Đề tài Hiệu trưởng quản lý công tác dạy và học trường tiểu học

 Trong quá trình học tập tại trường Đại học xxx và qua chuyến đi học tập kinh nghiệm thực tế ở tỉnh yyy, liên hệ tình hình thực tế của trường Tiểu học zzz, huyện aaa, tỉnh bbb, đã giúp cho tôi có thêm hiểu biết sâu sắc hơn về công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động Dạy và học của nhà trường

doc52 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3242 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu trưởng quản lý công tác dạy và học trường tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn về mọi mặt (học tập cũng như đạo đức). Với những biện pháp nêu trên, Hiệu trưởng đã từng bước đưa chất lượng giảng dạy của giáo viên ngày một nâng cao và đã vượt so với yêu cầu chung của phòng giáo dục, thể hiện ở các kết sau đây: 5. Về phía giáo viên Hiệu trưởng cần quan tâm và tạo mọi điều kiện để các đồng chí giáo viên đi học nâng cao chuyên môn. Năm 2009-2010 có 05 đồng chí tốt nghiệp Đại học và một giáo viên đang tiếp tục đi học lớp đại học tại chức khoa Tiểu học của trường Đại học xxx. 6. Chất lượng đạo đức - hoạt động ngoài giờ lên lớp - Không có học sinh chậm tiến. - Không có học sinh vi phạm các tệ nạn xã hội. - Không có học sinh gây ra các vụ việc lớn. 6.1. Hiệu trưởng nhà trường cũng rất quan tâm đến việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở tất cả các bộ môn. Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng đã cùng vời giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, chọn các đồng chí giáo viên dạy giỏi có kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. 6.2. Sở dĩ trường không những thực hiện tốt được những chỉ tiêu về học tập và đạo đức của Phòng Giáo dục và đào tạo Tam Nông đề ra, mà còn nâng cao hơn nữa chất lượng học sinh giỏi và đạo đức tốt, giữ vững truyền thống dạy tốt và học tốt là do Hiệu trưởng nhà trường đã có những biện pháp quản lý tốt phù hợp với yêu cầu đổi mới dạy học hiện nay. 6.3. Giúp đỡ học sinh yếu kém được gắn với cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung do Bộ GD-ĐT phát động, và phong trào kỷ cương, tình thương, trách nhiệm của công đoàn ngành giáo dục phát động hàng năm, cương quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong các lần tổ chức kiểm tra-thi cử trong nhà trường. 6.4. Ưu tiên phân công các giáo viên có năng lực tay nghề vững vàng, có đạo đức, tâm huyết và có kinh nghiệm để phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém. Dạy phụ đạo, học sinh yếu, kém bằng tâm lý sư phạm, kiên trì và dài lâu, dùng các biện pháp kích thích động viên các em là chính, khơi dậy trong học sinh lòng tự tin, hứng thú học tập và vượt khó để tiến bộ. 6.5. Giáo viên phải nắm từng đối tượng học sinh yếu kém để tập trung bù đắp, bổ sung kiến thức. Không tạo không khí căng thẳng, không được có lời lẽ và thái độ nặng nề với các em trong giờ dạy và trong các lần kiểm tra. Tất cả các trường hợp giảng dạy không đạt yêu cầu, học sinh yếu kém không tiến bộ thì phải được phân công lại. 6.6. Đẩy mạnh công tác GV chủ nhiệm lớp, thực hiện tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ : tổ chức kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà, tổ chức ôn bài, sửa bài tập đầu buổi học, phân công cán bộ lớp, cán sự bộ môn của lớp hướng dẫn giải bài tập, tổ chức học tổ, học nhóm HS dứơi sự hướng dẫn của GVCN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Những việc mà Hiệu trưởng cần thực hiện : 1.1. Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng phải tìm hiểu và nắm vững tình hình đạo đức, trình độ văn hoá, hoàn cảnh gia đình, môi trường xã hội nơi trường đóng. Đó vừa là điều kiện, vừa là biện pháp không thể thiếu để dạy học có hiệu quả. Từ đó người hiệu trưởng đánh giá kết qủa giáo dục, điều chỉnh các tác động sư phạm. Đây là một việc làm cần thiết, thường xuyên của người giáo viên và người lãnh đạo của nhà trường. 1.2. Hiệu trưởng cùng với hiệu phó, khối trưởng, tổng phụ trách phân tích, tổng hợp tình hình toàn diện và nhận định, đánh gía tình hình của cả trường. Nhưng Hiệu trưởng phải phân tích một cách sâu sắc, khách quan tình hình học tập để rút ra những kết luận làm cơ sở cho việc lựa chọn những phương pháp, hình thức tiến hành các hoạt động giáo dục có kết quả tốt hơn. 1.3. Sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hợp lý là vấn đề rất quan trọng mà Hiệu trưởng phải quan tâm. Nó quyết định đến kết quả thực hiện các hoạt động giáo dục của nhà trường: - Xây dựng mạng lưới cốt cán từ chủ tịch công đoàn đến khối trưởng. - Giáo viên ngoài công tác chủ nhiệm lớp ra, Hiệu trưởng cần phân công thêm tham gia một công tác khác phù hợp với khả năng của mình để gắn bó với tập thể sư phạm và tiếp xúc rộng rãi với học sinh. Hiệu trưởng phân công sử dụng đúng sẽ mang lại kết quả to lớn. 1.4. Thực hiện lịch họp tổ đều gồm Hiệu trưởng phụ trách hoạt động với khối trưởng chuyên môn 1 tháng/ 1 lần để sơ kết công tác giảng dạy của thầy và học tập cuả trò trong tháng trước từ đó đề ra kế hoạch cho tháng mới. 1.5. Hiệu trưởng cần chỉ đạo nâng cao hơn nữa chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn: Trao đổi bài khó trong tuần, phân công giáo viên có khả năng môn nào phụ trách môn đó, bàn về đổi mới phương pháp dạy học. 1.6. Hiệu trưởng phát động phong trào “ Mời bạn đến thăm lớp tôi ” Để giúp các giáo viên học hỏi thêm kinh nghiệm của bạn, bổ xung kiến thức cho bản thân. 1.7. Đồ dùng học tập là một phương tiện không thể thiếu được để giúp giáo viên dạy tốt. Hầu hết ở trường không đủ đồ dùng dạy học để phục vụ giảng dạy. Vì vậy Hiệu trưởng cần phát động trong giáo viên phong trào tự làm đồ dùng hoặc sưu tầm qua các đợt thi giáo viện dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh, cấp huyện hàng năm. 2. Kết luận : 2.1- Qua tham khảo, nghiên cứu các ý kiến trên của thế giới, tôi nhận thấy về chỉ đạo, quản lý việc thực hiện chương trình nghiêm túc sẽ mang lại hiệu quả cao của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động Dạy và học của nhà trường. 2.1.1 - Hoạt động giáo dục ở tiểu học là một quá trình tổ chức hoạt động phức tạp. Nó bao gồm tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Sự hình thành nhân cách của học sinh không thể tách rời sự tham gia các hoạt động ngoại khoá, các hoạt động xã hội. Tuy vậy nổi bât lên tất cả vẫn là hai hoạt động chính của nhà trường:Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Nó là cơ sở của các hoạt động giáo dục khác của nhà trường. 2.1,2- Hiệu trưởng phải chuyên tâm, say sưa trong công việc quản lý các hoạt động này để đạt tới hiệu quả cao nhất. Muốn vậy đòi hỏi người quản lý phải không ngừng học hỏi và rèn luyện. 2.1.3- Để có được môi trường giáo dục tốt, việc phối hợp 3 môi trường: Gia đình - Nhà trường - Xã hội là yếu tố không thể thiếu;trong đó, công tác xã hội hóa giáo dục là đặc biệt quan trọng. Được sự hỗ trợ của Ban đại diện cha mẹ học sinh, công tác xã hội hóa giáo dục của Nhà trường trong những năm qua thật sự nổi bật. bên cạnh việc truyền thụ kiến thức, Nhà trường còn phối hợp với Phòng giao thông huyện aaa để tham khảo, mượn biển báo giao thông để thực hiện giảng dạy chương trình an toàn giao thông thực hiện trong tháng đầu năm học cho học sinh;thường xuyên lồng ghép ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường trong các tiết học, tổ chức những buổi nói chuyện chuyên đề nhân những ngày lễ lớn trong năm… Đặc biệt, hiện nay nhà trường thực hiện phong trào :”Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tạo môi trường thân thiện và Xanh - Sạch - Đẹp. Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên luôn ý thức trong việc bố trí và sử dụng thật khoa học, đảm bảo sử dụng hết công năng phục vụ tốt cho hoạt động giáo dục, thực hiện tốt công tác đổi mới phương pháp giảng dạy tạo quan hệ thân thiện giữa thầy và trò. 2.2. Vấn đề tồn tại trong hoạt động dạy và học: 2.2.1. Một số giáo viên chưa nhiệt tình trong giảng dạy nên chưa gây được hứng thú học tập trong học sinh. 2.2.2. Do trình độ đào tạo khác nhau nên nhận thức của giáo viên cũng khác nhau, vì vậy một số giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu của sự đổi mới trong giảng dạy. 2.2.3. Do điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu phòng chức năng , thiết bị, đồ dùng dạy học thiếu nhiều so với yêu cầu nên ảnh hưởng đến hoạt động Dạy và học dẫn tới chất lượng bài giảng chưa cao. 2.2.4. Tài liệu sách giáo khoa, sách hướng dẫn của giáo viên dù là xuất bản mới nhất vẫn chưa thể hiện rõ được đổi mới phương pháp, lượng kiến thức quá nhiều không phù hợp với thời gian học tập. 2.2.5. Nhân viên thư viện-Thiết bị mới hợp đồng chưa qua tập huấn chuyên môn thực hiện các giải pháp đề ra cho nhân viên thư viện chưa đạt yêu cầu chung theo kế hoạch. 2.2.6. Còn một bộ phận học tập học sinh chưa thật tự giác chăm chỉ nên kết quả học tập chưa cao. 2.2.7. Cá biệt còn có phụ huynh học sinh do mải làm ăn nên còn khoán trắng cho nhà trường trong việc giáo dục và dạy dỗ con em mình. 2.3- Biện pháp quản lý hoạt động dạy và học trong trường là một công việc rất quan trọng, phải được soi sáng bằng lý luận của khoa học giáo dục, phải được Hiệu trưởng vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong thực tế trường mình thì mới đạt kết quả tốt. Chất lượng dạy và học chính là thước đo giá trị của một nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng. Tóm lại : Hiệu trưởng có những giải pháp tốt quản lý hoạt động Dạy và học của nhà trường sẽ góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh là mục tiêu chiến lược của Nhà trường. Chính vì vậy, trong thời gian tới tôi khắc phục những tồn tại , hạn chế, tiếp tục bổ sung các giải pháp tốt hơn qua nghiên cứu đề tài và được học tập những kiến thức của các thầy cô của trường Đại học xxx. Tôi sẽ tiếp tục bổ sung những giải pháp hay để tạo điều kiện để CB-GV nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn; đầu tư trang thiết bị đồ dùng cần thiết, đảm bảo đủ chỗ học cho con em địa phương khi tới tuổi đến trường; luôn tạo môi trường học tập thân thiện và tích cực 3- Những kiến nghị : 3.1. Đề nghị UBND tỉnh bbb, Sở Giáo dục và đào tạo Đồng Tháp có kế hoạch xây dựng các phòng chức năng để tạo điều kiện cho nhà trường hoạt động tốt hơn như hiện nay và xây dựng thêm phòng học để nhà trường tiến tới dạy 2 buổi/ ngày nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. 3.2. Đề nghị các cấp lãnh đạo UBND huyện aaa, Phòng Giáo dục và đào tạo Tam Nông hổ trợ thêm kinh phí bổ sung thiết bị dạy học cho nhà trường TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1- Điều lệ trường Tiểu học 2- Hướng dẫn Nhiệm vụ năm học 2009-2010 của Bộ Giáo dục -Đào Tạo ; Sở Giáo Dục- Đào Tạo Đồng Tháp và Phòng Giáo dục và đào tạo Tam Nông. 3- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ĐCSVN lần thứ 7 – 8 – 10 -NXB chính trị quốc gia. 4- Giáo trình quản lí nhà nước – Học viện chính trị quốc gia – NXB GD

File đính kèm:

  • docTieu luan SKQLGD hieu truong quan ly cong tac day va hoc truong tieu hoc.doc
Giáo án liên quan