Đề tài Giúp học sinh lớp 5 viết được những bài văn hay

Trong trường phổ thông hiện nay môn Tập Làm Văn có một vai trò hết sức quan trọng . Đây là một môn học có tính chất tổng hợp yòan diện , kiến thức liên quan đến nhiều môn học , nhiều nghành khoa học . Tập làm văn là môn tổng hợp cao nhất của tất cả các phân môn Tiếng Việt khác ở bấc tiểu học : Tập đọc , kể chuyện , chính tả , tập viết , luyện từ và câu , vấn đề trọng tâm ở môn Tập làm văn là trau dồi và rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh (Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết )

doc35 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giúp học sinh lớp 5 viết được những bài văn hay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hĩ của mình nhằm phát huy kĩ năng nói của các em , giúp các em có tính mạnh dạn , cởi mở , tự tin trong quá trình giao tiếp . II / THỰC TRẠNG Năm học 2007 – 2008 được sự phân công của nhà trường , tôi nhận chủ nhiệm lớp 1C , với tổng số học sinh là 21 em , trong đó nữ 12 em , có 1 em là học sinh lưu ban . Điểm qua tình hình tôi nhận thấy những thuận lợi và khó khăn sau : 1/ Thuận lợi : -Học sinh ra lớp đúng độ tuổi , được sự quan tâm của nhà trường , địa phương . -Đa số các chủ đề luyện nói phù hợp , gần gũi với thực tế của học sinh như : ba mẹ , ông bà , nhà trẻ , vú sữa , . . . -Giáo viên được tập huấn , tham khảo các tài liệu gần gũi , thiết thực phục vụ cho các tiết dạy . -Đồ dùng học tập đầy đủ , tranh ảnh đẹp , kích thích cho học sinh học tập . 1/ Khó khăn : - Đa số học sinh là con gia đình cha mẹ đều làm công kiếm tiền sinh sống , ít quan tâm đến việc học tập của các em . - Tranh ảnh phục vụ cho các tiết dạy còn thiếu thốn . -Một số chủ đề lạ , chưa thật sự với cuộc sống của các em như : lễ hội , vó bè , . . . - Thời lượng dành cho phần luyện nói cón ít nên học sinh không được luyện nói nhiều . III / BIỆN PHÁP Theo tôi để giúp học sinh rèn kĩ năng nói và phát triển khả năng diễn đạt ý phong phú cần chú ý một số vấn đề sau : * Giáo viên phải xác định rõ mục tiêu chính của chủ đề cần luyện nói là gì ? Giáo viên gợi ý sao cho tất cả học sinh đều được nói , không đi quá xa với chủ đề . Ví dụ : Một số chủ đề như : “Nói lời cảm ơn” , “ Giúp đỡ cha mẹ” , “ Con ngoan trò giỏi” , . . .Nếu đi quá sâu vào chủ đề sẽ dễ nhầm là dạy đạo đức . Vì thế để khắc phụ điều này giáo viên cần định hướng các em các câu hỏi gợi ý sau : +Em hãy kể những việc làm em đã giúp đỡ cha mẹ mình ? +Em hãy kể những việc em đã cố gắng để trở thành người con ngoan trong gia đình ? +Hãy kể về những lâøn em đã cảm ơn ai đó về điều gì ? + Hãy kể những việc em đã cố gắng để trở thành người học trò giỏi của trường , lớp ? + . . . . Một số chủ đề như : “Biển cả” , “Thung lũng , suối , đèo ” , “Gió , mây , mưa , bão , lũ” , . . . Khi dạy rất dễ nhầm sang dạy tự nhiên xã hội . Do đó giáo viên cần gợi ý các câu hoiû sát với chủ đề Ví dụ : Khi dạy chủ đề : “Mây , mưa , bão , lũ” +Giáo viên cho học sinh xem một số tranh , ảnh về chủ đề nêu trên +Yêu cầu học sinh nêu tên các sự vật có trong hình . +Giáo viên nêu các câu hỏi gợi ý cho học sinh thảo luận với nhau Chẳng hạn : - Em hãy nêu những tác hại khi có bão , lũ xẩy ra ? Cần làm gì để phòng tránh bão , lũ ? Khi xẩy ra bão , lũ mọi người cần phải làm gì ? . . . . Ví dụ : Khi dạy chủ đề : “Động vật ” +Giáo viên cho các em sắm vai tên các con vật cần luyên nói +Yêu cầu các em nhận xét về các con vật đó Chẳng hạn : - Em thích con vật nào nhất ? Tại sao ? -Em không thích con vật nào ? Tại sao ? * Giáo viên cần phân loại đối tượng học sinh của lớp theo từng nhóm đối tượng . - Khi tiến hành một tiết dạy tuỳ nội dung từng chủ đề chuẩn bị hệ hống câu hỏi gợi ý cho từng nhóm đối tượng , có định hướng cho học sinh khi luyện nói . - Đặt câu hỏi cần sát với nội dung bài - Chuẩn bị thêm một số câu hỏi cho từng đối tượng , đi từ tổng quát rồi đến gợi mở bằng những câu hỏi nhỏ -Chuẩn bị tranh ảnh , phương tiện dạy học phù hợp cho phần luyên nói thêm sinh động . - Ngoại những tranh ảnh trong sách giáo khoa , giáo viên cần sưu tầm thêm một số tranh ảnh khác liên quan đến bài học để phần luyện nói thêm phong phú . Ví dụ : Dạy chủ đề : “Cây cối , hoa trái” + Giáo viên cho học sinh xem những tranh , ảnh , hình chụp , ngoài ra giáo viên có thể đưa vật thật đã chuẩn bị cho học sinh xem . * Giáo viên cần lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp . Vì mỗi pgương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng không có phương pháp nào là vạn năng . - Có thể gợi ý bằng hệ thống câu hỏi qua phương pháp đàm thoại : “ Thầy hỏi – trò đáp” dựa trên lời nói của học sinh , giáo viên chỉnh sửa cho gọn , rõ , đủ ý , diễn đạt ý theo nội dung câu hỏi xoay quanh chủ đề . - Có thể sử dụng tranh ảnh , đồ dùng trực quan : ngoài tranh ảnh trong sách , giáo viên cần tận dụng những vật thật , tranh ảnh có thật trong thực tế để làm phương tiện dạy học , sưu tầm thêm một số tranh ảnh vật mẫu . -Bước đầu giáo viên giúp học sinh quan sát tranh và diễn đạt lại những gì đã quan sát được khi nhìn tranh . Khi học sinh đã quen giáo viên sẽ nâng dần hình thức trong qúa trình dạy luyện nói -Chuẩn bị hệ thống câu hỏi thật kĩ . Lúc đầu là những câu hỏi dễ dành cho học sinh chọn và giúp cả lớp có được những ý chính của chủ đề câu nói . Sau đó nâng dần cao hơn , khái quát hơn . Ví dụ : Dạy chủ đề : “Ngày Tết ” + Giáo viên cho các em nghe bài hát về ngày tết để các em nhận ra chủ đề luyện nói là về ngày tết . + Treo tranh cho học sinh quan sát và đưa ra một số câu hỏi : ? Tranh vẽ cảnh gì ? ?Trong tranh có ai và có những gì ? Họ đang làm gì ? ? Em đã đi chợ tết bao giờ chưa ? +Giáo viên đưa ra một số câu hỏi khác cho học sinh thảo luận nhóm , diễn đạt ý hoàn chỉnh thành đoạn văn : ?Mọi người đi chợ tết như thế nào ? ? Mẹ em thường mua những gì khi đi chợ tết ? Ví dụ : Dạy chủ đề : “Vó bè ” + Giáo viên cho học sinh quan sát tranh thật kĩ , giới thiệu cho học sinh biết đó chính là vó bè . +Gợi ý cho học sinh nói được dụng cụ đó được đặt ở đâu ? dùng để làm gì ? -Tổ chức các hoạt động trò chơi , tạo hứng thú giúp các em mạnh dạn , tự tin hơn trong quá trình luyện nói . Ví dụ : Dạy chủ đề : “Ba má” + Giáo viên gợi cho các em nói qua vốn hiểu biết thực tế . + Giáo viên cho học sinh sắm vai nhân vật ba , má , các con . + Giúp học sinh nhớ lại và thể hiện được tình cảm của ba mẹ đã yêu thương , quan tâm chăm sóc em , tình cảm , việc làm của em thể hiện sự hiếu thảo của một người con đối với cha mẹ của mình . Ví dụ : Dạy chủ đề : “Nặn đồ chơi , Áo choàng , áo len , áo sơ mi ; Ghế đẩu , ghế xoay , ghế tựa . . .” + Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia nặn hình bằng đất , tô màu , hay chọn các loại áo thích hợp với thới tiết . . . -Trong một tiết dạy có thể thay đổi nhiều hình thức học khác nhau : như cá nhân , nhóm đôi , nhóm 6 , nhóm tổ , cả lớp để gây hứng thú học cho hcọ sinh . -Cần chú ý đến tất cả các đối tượng học sinh . Những học sinh ít nói , thụ động đặt những câu hỏi dễ động viên các em cùng tham gia nói . Những em khá , giỏi tôi khuyến khích , gợi mở bằng những câu hỏi khái quát hơn để giúp các em tự tin , mạnh dạn trính bày ý kiến , cảm xúc của mình . -Tạo không khí lớp học thân thiện , cởi mở , động viên khen thưởng kịp thời nhằm kích thích sự hứng thú ở các em . -Rèn kĩ năng nói to , rõ tiếng , nói thành câu hoàn chỉnh , với ngữ điệu tự nhiên , chân thành . IV/ KẾT QUẢ * Nhờ nắm bắt và vận dụng kịp thời các biện pháp nêu trên nên tôi thu được một số kết quả sau : - Học sinh hứng thú khi học môn Tiếng việt . nhất là trong tiết luyện nói . - Lớp học sinh động , học sinh hăng say phát biểu . Các em diễn đạt ý mình một cách tự nhiên , chân thật . - Những em nhú nhát , rụt rè nhanh nhẹn và tích cực hơn . Biết tham gia trong quá trình luyện nói một cách chủ động . - Biết ửng xử từng tình huống trong giao tiếp một cách nhạy bén , ngoan , lễ phép hơn . - Chất lượng môn Tiếng việt hơn hẳn cụ thể lớp tôi đạt được trong các đợt kiểm tra như sau: Điểm 9 - 10 7 - 8 5 - 6 3 - 4 Xếp loại Giỏi Khá Trung bình yếu Kết quả kiểm tra Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 Tổng số 3 13 9 7 7 1 2 0 Tỉ lệ 14.3% 61.9 % 42.9% 33.3% 33.3% 4.8% 9.5% V/ ĐÚC KẾT Qua thực tế trên tôi rút ra được bài học kinh nghiệm . Muốn rèn kĩ năng luyện nói cho học sinh cần chú một số vấn đề sau : - Biết cách khơi gợi kích thích và tổ chức cho học sinh nói , bộc lộ cảm xúc ý nghĩ của mình một cách hồn nhiêm , độc đáo . -Có phương pháp dạy học phù hợp với trình độ học sinh . - Kết hợp các phương pháp dạy học để bài học đạt hiệu quả cao . - Trong quá trình dạy hệ thống câu hỏi cần rõ ràng chính xác , phù hợp với đối tượng học sinh . - Trong tiết học cần chú ý đến mọi đối tượng học sinh . - Cần tổ chức lớp học sao cho học sinh hoạt động càng nhiều càng tốt . -Cần nắm sâu sát tình hình học tập của học sinh : yếu , trung bình , khá , giỏi . -Không ngừng nâng cao tay nghề của giáo viên để truyền đạt kiến thức cho các em một cách có hiệu quả. VI/ PHỤ LỤC * Để viết giải pháp này tôi đã dựa vào kinh nghiệm thực tế giảng dạy của bản thân và tham khảo một số tài liệu sau : * Tài liệu tham khảo : 1) Sách Tiếng việt 1 , tập 1 2) Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 1 , tập 1 3) Báo Thế giới trong ta ( 2003) Tu Tra ngày 5 tháng 12 năm 2007 Người viết Nguyễn Thị Thảo

File đính kèm:

  • docGPHI lop 5.doc