Đề tài Giúp học sinh tiểu học học tốt phân môn vẽ trang trí

 Sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đòi hỏi ngành Giáo dục phải đào tạo những con người phát triển toàn diện để đáp ứng mọi yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực tiễn đó, đòi hỏi nhà trường các cấp phải thay đổi mục tiêu đào tạo - đào tạo những con người phát triển hài hoà nhiều mặt: đức dục, trí dục, mĩ dục và lao động. Thực hiện nhiệm vụ mỹ dục phải thông qua nhiều hoạt động, nhiều môn học, trong đó Mỹ thuật có vị trí quan trọng - là môn cơ sở của giáo dục thẩm mỹ. Vì thế, đã từ lâu, môn Mỹ thuật được xem là một trong những môn học được quy định trong kế hoạch đào tạo ở bậc tiểu học, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

 Xuất phát từ thực tế công tác giảng dạy bộ môn MT trong nhà trường tiểu học. Qua quá trình trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp và dự giờ của các anh chị em đồng môn, nhận thấy: " Phân môn vẽ trang trí " là một trong những phân môn của môn Mĩ thuật, có những ngôn ngữ nghệ thuật và những đặc thù riêng. Vì vậy tôi tập trung nghiên cứu phương pháp nâng cao chất lượng giờ học để đạt được kết quả cao, đáp ứng yêu cầu chất lượng bộ môn của ngành

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 10012 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giúp học sinh tiểu học học tốt phân môn vẽ trang trí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI : SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC HỌC TỐT PHÂN MÔN VẼ TRANG TRÍ I ĐẶT VẤN ĐỀ : Sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đòi hỏi ngành Giáo dục phải đào tạo những con người phát triển toàn diện để đáp ứng mọi yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực tiễn đó, đòi hỏi nhà trường các cấp phải thay đổi mục tiêu đào tạo - đào tạo những con người phát triển hài hoà nhiều mặt: đức dục, trí dục, mĩ dục  và lao động. Thực hiện nhiệm vụ mỹ dục phải thông qua nhiều hoạt động, nhiều môn học, trong đó Mỹ thuật có vị trí quan trọng - là môn cơ sở của giáo dục thẩm mỹ. Vì thế, đã từ lâu, môn Mỹ thuật được xem là một trong những môn học được quy định trong kế hoạch đào tạo ở bậc tiểu học, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Xuất phát từ thực tế công tác giảng dạy bộ môn MT trong nhà trường tiểu học. Qua quá trình trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp và dự giờ của các anh chị em đồng môn, nhận thấy: " Phân môn vẽ trang trí " là một trong những phân môn của môn Mĩ thuật, có những ngôn ngữ nghệ thuật và  những đặc thù riêng. Vì vậy tôi tập trung nghiên cứu phương pháp nâng cao chất lượng giờ học để đạt được kết quả cao, đáp ứng yêu cầu chất lượng bộ môn của ngành. Trong chương trình môn Mỹ thuật, phân môn Vẽ trang trí không được đặt thành một phần riêng mà nó được sắp xếp xen kẽ với các phân môn khác: Vẽ theo mẫu, Nặn tạo dáng, Vẽ tranh đề tài, Thường thức mỹ thuật góp phần làm phong phú nội dung môn Mỹ thuật ở tiểu học - Trang trí xuất phát từ thực tiễn, phản ánh cuộc sống đời thường, nhưng không rập khuôn mà đòi hỏi phải luôn tạo ra cái mới, cái lạ, cái đẹp, nhiều hình nhiều vẻ từ bố cục, hình mảng, hoạ tiết đến màu sắc. Trang trí có một đặc điểm nổi bật là yêu cầu người học phải luôn suy nghĩ, sáng tạo không ngừng để có những bài tập phong phú, đẹp về hình dáng, đẹp về màu sắc. Vì thế, học trang trí giúp cho học sinh năng lực làm việc: dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi phương pháp làm việc khoa học, tư duy khoa học, tư duy sáng tạo. Vẽ trang trí mang tính giáo dục rất lớn - bồi dưỡng và phát triển ở học sinh phẩm chất của con người lao động – lao động sáng tạo - Trang trí gần gũi, gắn bó với cuộc sống và nó tạo ra những sản phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho tất cả mọi người trong xã hội - Trang trí mang sắc thái và mang màu sắc dân tộc rõ nét nhất bởi nó xuất phát từ nhu cầu cuộc sống của cộng đồng, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia và như vậy nó mang tính giáo dục sâu sắc Có thể nói, học trang trí - tạo cho người học vẽ có một kiến thức thẩm mỹ cơ bản và toàn diện nhất. Vì những đặc điểm trên mà học sinh tiểu học rất thích học vẽ trang trí, hơn cả các phân môn khác trong chương trình, nhất là đối với các em nữ, vì học trang trí các em hoàn toàn được tự do vận dụng những gì đã học vào bài vẽ theo cách nghĩ, cách cảm thụ, sự thích thú của mình Thực tiễn dạy học phân môn Vẽ trang trí cho thấy, giáo viên hiểu biết rất ít về nghệ thuật trang trí và phương pháp dạy học phân môn Vẽ trang trí. Do đó, trong quá trình giảng dạy, thường giáo viên thông báo kiến thức một cách chung chung, chưa chú ý đúng mức đến việc phát huy khả năng sáng tạo của học sinh, hướng dẫn chưa chú ý đến trọng tâm... Do vậy, kết quả học tập của học sinh thấp, bài vẽ của học sinh thiếu tính sáng tạo về bố cục, hoạ tiết và màu sắc Trang trí được sử dụng một cách rộng rãi trong đời sống, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, hầu như ta đều thấy vai trò của nó trong đời sống hàng ngày. Tất cả mọi người chúng ta nói chung và học sinh TH nói riêng tiếp xúc hàng ngày với nghệ thuật trang trí, nếu biết kết hợp, áp dụng những kiến thức học tập được, chắc chắn sẽ tìm thấy nhiều bài học bổ ích góp phần làm cho đời sống thêm sinh động tươi đẹp. Bởi vậy là giáo viên giảng dạy môn mĩ thuật qua các năm học vừa qua, Tôi luôn trăn trở và suy nghĩ vậy làm thế nào để các em học tốt phân môn trang trí? Nếu các em biết cách tìm mảng, tìm họa tiết và biết lựa chọn hòa sắc sao cho phù hợp, thì bài vẽ trang trí sẽ đẹp hơn, tốt hơn, các em sẽ cảm thấy ham thích học phân môn này hơn. Vì thế tôi nghĩ ngay đến phương pháp giảng dạy phân môn trang trí ở trường TH để nghiên cứu và áp dụng vào việc dạy học môn mĩ thuật ở trường TH. Và tôi đã thử nghiệm cho học sinh khối lớp 3,4 trong những năm học vừa qua, thì kết quả thu được hết sức khả quan trong phân môn vẽ trang trí. Làm thế nào để nâng cao chất lượng phân môn Vẽ trang trí ? Đó là vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên dạy học Mỹ thuật ở tiểu học. Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu là " Giúp học sinh tiểu học học tốt phân môn vẽ trang trí” nhằm phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo của học sinh tiểu học trong cách làm bài vẽ của các em II CƠ SỞ LÝ LUẬN : Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với truyền thống Việt Nam. Yếu tố cơ bản và nền tảng để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đó là phát triển nguồn nhân lực con người. Hay nói cách khác là phát triển và đổi mới giáo dục trong đó có môn Mĩ thuật - một môn học chính thức của cấp tiểu học. Xuất phát từ nhận thức trước đây thường xem môn Mĩ thuật là môn phụ cho nên các ngành, các cấp chưa quan tâm nhiều về trí tuệ, thời gian cũng như trang thiết bị, đồ dùng học tập đặc biệt là phương pháp dạy học chủ yếu còn mang nặng phương pháp dạy học cổ truyền, máy móc, rập khuôn, chưa chú trọng đến giáo dục thẩm mĩ. Vì vậy hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được mục tiêu môn học. Mà chúng ta đã biết giáo dục thẩm mĩ cho học sinh là nhiệm vụ chính của môn Mĩ thuật. Bởi con người ta luôn có khát vọng vươn tới cái đẹp, mà muốn cho mỗi người trong đó có trẻ em tiếp cận và cảm thụ một cách đầy đủ về cái đẹp nói chung, về màu sắc nói riêng thì việc rèn luyện kĩ năng sử dụng màu sắc phù hợp cho học sinh tiểu học là một việc làm hết sức cần thiết. Có năng khiếu và yêu thích môn vẽ nhưng phải có kĩ năng chuẩn mực để vẽ đẹp, hợp lí và sáng tạo. Đối với học sinh tiểu học là , cần có sự uốn nắn, rèn luyện ngay từ đầu. Trong chương trình giáo dục mới, môn Mĩ thuật được xem như là một phương tiện giáo dục quan trọng trong việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Ngoài việc cung cấp cho học sinh một số kiến thức mĩ thuật phổ thông còn giúp các em hiểu biết về cái đẹp, hoàn thành các bài tập của chương trình, đồng thời còn tạo điều kiện để học tốt các môn học khác. Và điều quan trọng hơn vận dụng những hiểu biết kiến thức mĩ thuật vào học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày. Phân môn vẽ trang trí rèn luyện cho học sinh cách quan sát, khả năng tìm tòi, tư duy, sáng tạo để góp phần hình thành phẩm chất của người lao động mới. Giúp học sinh nhận thức được vẽ đẹp của Mĩ thuật dân tộc và có ý thức giữ gìn và bảo tồn nền mĩ thuật đậm đà bản sắc dân tộc của chúng ta. Vì vậy, muốn giáo dục cái đẹp để các em tiếp nhận và cảm thụ được một cách đầy đủ, biến nó thành những giá trị thẩm mĩ thực sự cho bản thân thì việc giáo dục thẩm mĩ nói chung và rèn luện kĩ năng sử dụng màu sắc thích hợp cho học sinh đặt ra phải được giải quyết tốt ở những năm học đầu cấp Tiểu học. Để giúp các em biết bộc lộ tình cảm của bản thân mình với mọi người, với tự nhiên, xã hội, thì những người thầy giáo, cô giáo đóng một vai trò hết sức quan trọng để đạt được mục tiêu môn học đề ra. Gắn giáo dục thẩm mĩ với các môn học khác, với đặc thù của địa phương phải được tiến hành một cách thường xuyên, nghiêm túc để các em có những tư duy tốt về thẩm mĩ, để các em mang lại nhiều cái hay, cái đẹp cho cuộc sống, cho xã hội. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Trong cuộc sống hàng ngày, khi ngôn ngữ con người chưa hình thành và phát triển thì đã có nhu cầu thiết thực về màu sắc. Trẻ mới sơ sinh nằm chơi đã muốn nhìn các màu sắc rực rỡ có cách nhìn màu sắc đẹp như (hoa, quần, áo...). Từ đôi mắt nhận biết màu sắc đến bàn tay vẽ, sử dụng màu bất kì ở đâu, nơi nào trẻ cũng thích màu sắc rực rỡ, ngộ nghĩnh Thực tế cho thấy môn vẽ trang trí đối với học sinh tiểu học, các em rất thích, dạy cũng vẽ, không dạy cũng vẽ, vẽ theo ngẫu hứng, theo ý thích như: vẽ bông hoa, chiếc lá, con vật ... Qua sự hướng dẫn và phương pháp rèn luyện của giáo viên, các em vẽ đẹp hơn, vẽ màu mạnh dạn và tự tin hơn, có ý thức lựa chọn màu sắc thích hợp, sắp đặt màu phù hợp, có màu đậm, có màu nhạt, không lạm dụng màu quá nhiều. Biết phối hợp nhiều mảng họa tiết hài hòa ,sinh động. Điều đó khẳng định nhiệm vụ của nhiều giáo viên cần quan tâm nắm vững phương pháp giảng dạy, sử dụng đồ dùng dạy học khoa học và có tâm huyết trong những giờ giảng thì kết quả càng tốt hơn, chất lượng bài vẽ ngày càng tiến bộ, khả năng sử dụng màu vẽ của các em ngày càng đẹp hơn. Hiểu được các mục tiêu trên và nắm bắt tình hình thực tế địa phương, xác định được trách nhiệm, yêu cầu cụ thể của bản thân đối với môn học đó chính là lí do để tôi đi sâu nghiên cứu thể nghiệm về biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng màu sắc phù hợp cho học sinh trong phân môn vẽ trang trí IV CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1/Công việc của GV Mĩ thuật : Giáo viên chú ý ngay từ đầu về năng lực của học sinh. Để từ đó kịp thời bồi dưỡng những bước cơ bản và giảng giải cho học sinh hiểu như thế nào là vẽ đẹp và thế nào là vẽ chưa đẹp dạy vẽ trang trí giáo viên phải có nhiều tranh minh họa Giáo viên cần có kế hoạch sưu tầm bài vẽ trang trí của học sinh để làm tư liệu giảng dạy. Sau khi có tư liệu, cần phân loại từng bài dạy sao cho sát đối tượng, đúng với nội dung yêu cầu của từng bài dạy. Chính những bài vẽ của học sinh mới là minh chứng sinh động cho bài dạy, bởi chúng sát nội dung, yêu cầu bài học, phù hợp với khả năng học sinh, vì vậy có tác dụng khích lệ động viên các em học tập ( hình ảnh minh họa ở phần phụ lục)

File đính kèm:

  • docMI THUAT TAM.doc
Giáo án liên quan