học sinh có kiến thức cơ bản ban đầu về giải toán có lời văn là rất quan trọng. Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng về việc dạy giải toán có lời văn ở tiểu học nên cần rèn cho học sinh những kỹ năng, kỹ xảo giải toán để áp dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày và phát triển nhân cách của các em. Toán có lời văn xem như cầu nối giữa nhà trường và xã hội. Đó chính là nơi gặp gỡ hay tổng hợp kiến thức tự nhiên và xã hội, đồng thời rèn luyện cho học sinh hiểu biết về Tiếng Việt.

 

doc11 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm giảng dạy nội dung giải toán theo hướng phân hoá học sinh trong môn toán lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài toán hỏi gì? ( Thùng bé đựng bao nhiêu lít nước mắm?) Hướng dẫn học sinh tóm tắt: Có thể bằng 2 cách: Tóm tắt bằng lời hoặc bằng sơ đồ đoạn thẳng( nên dùng sơ đồ đoạn thẳng) 60lít Thùng lớn: 22lít Thùng bé: Bước 2: Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch giải: Giáo viên hỏi: + Đây là bài toán thuộc dạng toán nào đã học? ( Đây là bài toán thuộc dạng toán về ít hơn) + Muốn tìm số lít nước mắm ở thùng bé ta phải làm phép tính gì? ( Phép tình trừ) + Lấy bao nhiêu trừ đi bao nhiêu? ( 60 - 22) Giáo viên lưu ý cho học sinh khi thực hiện phép trừ có nhớ ( dựa vào bảng trừ) Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải: Có thể có 2 cách trình bày về lời giải như sau: Cách 1: Bài giải Cách 2: Bài giải Thùng bé đựng số lít nước mắm là: Số lít nước mắm thùng bé đựng được là: 60 - 22 = 38( lít) 60 - 22 = 38(lít) Đáp số: 38 lít. Đáp số: 38 lít. Bước này chú ý trình bày đẹp, viết đúng danh số. Bước 4: Nhìn lại bài toán: Kiểm tra lại chính tả, cách trình bày, kết quả phép tính Nhưng cũng dựa vào bài tập 4 này giáo viên ra đề dành cho học sinh khá giỏi như sau: Thùng lớn đựng 60lít nước mắm, thùng lớn đựng nhiều hơn thùng bé 22 lít nước mắm. Hỏi : Thùng bé đựng bao nhiêu lít nước mắm? Cả hai thùng đựng bao nhiêu lít nước mắm? Bước 1: Tìm hiều bài toán Đọc kỹ đề bài, giáo viên nêu câu hỏi phân tích bài toán. Bài toán cho biết gì? (Thùng lớn đựng 60 lít nước mắm, thùng lớn đựng nhiều hơn thùng bé 22 lít nước mắm) Bài toán hỏi gì? ( Thùng bé đựng bao nhiêu lít nước mắm?; Cả hai thùng đựng bao nhiêu lít nước mắm?). Hướng dẫn học sinh tóm tắt: Nên gợi ý hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. 60lít Thùng lớn: 22lít ? lít Thùng bé: ? lít Bước 2: Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch giải. Nhìn vào sơ đồ ta thấy đây là bài toán thuộc dạng toán nào đã học ? ( Đây là bài toán ngược của dạng toán về nhiều hơn). Hay đây là dạng nhiều hơn một số đơn vị. Giáo viên hỏi: Muốn tìm số lít nước mắm của thùng bé ta làm phép tính gì? ( Phép tính trừ). Lấy bao nhiêu trừ bao nhiêu? ( 60 - 22) Gáo viên lưu ý cho học sinh khi thực hiện phép trừ có nhớ( Dựa vào bảng trừ). Muốn tìm số lít nước mắm cả 2 thùng đựng được ta làm phép tính gì? ( Phép tính cộng). Lấy bao nhiêu cộng bao nhiêu? ( 60 + 38) Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày đáp số của hai phần a, b. Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải: Yêu cầu học sinh trình bày lời giải khác nhau. Cách 1: Bài giải a.Số lít nước mắm thùng bé đựng được là 60 - 22 = 38(lít) b. Số lít nước mắm cả 2 thùng đựng được là 60 + 38 = 98 (lít) Đáp số: a, 38 lít b, 98 lít Cách 2: Bài giải. a.Thùng bé đựng được số lít nước mắm là 60 - 22 = 38( lít) b. Cả 2 thùng đựng được số lít nước mắm là 60 + 38 = 98( lít) Đáp số: a, 38 lít b, 98 lít Bước 4: Nhìn lại bài toán: Kiểm tra lại chính tả, cách trình bày, kết quả phép tính, đáp số 3.2. Khi dạy giải toán có lời văn: Tìm tích của 2 số ta nên sử dụng mô hình, hình vẽ, đồ dùng trực quan và dựa vào bảng của các bảng nhân để tìm kết quả. Bài tập 3( SGK toán 2- trang 98). Mỗi can đựng 3 lít dầu. Hỏi có 5 can như thế đựng bao nhiêu lít dầu? Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài. Vì các em mới làm quen với bảng nhân 3 nên giáo viên có thể sử dụng các đồ dùng như: Tranh vẽ 5 cái can 3lít hoặc 5 cái can mỗi loại ghi 3 lít thì càng tốt. Để hướng dẫn giáo viên có thể hỏi: + Mỗi can đựng mấy lít dầu?( Học sinh quan sát và trả lời ngay được: Mỗi can đựng 3 lít) + Bài toán yêu cầu ta phải làm gì? ( Tìm số lít dầu 5 can đựng được bao nhiêu?) Tóm tắt: 1 can: 3 lít 5 can: .lít? Bước 2: Giáo viên có thể chỉ vào đồ dùng dạy học nêu câu hỏi: Muốn biết 5 can như thế đựng bao nhiêu lít dầu ta phải làm phép tính gì? ( Học sinh quan sát trên đồ dùng trực quan nêu ngay được phép tính đồng thời dựa vào phép cộng các số hạng bằng nhau hoặc bảng nhân 3 sẽ tìm ngay ra kết quả) Bước 3: Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh trình bày bài với các cách khác nhau. Bài giải: Cách 1: Số lít dầu 5 can như thế đựng là: Hoặc: 5 can như thế đựng số lít dầu là: 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 15( lít) 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 15(lít) Đáp số: 15 lít Đáp số: 15 lít Bài giải: Cách 2 Số lít dầu 5 can như thế đựng là: Hoặc: 5 can như thế đựng số lít dầu là: 3 x 5 = 15 (lít) 3 x 5 = 15( lít) Đáp số: 15 lít Đáp số: 15 lít Sau khi học sinh trình bày bài giải giáo viên nên hướng cho học sinh đại trà nên giải theo cách 2. Bởi vì làm như cách 1 vẫn đúng nhưng ta không nên dùng vì nếu chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân thì sẽ nhanh và gọn hơn. *.Còn đối với học sinh khá, giỏi, giáo viên yêu cầu học sinh giải bài toán trên bằng các cách khác nhau. 3.3. Khi dạy giải toán có lời văn dạng: Chia thành các phần bằng nhau và chia theo nhóm ta nên hướng dẫn học sinh dựa vào bảng chia để tìm kết quả. Ví dụ: Bài tập 4 ( SGK toán 2- trang 135). Cô giáo chia đề 24 tờ báo cho 4 tổ. Hỏi mỗi tổ được mấy tờ báo? Bước 1: Giáo viên nêu câu hỏi ngắn gọn giúp học sinh tự tóm tắt: 4 tổ nhận được mấy tờ báo?( 24 tờ báo) Bài toán hỏi gì? (Mỗi tổ được mấy tờ báo?) Tóm tắt: 4 tổ : 24 tờ báo 1 tổ : tờ báo? Bước 2: Từ tóm tắt trên học sinh có thể nhận ngay được: Muốn tìm số tờ báo của mỗi tổ phải làm phép tính chia( 24 : 4) đồng thời sử dụng bảng chia 4. Bước 3: Có thể giải bài toán với nhiều câu trả lời khác nhau. Bài giải Mỗi tổ nhận được số tờ báo là: Hoặc: Số tờ báo mỗi tổ nhận được là: 24 : 4 = 6( tờ báo) 24 : 4 = 6( tờ báo) Đáp số: 6 tờ báo Đáp số: 6 tờ báo Bước 4: Học sinh so sánh tìm câu trả lời hay nhất. Học sinh kiểm tra lại kết quả bằng cách đọc bảng chia 4. Tương tự như vậy đối với bài tập 4( Vở bài tập toán 2 tập 2- trang 34) Có 20 tờ báo chia cho các tổ, mỗi tổ được 5 tờ báo. Hỏi có mấy tổ được chia báo? Học sinh có thể tóm tắt và giải được bài toán. Tóm tắt: 5 tờ báo : 1 tổ 20 tờ báo: tổ Bài giải: Số tổ được chia báo là: Hoặc: 20 tờ báo chia cho 6 tổ là: 20 : 5 = 4( tổ) 20 : 5 = 4( tổ) Đáp số: 4 tổ Đáp số: 4 tổ Với phương pháp dạy toán có lời văn như trên năm học 2007 -2008 tôi đã thu được kết quả như sau: ( Là chất lượng các bài toán có lời văn qua các bài kiểm tra định kì môn toán) Lớp 2A: Tổng số học sinh: 32 em Năm học 2007-2008 Giỏi Khá Trung bình 8 tuần kỳ I 18 11 3 Cuối kỳ I 22 9 1 8 tuần kỳ II 24 8 0 Cuối kỳ II 27 5 0 * Thi học sinh giỏi huyện cuối năm học 2007-2008 có 3 em đạt giải trong đó 2 em đạt giải nhì, 1 em đạt giải khuyến khích. 4. Phương pháp dạy của giáo viên. Từ kết quả trên cho thấy rằng chất lượng dạy học toán có lời văn của năm học 2007 -2008 khá cao, qua áp dụng thực tế giảng dạy trên, để đạt kết quả tốt trong giờ giải toán tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau. Giáo viên phải đi sâu nghiên cứu bài trước khi lên lớp, chọn lọc hệ thống câu hỏi, tìm hiểu phân tích đề để tóm tắt bài toán một cách ngắn gon dễ hiểu nhất, chính xác nhất thì học sinh dễ dàng lập được kế hoạch giải đúng. Mỗi bài toán, mỗi tóm tắt của giáo viên bằng lời, sơ đồ hay vật mẫu trên bảng phải thật chính xác, khoa học. Sử dụng đồ dùng học tập thường xuyên, kết hợp nhiều phương pháp dạy học. Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra học sinh các bảng cộng, trừ, nhân, chia. Cần tiến hành kiểm tra chất lượng phân loại học sinh thành các đối tượng: Giỏi + Khá; Trung bình + yếu , ngay từ đầu năm để có phương pháp dạy học cho phù hợp. + Đối với học sinh khá giỏi: Có hướng dẫn thêm các bài toán nâng cao, có các cách giải khác nhau để tìm ra cách giải hay nhất. + Đối với học sinh trung bình, yếu: nắm rõ khả năng từng em học yếu do nguyên nhân nào: Ví dụ: - Chưa biết đọc, đọc còn ấp úng nên phân tích đề còn kém. Chưa thuộc bảng cộng, trừ, nhân, chia hay khả năng tính toán chậm Chưa viết thạo nên chưa biết cách trình bày Từ đó giáo viên có phương pháp dạy học cho thích hợp. Thường xuyên liên lạc giữa gia đình và nhà trường để nắm bắt việc học tập của các em. Lưu ý dạy Tiếng Việt trong dạy Toán. * Ngoài ra giáo viên cần nhiệt tình trong giảng dạy, không ngừng nâng cao trình độ sư phạm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu tài liệu, học hỏi thêm kinh nghiệm của đồng nghiệp. C. Phần kết luận: 1. Kết luận. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu không thể thiếu nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao, đảm bảo được nhu cầu cũng như lợi ích của người học. Dạy giải toán có lời văn là một bộ phận quan trọng trong chương trình toán tiểu học. Dạy giải toán là hoạt động khó khăn và phức tạp. Do đó khi giải toán đòi hỏi học sinh phải phát huy trí tuệ một cách tích cực linh hoạt chủ động và sáng tạo. Đồng thời qua việc giải toán giáo viên dễ dàng phát hiện ra những ưu điểm giúp các em khắc phục và phát huy. Dạy toán còn rèn luyện năng lực tư duy, đức tính tốt đẹp của người lao động mới. ở chương trình thay sách lớp 2 các em được tiếp súc với người dạy toán mới và phức tạp đặc biệt là toán có lời văn của lớp 3 dạy trên, để chuẩn bị kiến thức kỹ năng giải toán các loại toán phức tạp hơn ở các lớp sau. Vì vậy phương pháp hướng dẫn của giáo viên là rất quan trọng. 2. Kiến nghị: Những kết quả thu được sau quá trình nghiên cứu và thực hiện đã giúp tôi có được niềm tin váo năng lực nghiên cứu bước đầu của mình. Bên cạnh đó tôi xin có một số kiến nghị sau: Giáo viên cần linh hoạt khi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, sử dụng các bài tập hợp lý với từng đối tượng học sinh cảu mình. Kỹ năng giải toán có lời văn còn được rèn luyện thường xuyên, liên tục và được kết hợp rèn luyện ở các môn học khác và trong giao tiếp hàng ngày. Hiệu quả cảu tiết học giải bài toán có lời văn phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần, năng lực sư phạm của mỗi giáo viên và thái độ học tập của mỗi học sinh. Vì vậy đòi hỏi ở mỗi giáo viên lòng nhiệt tình và thái độ học tập không ngừng. Hy vọng vấn đề tôi đưa ra góp phần nhỏ kinh nghiệm của mình vào phương pháp giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2. Rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để tôi có được phương pháp dạy học tốt hơn mang lại kết quả giáo dục cao nhất. Thọ Nghiệp, ngày 15 .tháng 5năm 2009 Người viết Trần Thị Mừng

File đính kèm:

  • docKinh nghiem day toan Lop 2.doc
Giáo án liên quan