Chúng ta thấy xã hội hiện nay là xã hội của tri thức, xã hội của tin học,Tin học là lĩnh vực mới và còn non trẻ nhưng nó đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực trong xã hội từ việc soạn thảo văn bản hay tính toán bằng bảng tính, thiết kế trong các văn phòng cho đến việc điều khiển các thiết bị phức tạp như tên lửa, vũ trụ từ đáp ứng những nhu cầu của cá nhân đến việc kinh doanh và quản lí điều hành xã hội.
Từ thực tế đó để đáp ứng được những yêu cầu của xã hội hiện nay thì đòi hỏi con người
7 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kĩ năng thực hành trên máy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thể gõ văn bản bằng chữ tiếng việt
Hs: Trả lời
Gv: Để gõ được văn bản bằng chữ việt các em phải sử dụng phần mềm hỗ trợ gõ tiếng việt như: Vietkey (Unikey)
Sau khi giới thiệu xong phần mềm Vietkey (Unikey) thì giáo viên phải củng cố kiến thức cho Hs biết tác dụng của phần mềm Vietkey (Unikey)
? Phần mềm Vietkey (Unikey) có tác dụng gì
Hs: Dùng để hỗ trợ gõ dấu trong tiếng việt
? Vậy không có phần mềm này chúng ta có gõ dấu tiếng việt được không
Hs: Không
GV: Hướng dẫn HS cách sử dụng phần mềm Vietkey (Unikey) ( Thao tác này Gv phải làm chậm và làm 2- 3 lần để Hs quan sát được)
Hs: Chú ý Gv thực hiện cách sử dụng phần mềm
Gv: Gọi 2 -3 Hs lên bảng thực hiện việc chỉnh dấu để gõ chữ tiếng việt
Hs: Lên bảng thực hiện Gv: Cho Hs nắm được cách chọn bảng mã phù hợp với font chữ đã chọn
Font chữ
Bảng mã tương ứng
.Vntime, .VnArial,....
TCVN3
VNI- Times, VNI- Helve,...
VNI-WINDOWS
Time New Roman, Arial, Tahoma,...
UNICODE (Font chữ chuẩn)
(Hình 3)
Trong chương trình tin 7 các em phải chỉnh và gõ được dấu trong bảng tính, cách chỉnh dấu trong bảng tính như sau:
- Khởi động bảng tính, chọn cả bảng tính sau đó chọn font chữ, cỡ chữ (chọn cỡ chữ từ 12 - 14)
- Khởi động Vietkey (Unikey), chọn bảng mã tương ứng với font chữ, chọn kiểu gõ (Vni hoặc Telex)
(Với phần mềm Vietkey trong thẻ kiểu gõ nhớ chọn " bỏ dấu tự do" và chỉnh xong nháy nút Tasbar, còn Unikey chọn phím chuyển CTRL + SIFT và chỉnh xong nháy nút "Đóng")
Gv: Cho Hs dưới lớp thực hành chỉnh dấu tiếng việt cho bảng tính với font Time New Roman, cỡ chữ 14, kiểu gõ mà em biết gõ theo kiểu gõ đó.
Hs: Thực hành
Gv: Kiểm tra và nhận xét kết quả thực hành của Hs, sửa sai cho những nhóm HS còn mắc phải lỗi trong thực hành.
3. Thực hiện tốt các phép tính toán ở bảng tính:
3.1. Đối với tiết lí thuyết:
Bảng tính điện tử chức năng chính là dùng để tính toán, với các em ở lớp 7 thì các em phải biết tính toán những phép tính toán đơn giản. Để Hs thực hiện tốt các phép tính ở các bài thực hành thì các em phải nắm rõ cú pháp và chức năng của các hàm. Có 4 hàm cơ bản mà các em được học là: sum, average, max, min. 4 hàm này có chức năng khác nhau (hàm sum dùng để tính tổng 1 dãy các số, hàm average dùng để tính trung bình cộng 1 dãy số, hàm max dùng để tìm giá trị lớn nhất của 1 dãy số, hàm min dùng để tìm giá trị nhỏ nhất của dãy số) nhưng cú pháp của các hàm lại có điểm chung như sau:
=tên hàm(a,b,c,...) (1)
Với mỗi hàm cần tính ta chỉ cần thay tên hàm vào (1). Theo tôi để phát huy tính tích cực của Hs thì Gv cho Hs lên bảng viết cú pháp của các hàm khi học và cho những Hs khác nhận xét kết quả rồi cho các em ghi vào vở. Cuối tiết thầy (cô) củng cố kiến thức bằng cách cho Hs nhắc lại cú pháp và chức năng của các hàm hoặc củng cố bằng cách cho Hs làm câu trắc nghiệm. GV cần xác định đây là kiến thức trọng tâm của chương trình tin 7 vì thế cần củng cố, khắc sâu cho HS để HS có kiến thức thực hành tốt. Các em không chỉ nắm được cú pháp mà còn phải hiểu để vận dụng.
Gv phải cho Hs nắm rõ cách nhập hàm (công thức)
Khi nhập hàm hoặc công thức:
B1: Chọn ô cần nhập
B2: Gõ dấu "="
B3: Nhập hàm (công thức)
B4: Enter
Đối với tiết lí thuyết thì Gv phải phát huy tính tích cực, chủ động của HS. Cho Hs tự phát hiện vấn đề, đặt Hs làm vị trí trung tâm của vấn đề Gv chỉ đóng vai trò là người gợi ý, hướng dẫn, chỉnh sửa những ý kiến của các em. Vì đặc thù đây là môn học cần phải thực hành nên chúng ta cho các em ghi ngắn ngọn, xúc tích, dễ học, dễ vận dụng kiến thức để thực hành.
- Gv cần xác định mục tiêu của bài học: Kiến thực trọng tâm, kĩ năng cần đạt, thái độ tình cảm của Hs.
Lưu ý: Khi dạy cần phải phân loại HS để dạy, tùy thuộc vào từng lớp, từng đối tượng HS mà đưa ra yêu cầu cần đạt được theo từng đối tượng
Ví dụ như ta dạy tiết lí thuyết "SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN" ở tiết 1 tôi chỉ dạy phần 1, 2 và phần 3a.
Kiến thức trọng tâm trong tiết này: Hàm trong chương trình bảng tính là gì, cách sử dụng hàm và nắm được cú pháp và chức năng của hàm Sum
Kĩ năng cần đạt là: Vận dụng được kiến thức để làm bài tập và thực hành.
- Để biết được hàm trong chương trình bảng tính là gì thì Gv lấy 2-3 ví dụ từ công thức:
Ví dụ:
? Nêu công thức tính tổng hai số: 3, 5 từ bảng trên Hs: =(3+5)
Gv: Đưa ra hàm tương ứng tính tổng hai số 3, 5 như sau: =sum(3,5)
? Nêu công thức tính trung bình cộng 2 số: 3, 5
Hs: =(3+5)/2
Gv: Đưa ra hàm tương ứng tính trung bình cộng 2 số 3 và 5 như sau: =average(3,5)
Gv: Cho Hs xác định số 3, số 5 tương ứng ở những ô tính nào
Hs: Xác định số 3 thuộc ô A1, số 5 thuộc ô B1
Gv: Đưa ra hàm tính trung bình cộng bằng địa chỉ ô =average(A1,B1)
Từ những ví dụ trên Gv dẫn dắt vào vấn đề: Hàm trong chương trình bảng tính là gì
Hs: Trả lời
Ghi bài: "Hàm là công thức được định nghĩa từ trước, được sử dụng
để tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể"
- Cách sử dụng hàm:
Gv: Cho Hs nhắc lại cách sử dụng công thức
Hs: Nhắc lại
Gv: Gợi ý cho Hs: Cách sử dụng hàm giống như sử dụng công thức từ đó cho HS nêu cách sử dụng công thức.
Hs: Trả lời
Gv: Cho 1-2 em khác nhắc lại cách sử dụng hàm
Ghi bài: Khi nhập hàm vào ô tính, dấu "=" là kí tự bắt buộc.
- Hàm tính tổng:
Gv: Gợi ý cho Hs xác định hàm tính tổng có tên là gì, chức năng, cú pháp của hàm. Hs: Xác định tên hàm, chức năng, cú pháp
Gv: Lấy vài ví dụ để Hs nắm rõ hơn
Ghi bài:
Chức năng: Tính tổng 1 dãy các số
Cú pháp: =sum(a,b,c,...)
trong đó các biến a, b, c đặt cách nhau bởi dấu phẩy, là số hoặc địa chỉ
ô, số lượng biến không hạn chế.
ví dụ:......
Gv củng cố kiến thức để khắc lại kiến thức cho Hs
Gv: Dặn dò các em về học:
+Cách sử dụng hàm
+ Học thuộc cú pháp và chức năng của hàm Sum
3.2. Đối với tiết thực hành:
Giống như tiết thực hành để đạt kết quả cao thì cũng như tiết lí thuyết GV cũng phải xác định được kiến thức, kĩ năng, thái độ tình cảm cần đạt.
- Thiết kế một bài dạy linh hoạt phù hợp cho nhiều đối tượng học sinh
+ Đối tượng học sinh yếu: Nhập được công thức, sử dụng được một số hàm để tính toán ở mức đơn giản.
+ Đối tượng học sinh khá-giỏi: Sử dụng khá thành thạo công thức, hàm để tính toán
- Chuẩn bị trước phòng máy chuẩn bị cho tiết thực hành
Các bước tiến hành tiết thực hành:
- Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu và nội dung thực hành
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng thao tác trong bài thực
hành, thao tác mẫu cho học sinh quan sát - Tổ chức hướng dẫn các nhóm thực hành, gợi mở, khuyến khích học sinh tích cực hoạt động.
- GV quản lí, giám sát học sinh thực hành theo nhóm :
+ Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên theo dõi quan sát và hổ trợ khi cần.
+ Chỉ rõ những kĩ năng, thao tác nào được dành cho đối tượng học sinh yếu trong các nhóm, những kĩ năng, thao tác nào được dành cho đối tượng học sinh khá giỏi trong nhóm.
+ Phát hiện các nhóm thực hành không có hiệu quả để uốn nắn điều chỉnh.
+ Luôn có ý thức trách nhiệm trợ giúp tránh can thiệp sâu làm hạn chế khả năng độc lập sáng tạo của học sinh.
+ Trong quá trình tổ chức thực hành, giáo viên có thể đưa ra nhiều cách để thực hiện thao tác giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng
+ Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hợp tác giữa thầy - trò, trò - trò trong môi trường học tập an toàn.
- Giáo viên có thể kiểm tra hiệu quả làm việc của các nhóm bằng cách chỉ định 1 học sinh trong nhóm thực hiện lại các thao tác đã thực hành. Nếu học sinh được chỉ định không hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm gắn cho các thành viên trong nhóm. Làm được như vầy các em sẽ tự giác và có ý thức hơn trong học tập.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập:
+ Giáo viên tổng kết, nhận xét, bổ sung kiến thức Giáo viên cũng nên có nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để kịp thời động viên, khuyến khích các nhóm thực hành tốt và rút kinh nghiệm đối với các nhóm chưa thực hành tốt.
KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
Trong tiết lí thuyết các em đã nắm được nội dung trọng tâm của bài học, nhắc lại được những kiến thức cơ bản của bài theo cách hiểu của các em không rập khuôn, máy móc theo sách giáo khoa. Đối với những em khá - giỏi thì có thể vận dụng được kiến thức để làm bài tập và thực hành.
Trong tiết thực hành các em đã thực hiện tốt được các yêu cầu đơn giản của bài thực hành, đối với các em khá - giỏi thì còn làm đuợc những yêu cầu phức tạp hơn.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Thiết kế bài giảng phù hợp với nhiều đối tượng học sinh:
- Giáo viên phải nắm bắt đối tượng học sinh về kĩ năng thực hành và phân loại đối tượng rõ ràng, chính xác.
- Sau mỗi tiết học lí thuyết phải củng cố kiến thức trọng tâm của bài học. Có thể củng cố bằng nhiều hình thức khác nhau để gây hứng thú cho tiết dạy như: Hỏi lại kiến thức đã học và HS trả lời, có thể là cho HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm, có thể cho các em củng cố bằng các trò chơi,...
2. Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp:
- Giáo viên cần đưa ra các yêu cầu thực hành, yêu cầu về các kĩ năng đối với học sinh.
- Điều hành các hoạt động của học sinh một cách linh hoạt, theo dõi , giám sát, nhắc nhở các em thực hành đúng yêu cầu, tạo cơ hội cho các đối tượng học sinh được thực hành
3. Đánh giá và theo dõi kết quả học tập của các em qua mỗi tiết thực hành, từ đó động viên, nhắc nhở các em có ý thức tự học . Khích lệ những Hs tiến bộ.
KẾT LUẬN:
Tin học là môn học mới đối với học sinh phổ thông. Để tạo hứng thú học tập cho học sinh và từng bước nâng cao chất lượng bộ môn đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả. Sau khi áp dụng SKKN HS nắm kiến thức nhanh hơn, linh hoạt hơn, không máy móc rập khuôn, về thực hành các em đã có những tiến bộ trong việc nhập bảng tính và tính toán các hàm đã học.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân rút ra được trong quá trình tìm hiểu, dạy học và trao đổi với đồng nghiệp. Rất mong nhận được sự góp ý của quý cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp để tôi có thể hoàn chỉnh hơn đề tài này, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ý kiến của Tổ:
Ý kiến của Trường:
Ý kiến của phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 7:
File đính kèm:
- Sang kien kinh nghiem mon tin 7.docx