Đề tài Hướng dẫn học sinh lớp 2 học Tập làm văn

Từ năm học 2003 – 2004 các em học sinh lớp 2 trên toàn quốc bắt đầu học môn tiếng Việt theo sách giáo khoa Tiếng Việt 2 ( tập một, tập hai ) của Chương trình Tiểu học mới.

 Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 gồm các bài học thuộc 6 phân môn. Trong các phân môn đó, Tập làm văn là phân môn có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học.

 

doc68 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hướng dẫn học sinh lớp 2 học Tập làm văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính là những kiến thức cần thiết giúp các em học tốt giờ Tập làm văn: Khen ngợi. Kể ngắn về con vật. Lập thời gian biểu. 3. Không chỉ kết hợp chặt chẽ với các phân môn khác trong Tiếng Việt mà khi dạy Tập làm văn người GV cần kết hợp chặt chẽ với các môn học khác như: Đạo đức, Tự nhiên xã hội ( TNXH )… Qua môn TNXH, HS được làm quen với những cây cối, những con vật trong đời sống hằng ngày (sống ở đâu, có đặc điểm gì. ). Đó cũng là những tư liệu quý báu giúp các em vận dụng để làm tốt hơn các bài văn kể về con vật, cây cối. Trong chương trình Đạo đức lớp hai có nhiều bài liên quan đến những nội dung các em học trong phân môn Tập làm văn như: Bài: Biết nhận lỗi và sửa lỗi; Biết nói lời yêu cầu, đề nghị; Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại; Lịch sự khi đến nhà người khác. ở mỗi bài này HS đều được luyện tập những hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội trong những tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống hằng ngày. Vì thế nếu các em nắm vững được những kiến thức này thì khi học Tập làm văn các em sẽ thấy rất nhẹ nhàng, quen thuộc và gần gũi. 4. Khi dạy các bài Tập làm văn về bốn mùa, kể về người, con vật (thú, chim… ), cây cối GV có thể cho HS xem thêm tranh (ảnh ) hoặc băng hình về các chủ đè này nhằm giúp HS nắm được rõ hơn về các hình ảnh của các sự vật. Từ đó làm cho bài văn của các em thêm sống động, có hình ảnh. 5. Cung cấp thêm cho HS những đoạn văn hay về các chủ đề (bốn mùa, người, con vật, cây cối… ) để HS học tập về bố cục đoạn văn, cách kể (cách tả ) sao cho sinh động, phù hợp với đối tượng cần kể (tả ). Ví dụ: Ngay giữa sân trường, sừng sững một cây bàng. Mùa đông, cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá. Xuân sang, cành trên cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn. Hè về, những tán lá xanh um che mát một khoảng sân trường.Thu đến, từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá. 6. Thông qua các câu đố cho HS học tập được cách kể (cách tả ) về bốn mùa, người, con vật, cây cối. Ví dụ: Câu đố: Đầu xanh mũ vua Mình vàng áo giáp Một trăm con mắt Nhìn quanh bốn bề. Câu đố trên nói về quả dứa. Cho HS nêu nhận xét: quả dứa có màu vàng, cuống xanh có vài cái lá non chĩa ra như cái mũ của vua (vương miện ) nhờ câu: Đầu xanh mũ vua; mình vàng áo giáp .Quanh vỏ có nhiều mắt (Một trăm con mắt nhìn quanh bốn bề ). 7. Những chú ý khác: - Tạo cho HS những điều kiện để tự học cá nhân và tự học theo nhóm. HS được chuẩn bị kĩ, định hướng tốt trước khi học bài trên lớp. HS được học bằng tự hoạt động (bao gồm hoạt động theo chỉ dẫn và hoạt động tự do tạo lời văn ), học bằng sự hợp tác hoạt động. Cho HS được làm quen dần với các thao tác của kĩ năng quan sát, biết trình tự của các thao tác này.Biết cách phối hợp nhìn với tưởng tượng, liên tưởng. - Cho HS được làm quen với thao tác lựa chọn từ ngữ để diễn đạt có hình ảnh một vật, một việc, làm quen với thao tác so sánh khi nói và viết để cho câu văn có hình ảnh sống động. - Hướng dẫn HS bước đầu được làm quen với các kĩ năng làm văn viết: liên kết câu bằng từ nối, sữa chữa câu văn khi viết xong. - GV cần chuẩn bị kĩ nội dung hướng dẫn cho HS chuẩn bị bài ở nhà và phải biết cách điều hành HS nhiều nhóm cùng làm việc. Khi đánh giá bài viết GV cũng cần biết tôn trọng những ý riêng, những cách dùng từ thể hiện sự cảm nhận riêng của HS, tránh đánh giá theo một hệ thống câu trả lời áp đặt do chính GV đưa ra. Phần V: Kết quả Sau một thời gian học tập và rèn luyện, chất lượng học tập của HS lớp tôi dạy đã được nâng cao rõ rệt. HS đã bước đầu biết cách ứng xử, nói và viết phù hợp với tình huống giao tiếp. Tôi tự nhận thấy mình đã tìm được hướng đi đúng, cách làm phù hợp cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tập làm văn. Tôi thấy mỗi giờ dạy bản thân mình cũng tạo được sự say mê, hứng thú trong việc rèn cho các em học Tập làm văn. Cho nên tiết Tập làm văn bây giờ trở nên nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn so với trước. Tôi đã mạnh dạn thực hiện kinh nghiệm của mình trong các giờ Tập làm văn.Đầu năm học, khi mới bước vào học phân môn Tập làm văn có không ít HS lớp tôi rất “sợ ” học phân môn này. Nhưng dần dần với sự động viên, dìu dắt của tôi, số lượng các em sợ học phân môn này ngày càng giảm dần. Thay vào đó HS rất mong muốn, phấn khởi chờ đón giờ Tập làm văn. HS lớp tôi đã có ý thức hơn trong các giờ học Tập làm văn, HS tự tin và hứng thú học tập. Chất lượng học Tập làm văn có chuyển biến rõ rệt. Nội dung các bài viết phong phú, các bài viết có sự khác biệt rõ do HS được bộc lộ kinh nghiệm, sự cảm nhận của cá nhân khi quan sát, HS được tự do diễn đạt bằng sự lựa chọn từ ngữ, mô hình câu của riêng mình. Giờ học hứng thú hơn bởi HS có động cơ nói ra, viết ra điều mình thấy, mình cảm nhận được. Đó chính là những động lực thúc đẩy tôi ngày càng nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong sự nghiệp trồng người đầy khó khăn thử thách này. Phần VI: Kết luận Đứng trước vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc dạy Tập làm văn cho HS Tiểu học nói chung và đối với HS lớp hai nói riêng, tôi thấy việc hướng dẫn cho các em nắm được phương pháp học phân môn Tập làm văn là hết sức cần thiết. Học văn không chỉ là học những tri thức về ngôn ngữ, về lý luận… mà quan trọng hơn là bồi dưỡng và phát triển năng lực văn ở mỗi người. Năng lực văn này bao gồm năng lực tư duy và năng lực cảm xúc; năng lực thể hiện, tức khả năng nói, viết, diễn đạt cảm nghĩ của mình trong một văn bản hay trong một lời nhắn. Học văn vừa là học, vừa là sống. Trong cái sống đó, tri thức, điều học được là cần, nhưng chưa phải là cái quan trọng nhất. Dạy Tập làm văn mà chỉ thiên về cung cấp những kiến thức thì phân môn Tập làm văn sẽ trở nên nghèo nàn và buồn tẻ biết bao nhiêu. Một trong những mục đích quan trọng của việc dạy Tiếng Việt cho HS trong nhà trường là giúp cho các em hiểu và sử dụng được Tiếng Việt , một phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của chúng ta. Hơn nữa, việc dạy học Tiếng Việt không phải chỉ đơn thuần nhằm cung cấp cho HS một số những khái niệm hay quy tắc ngôn ngữ, mà mục đích cuối cùng cần phải đạt đến lại là việc giúp các em có được những kĩ năng, kĩ xảo trong việc sử dụng ngôn ngữ. HS không thể chỉ biết những lý thuyết về hệ thống ngữ pháp Tiếng Việt, biết một khối lượng lớn các từ ngữ Tiếng Việt, mà lại không có khả năng sử dụng những hiểu biết ấy vào giao tiếp. Dạy Tiếng Việt cho các em, đặc biệt ở các lớp đầu bậc Tiểu học, không phải chủ yếu là dạy “kĩ thuật ” ngôn ngữ mà là dạy “kĩ thuật ” giao tiếp. Việc dạy tiếng gắn liền với hoạt động giao tiếp là con đường ngắn nhất, có hiệu quả nhất giúp HS nắm được các quy tắc sử dụng ấy.Vì thế, có thể nói dạy tiếng chính là việc dạy cho các em cách tổ chức giao tiếp bằng ngôn ngữ. Như chúng ta thấy quy trình “Tập làm văn ” ở lớp hai chỉ có tập tả và tập kể chút ít, ngoài ra chỉ là những bài tập nói và viết những lời đối thoại trong một số tình huống giao tiếp, những bài viết văn bản thường dùng, đơn giản và gần gũi với các em. Mỗi bài “Tập làm văn ” là một dịp cho các em có thêm kiến thức và kĩ năng chủ động tham dự vào cuộc sống văn hoá thường ngày. Vì vậy, GV cần hết sức linh hoạt để làm cho tiết “Tập làm văn ” trở thành một tiết học hứng thú và bổ ích. Điều quan trọng là cần căn cứ vào nội dung, tính chất của từng bài, căn cứ vào trình độ HS và năng lực, sở trường của GV; căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng trường, từng lớp mà lựa chọn, sử dụng kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học một cách hợp lý, đúng mức. Trên đây là sáng kiến nhỏ mà tôi đã áp dụng để dạy phân môn Tập làm văn ở lớp hai. Tôi sẽ tiếp tục áp dụng kinh nghiệm này để nâng cao khả năng học tốt phân môn Tập làm văn của HS. Song tôi rất mong muốn các bạn đồng nghiệp tìm tòi, sáng tạo ra những sáng kiến kinh nghiệm quý báu để góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy. Tôi chỉ có một kiến nghị nhỏ: đề nghị Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục trang bị thêm cho chúng tôi tranh ảnh, mẫu vật, băng hình có nội dung theo các bài học để giờ dạy đạt kết quả cao hơn. Rất mong Ban giám hiệu và các đồng nghiệp góp ý để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2006 Người viết Nguyễn Thị Thanh Thương Tài liệu tham khảo 1. Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng các lớp 1, 2, 3, 4. Bộ Giáo dục - Đào tạo 2. Giải đáp 88 câu hỏi về Giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học. Lê Hữu Tỉnh – Trần Mạnh Hưởng – NXBGD 3. Hỏi - Đáp về dạy học Tiếng Việt 2 Nguyễn Minh Thuyết – NXBGD 4. Một số lưu ý khi dạy Tiếng Việt ở Tiểu học Sở Giáo dục Hà Nội 5. Thế giới trong ta (số 189 ) Hội Tâm lý – Giáo dục học Việt Nam 6. Thực hành Tập làm văn 2 Trần Mạnh Hưởng – Phan Phương Dung – NXBGD 7. Tập làm văn 2 Đặng Mạnh Thường – NXBGD 8. Trò chơi học tập Tiếng Việt 2 Trần Mạnh Hưởng – Nguyễn Thị Hạnh – Lê Phương Nga NXBGD Mục lục Trang Mở đầu:………………………………………………………………………. 1 Phần I: Đặt vấn đề:……………………………………………………………. 2 I. Lý do chọn đề tài:………………………………………………………….. 2 II. Phạm vi đề tài:……………………………………………………………... 3 Mục đích nghiên cứu:………………………………………………….... 3 Đối tượng nghiên cứu:………………………………………………….. 4 III. Mục tiêu, đặc trưng bộ môn:……………………………………………... 5 Vị trí của dạy học Tập làm văn:………………………………………… 5 Nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn ở lớp 2:…………………………... 5 Nội dung của phân môn Tập làm văn ở lớp 2:…………………………... 6 Phần II: Đánh giá thực trạng năm học……………………………………….. 8 Thuận lợi:……………………………………………………………….. 8 Khó khăn:……………………………………………………………….. 8 Phần III: Quá trình triển khai thực hiện đề tài:……………………………... 10 Phương pháp dạy – học phân môn Tập làm văn:………………………. 10 B. Thực hành về các nghi thức lời nói tối thiểu:…………………………….. 12 C. Thực hành về một số kĩ năng phục vụ học tập và đời sống:……………... 30 D. Thực hành rèn luyện về kĩ năng diễn đạt nói (viết ):…………………….. 40 E. Thực hành kĩ năng nghe – trả lời câu hỏi:…………………………….... 60 Phần IV: Những lưu ý khi dạy Tập làm văn cho học sinh:……………........ 62 Phần V:Kết quả:………………………………………………………….... 65 Phần VI: Kết luận:………………………………………………………….. 66 Tài liệu minh hoạ:……………………………………………………………. 68 Tài liệu tham khảo:……………………………………………………………... 69

File đính kèm:

  • docskkn lop2.doc
Giáo án liên quan