Đề tài Kinh nghiệm dạy đạo đức cho học sinh lớp Một

Đạo đức là một mặt quan trọng của nhân cách,là “cái gốc” cña con người .Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp Một là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường Tiểu học nói chung và của mỗi giáo viên nói riêng. Trong trường Tiểu học nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh được tiến hành qua tất cả các môn học.trong đó đặc biệt quan trọng là môn Dạo đức vì nó có khả năng giáo dục đạo đức cho học sinh một cách có hệ thống

Môn Đạo đức là một môn học chính thức ở trường Tiểu học cũng như các môn; Toán ,Tiếng việt, Tự nhiên-Xã hội

 Môn Đạo đức có nhiệm vụ tạo dựng cơ sở ban đầu, giúp học sinh xây dựng ý thức đạo đức, bồi dưỡng tình cảm, hình thành các chuấn mực hành vi phù hợp với các quan hệ bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và môi trường tự nhiên

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm dạy đạo đức cho học sinh lớp Một, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Đặt vấn đÒ Đạo đức là một mặt quan trọng của nhân cách,là “cái gốc” cña con người .Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp Một là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường Tiểu học nói chung và của mỗi giáo viên nói riêng. Trong trường Tiểu học nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh được tiến hành qua tất cả các môn học.trong đó đặc biệt quan trọng là môn Dạo đức vì nó có khả năng giáo dục đạo đức cho học sinh một cách có hệ thống Môn Đạo đức là một môn học chính thức ở trường Tiểu học cũng như các môn; Toán ,Tiếng việt, Tự nhiên-Xã hội Môn Đạo đức có nhiệm vụ tạo dựng cơ sở ban đầu, giúp học sinh xây dựng ý thức đạo đức, bồi dưỡng tình cảm, hình thành các chuấn mực hành vi phù hợp với các quan hệ bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và môi trường tự nhiên Môn Đạo đức có quan hệ chặt chẽ với các môn học khác ở lớp Một đặt biệt là môn: Tiếng việt , Tự nhiên- xã hội, Nghệ thuật. Thông qua môn Đạo đức giúp học sinh rèn luyện sử dụng Tiếng việt trong giao tiếp , giúp học sinh mở rộng kiến thức về môi trường, tự nhiên và xã hội, giáo dục học sinh ý thức và hành vi tuân thủ những quy định chung của đời sống xã hội , giữ vệ sinh cá nhân, bảo vệ sức khỏe, giữ vệ sinh môi trường, củng cố và phảt triển khả năng cảm thụ và sang tạo nghệ thuật: nghe nhạc, đọc thơ, vẽ tranh. Đồng thời nó có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học và môn Giáo dục công dân ở trường Trung học cơ sở. Nó là tiền đề giúp học sinh tiếp thu những phẩm chất đạo đức, những quyền và nghĩa vụ công dân ở Trung học cơ sở Tôi dược dự các lớp tập huấn thay sách của môn Đạo đức. Tôi đã nhận thấy rõ được tầm quan trọng của môn Đạo đức lớp Một và từ đó tôi đã đi sâu vào nghiên cứu để dạy tốt môn Đạo đức ll. Những việc làm cụ thể để dạy thành công môn đạo đức lớp Một A/ Không phải chỉ riêng môn Đạo đức mà với tất cả các môn học khác ,muốn giờ dậy đạt kết quả tốt thì việc làm đầu tiên của người G Vlà phải nghiên cứu kỹ các tài liệu có liên quan tới bài dạy dể lập ra kế hoạch dạy học *Xác dịnh rõ mục tiêu của bài : đây là những gì cần đạt được ở HS sau mỗi bài đạo đức về ba mặt trí thức ,thái độ và kỹ năng , hành vi.mục tiêu nào ra phải rõ , dễ hiểu ,cụ thể và có cánh đánh giá được. *Sau khi xác định rõ mục tiêu chung của bài : Đây là những gì cần đạt được ở học sinh sau mỗi bài đạo đức về ba mặt trí thức , thái độ và kỹ năng , hành vi . mục tiêu nào ra phải rõ rang , dễ hiểu , cụ thể và có cách đánh giá được . * Sau khi xác đinh rõ mục tiêu mục tiêu chung của bài , GV tiến hành xây dựng các hoạt động dậy học chủ yếu . Mỗi hoạt động cấn ghi rõ tên hoạt động , mục tiêu , cách tiến hành , và kết luận rút ra từ hoạt động đó . * Ở mỗi hoạt động cấn dư kiến phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để giúp học sinh đi từ lĩnh hội tri thức về chuẩn mực hành vi đến việc củng cố , vận dụng thực hành. *Lưu ý: Trong dạy Đạo đức có rất nhiều nhương pháp dạy học, mỗi phương pháp đều có mặt ưu điểm và hạn chế riêng, nhưng GV phải biết lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với sở trường của mình và đặc điểm của học sinh lớp mình. Trong một tiết học phải sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau tránh lặp lại một phương pháp duy nhất cho cả tiết học . B/ Phần thể hiện trên lớp của giáo viên . Sau khi đã xây dựng được kế hoạch dạy học thì đòi hỏi GV phải thâm nhập kế hoạch để thể hiện kế hoạch đó đạt kết quả cao.Tiết dạy hay là tiết dạy mà GV thể hiện phải có hồn trong lời giảng: luôn t¹o được không khí vui vẻ , thoải mái trong tiết học . Ngay từ hoạt khởi động , có thể tổ chức cho Học Sinh tham gia trò chơi , hát một bài , kể một câu chuyện vui có liên quan tới nội dung bài mới hoặc liên quan tới bài cũ đẻ đưa ra câu hỏi kiểm tra . VÍ DỤ: Khi dạy bài “Đi bộ đúng quy định” tiết 2 : Đạo Đức 1-Giáo Viên bắt nhịp cho học sinh múa hát bài :” Đường em đi ”. Sau đó đặt câu hỏi để kiểm tra bài cũ: H: Bài hát vừa nhắc nhở các em điều gì ? H:Những em nào đã thực hiện đi bộ đúng quy định ? H: Gọi 1,2 học sinh kể lại em đã thực hiện đi bộ đúng quy định như thế nào ? Hoặc cũng có thể kiểm tra bài cũ được lồng vào trong quá trình dạy bài mới . VÍ DỤ : Khi dạy bài “Em và các bạn “ tiết 1 -Đạo đức 1 vào đầu tiết học Giáo Viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Tặng hoa bạn tốt ” , đấy là hoạt động của bài mới : Sauk hi học sinh chơi xong , các em được các ban tặng hoa đem tặng lại cô giáo ; đòng thời cô giáo có quà cho học sinh . Giáo viên có thể đặt câu hỏi để kiểm tra bài cũ . H: Các em thấy bạn A tặng hoc cho cô giáo bạn đã đưa như thế nào ? và nói gì? H: Khi cô được cô tặng quà cho bạn thì bạn ấy đã nhận như thế nào ?và nói gì ? Sau đó mới phỏng vấn cảm xúc nhân vật tặng hoa và nhân vật được tặng hoa để nẩy ra kiênd thức của bài mới . Như vậy phần kiểm tra đã được lồng vào quá trình dậy bài mới rất nhẹ nhàng và hợp lý . Lưu ý : Phần kiểm tra bài cũ tránh đặt câu hỏi chỉ trả lời bằng lý thuyết mà phải gắn vào hành vi của học sinh đã làm . Khi sử dụng các phương pháp dạy học trong từng hoạt động cần lưu ý các bước của phương pháp cần rõ . Tôi đã sử dụng một số phương pháp trong tiết dạy đã rất thành công . VÍ DỤ :Bài “Đi bộ đúng quy định” ( tiết 2) - Đạo đức lớp 1 . Sau khi xác định rõ mục tiêu của bài , tôi đã tiến hành lựa trọn các phương pháp dạy học thể hiện trong từng hoạt động như sau : Hoạt Động 1: Xem băng hình và trả lời câu hỏi : H : Các em thấy đoạn băng vừa thể hiện cảnh gì? Câu hỏi mở : Các bạn nhỏ trong băng vừa xem vừa đi bộ có đúng quy đinh không ? tại sao ? H: Điều gì có thể xảy ra với 3 bạn nhỏ đi dưới lòng đường ? H: Nếu thấy bạn mình nhue thế em sẽ làm gì ? H: Khi mình đi sai quy địn mà được bạn nhắc nhở em sẽ làm gì ? Sau đó giáo viên đặt câu hỏi để rút ra kết luộn cho hoặc động này . Như vậy trong hoặt động vừa rồi giáo viên đã sử dụng phương pháp hỏi đáp . Trong quá trình khai thác nội dung giáo viên đã gắn luôn phần liên hệ thực tế vào một cách rất hợp lý . Khi biết được tác hại của việc đi sai quy định học sinh có thể tránh và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện . Hoạt Động 2: Học sinh thực hành làm bài tập 4 Giáo viên cho cả lớp quan sát tất cả các bức tranh của bài tập 4 để học sinh hiểu qua về nội dung các bức tranh . -Giáo viên nêu yêu cầu phần a cho học sinh làm bài cá nhân . -Giáo viên treo tranh bài tập 4 lên bảng cho học sinh chữa bài - Lớp theo dõi nhận xét và đặt câu hỏi tại sao lại làm như thế ? giáo viên giúp học sinh khẳng định - học sinh dưới lớp kiểm tra bài chéo cuả nhau . -Giáo viên rút ra kết luận cho hoạt động -Có thể dung yêu cầu phần b để liên hệ thực tế - Trong những việc làm trên em đã thực hiện được những việc nào ? Từ đó tuyên dương học sinh thực hiện tốt việc đi bộ đúng quy định . - Như vậy hoạt động này giáo viên đã sử dụng phương pháp đàm thoại để rút ra kết luận cho hoạt động . Hoạt động 3 : Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Đèn xanh đèn đỏ ” đây là hoạt động củng cố cho toàn bài . Với hoạt động này cần tổ chức cho cả lớp được tham gia trò chới . Có thể phân thành nhiều nhóm để thi xem nhóm nào thực hiện tốt hơn . - Hoạt động giáo viên đã sử dụng phương pháp nhóm . Chia nhóm , nêu tên trò chơi , phổ biến cách chơi , nhóm chơi thử , thực hiện chơi , đánh giá kết quả . - Sau khi chơi giáo viên , học sinh đặt câu hỏi phỏng vấn để rút ra bài học . H : Khi đi bộ trên đường mà sai quy định thì sẽ có thể xẩy ra điều gì? H : thế đi bộ đúng quy định thì có lợi gì ? Như vậy hoạt động này giáo viên đã giúp học sinh củng cố toàn bộ nội dung bài học . Đây là tiết 2 của bài “Đi bộ đúng quy định “ chủ yếu học sinh được thực hành và kiểm tra hành vi đúng , sai qua hệ thống bài tập . Nhưng giáo viên biết thay đổi hoạt động và sử dụng khéo léo nhịp nhàng các phương pháp dạy học để gây hứng thú cho học sinh thì học sinh sẽ tiếp thu bài tốt hơn . Trong qúa trình nên lớp đỏi hỏi người giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm , sử lý tốt các tình huống diễn ra trong tiết học mà không có trong giáo án , động viên khen ngợi kịp thời , sửa chữa những lỗi nhỏ , những hành vi chưa tốt trong giờ học tuy không phải là kiến thức của bài học . III/Bµi HỌC KINH NGHIỆM Để dạy tốt môn Đạo đức LíP MéT thì đòi hỏi người giáo viên cần phải lưu ý những điểm sau : Nghiên cứu kỹ tài liệu có liên quan đến bài dạy học chủ yếu , dự kiến rõ thời gian , xác định mục tiêu , cách tiến hành , kết luận được rút ra sau mỗi hoạt động. Tùy theo sở trường của mỗi giáo viên , học sinh lớp mình để lựa chọn phương pháp dạy cho phù hợp . Trong mỗi tiết học cần sö dụng phối hợp nhịp nhàng các phương pháp , nên thay đổi , không sử dụng một phương pháp cho cả tiết học . Đồ dïng dạy học phải có tính thẩm mỹ , hiện đại nhưng dễ sử dụng. Các phương pháp phải được sử dụng rõ rµng , không nhầm lẫn . Luôn động viên khen ngợi là chính , tạo không khí lớp thoải mái , vui vẻ trong cả tiết dạy . Lên lớp , giáo viên nói nhẹ nhàng , giảng bài có hồn , gần gũi th©n mật với học sinh . thật bình tĩnh khÐo léo trong xử lý sư phạm , luôn sửa chữa nhắc nhở , hướng học sinh đÕn những hành vi tốt . Trên đây là một số kinh nghiệm để dạy tốt môn Đạo đức ở LíP MéT được rút ra từ chính bản thân tôi. Tôi mong muốn nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô để giúp tôi dạy tốt hơn môn Đạo đức LíP MéT . Xin chân thành cảm ơn ! Giao Hương , ngày 30 tháng 3 năm 2011 Người viết TrÇn ThÞ Thu H­¬ng

File đính kèm:

  • docSKKN day Dao duc 1.doc
Giáo án liên quan