Đề tài : Giữ vệ sinh môi trường nơi công cộng ở địa phương em

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Học sinh biết

 - Kể tên: Những nơi công cộng ở địa phương em

 - Xử lý các tình huống:

 + Cần giữ vệ sinh môi trường nơi công cộng

 + Cần làm gì và cần tránh những việc gì để giữ vệ sinh môi trường nơi công cộng.

 2. Kỹ năng: Học sinh biết giữ vệ sinh môi trường nơi công cộng.

 3. Giáo dục: Học sinh có thái độ tôn trọng những qui định về vệ sinh môi trường nơi công cộng.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2101 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài : Giữ vệ sinh môi trường nơi công cộng ở địa phương em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH LÊ HỒNG PHONG GIÁO VIÊN: HUỲNH THỊ HOÈ GIÁO ÁN Đề tài: GIỮ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NƠI CÔNG CỘNG Ở ĐỊA PHƯƠNG EM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh biết - Kể tên: Những nơi công cộng ở địa phương em - Xử lý các tình huống: + Cần giữ vệ sinh môi trường nơi công cộng + Cần làm gì và cần tránh những việc gì để giữ vệ sinh môi trường nơi công cộng. 2. Kỹ năng: Học sinh biết giữ vệ sinh môi trường nơi công cộng. 3. Giáo dục: Học sinh có thái độ tôn trọng những qui định về vệ sinh môi trường nơi công cộng. II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu: Đạo đức 3 ( SGK), sơ đồ xã Tam Giang. - Chuẩn bị 8 bức tranh phóng lớn những nơi công cộng ở địa phương em có nội dung sau: + Tranh 1: Ngôi trường Tranh 5: Bến cảng + Tranh 2: Cơ quan xã Tam Giang Tranh 6: Dòng sông + Tranh 3: Trạm xá xã Tranh 7: Đường giao thông + Tranh 4: Bến đò Tranh 8: Khu vực chợ - Phiếu học tập ghi các tình huống hoạt động 2. - Thiết kế bài dạy. 2. Học sinh: - Sưu tầm ( hoặc vẽ tranh) về những nơi công cộng ở địa phương. - Mỗi học sinh có một tấm bìa 2 mặt: xanh, đỏ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Hoạt động 1: Giới thiệu và tìm hiểu tranh ( thời gian 12 phút) a. Mục tiêu: Giúp cho học sinh biết được nội dung bài học và biết được những nơi công cộng ở địa phương em. b. Cách tiến hành: * Giới thiệu bài (02 phút) - Giáo viên hỏi học sinh: Em hãy kể những nơi công cộng ở địa phương mà em biết? - Học sinh kể: Trường học, Ủy ban xã, Trạm y tế, bến đò, bến cảng, khu vực chợ, đường giao thông, bờ sông... - Giáo viên: Hằng ngày các em thấy ở nhà ba mẹ hoặc anh chị luôn luôn dọn vệ sinh nhà ở sạch sẽ. Còn những nơi công cộng các em vừa kể trên thì sao? Hôm nay về cùng các em tìm hiểu xem vệ sinh môi trường những nơi công cộng đó như thế nào? Và chúng ta cần phải làm gì để giữ vệ sinh những nơi công cộng ấy. Tiết học đạo đức hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ điều đó (giáo viên ghi đề bài). * Tìm hiểu tranh: GIÁO VIÊN HỌC SINH - Chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm 4 HS mỗi nhóm thảo luận tìm hiểu về một bức tranh đã chuẩn bị . - Học sinh từng nhóm quan sát tranh, tìm hiểu thảo luận về các yêu cầu. - HS thảo luận nhóm 3 phút. - Nội dung tranh vẽ gì? * Đại diện từng nhóm lên dán tranh lên bảng lớp (thời gian 7 phút) - Lợi ích của những nơi công cộng đó. + Giáo viên: Mời đại diện nhóm 1 trình bày về: - Nội dung tranh 1 vẽ gì? - Vẽ về ngôi trường của em. - Ngôi trường là nơi để làm gì? - Là nơi để chúng em đến học hàng ngày. - Vệ sinh ngôi trường như thế nào? - Xung quanh sân trường chưa sạch. - Giáo viên và học sinh cả lớp nhận xét bổ sung sau mỗi nhóm trình bày. * Đại diện nhóm lên dán tranh và trình bày. - Nội dung tranh 2 là gì? - Cơ quan xã - Cơ quan xã là nơi để làm gì? - Cán bộ cấp xã làm việc phục vụ cho nhân dân trong toàn xã. - Vệ sinh nơi đó thể nào? - Khu vực phía sau chưa sạch. * Đại diện nhóm 3 trình bày: - Nội dung tranh 3 vẽ gì? - Trạm Y tế xã - Trạm Y tế xã là nơi để làm gì? - Là nơi chữa bệnh cho toàn dân. - Vệ sinh nơi đó thế nào? - Phía sau nhà vệ sinh chưa sạch. * Đại diện nhóm 4 trình bày: - Vẽ bến đò - Nội dung tranh 4 vẽ gì? - Bến đò là nơi giao thông đường thuỷ đưa - Bến đò là nơi để làm gì? người đân quan lại hai bên bờ sông * Đại diện nhóm 5 trình bày: - Nội dung tranh 5 vẽ gì? - Vẽ bề bến cảng quê em. - Bến cảng là nơi để làm gì? - Là nơi đề xuất hàng hoá đi nơi khác và nhập hàng hoá từ các nơi khác về bằng đường biển. - Vệ sinh nơi đó thế nào? - Học sinh nào nhận xét.... * Đại diện nhóm 6 trình bày - Nội dung tranh 6 vẽ gì? - Vẽ dòng sông quê hương - Dòng sông có lợi ích gì? - Cung cấp cho ta nhiều hải sản quý và tạo nên phong cảnh đẹp, không khí mát mẻ trong lành cho quê em. - Vệ sinh hai bên dòng sông thế nào? - Chưa sạch sẽ. * Đại diện nhóm 7 trình bày: - Nội dung tranh 7 vẽ gì? - Vẽ về đường giao thông ở quê em. - Đường giao thông có lợi ích gì? - Giúp cho người dân đi lại thuận tiện * Đại diện nhóm 8 trình bày: - Nội dung tranh 8 vẽ gì? - Vẽ về khu vực chợ - Chợ là nơi để làm gì? - Chợ là nơi để mua bán trao đổi hàng hoá, phục vụ cho toàn dân. - Vệ sinh nơi chợ thế nào? - Chưa sạch sẽ. * Sau mỗi nhóm trình bày giáo viên và học sinh cả lớp nhận xét bổ sung. * Giáo viên kết luận: Những nơi công cộng ở địa phương em như: Trường học, Ủy ban xã, Trạm y tế, bến cảng, đường giao thông, dòng sông, chợ... những nơi đó rất có ích lợi cho chúng ta. Vì vẫy mỗi người dân, mỗi học sinh cần phải giữ sạch sẽ vệ sinh những nơi công cộng đó để đảm bảo sức khoẻ tốt cho toàn dân. 2. Hoạt động 2: Xử lý tình huống: ( thời gian 8 phút) * Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu biết về một số biểu hiện cụ thể giữ vệ sinh nơi công cộng thường gặp hàng ngày. * Tiến hành: - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm lớn - Mỗi nhóm em. - Thảo luận nhóm: Thời gian 3 phút. - Mỗi nhóm lớn chia thành 2 nhóm nhỏ cùng thảo luận 1 tình huống. - Giáo viên nêu các tình huống trước lớp: Tình huống 1: Có một bạn cùng đi với mẹ qua bến đò, khi đang đi trên chiếc đò bạn đó mở bánh ra ăn, ăn xong bạn đó không biết bỏ giấy gói bánh vào đâu, vội hỏi mẹ: “ Bỏ rác vào đâu bây giờ”. Em chỉ giúp bạn nên bỏ rác vào đâu? Tình huống 2: Ban An cùng mẹ đi chợ, khi đến chợ bạn An nói với mẹ “Mẹ ơi! Con đau bụng đi cầu”. Em đoán xem mẹ bạn An sẽ cho An đi cầu ở đâu? * Giáo viên giao phiếu học tập cho từng nhóm như sau: * Nhóm lớn 1+2: - Thảo luận, đóng vai trò tình huống 1 * Nhóm lớn 3+4: - Thảo luận, đóng vai trò tình huống 2 + Đại diện nhóm lên đóng vai trò trước lớp, (thời gian 4 phút) - Cách xử lý tình huống nhóm 1 + 2 + Đại diện nhóm 1+2 lên đóng vai về cách xử lý tình huống 1 trước lớp. - Giữ giấy gói bánh khi đò cập bến bạn hãy đem bỏ ngay vào thùng rác ở bến đò. + Đại diện nhóm 3+4 lên đóng vai cách xử lý tình huống 2 trước lớp. - Cách xử lý tình huống của nhóm 3+4 có thể là: Mẹ dẫn An đến nhà vệ sinh công cộng ở chợ để đi cầu, đi xong An dội nước thật sạch. + Sau mỗi lần đóng vai giáo viên cho cả lớp nhận xét, bổ sung. - Các em có đồng tình với cách ứng xử của các bạn vừa đóng vai không? Vì sao? - Học sinh nêu... - Em nào còn có cách ứng xử khác không? - Học sinh nêu... + Liên hệ thực tế (01 phút) Trong lớp ta có em nào đã gặp những trường hợp như nêu trong các tình huống trên không? - Học sinh trả lời... - Em đã giải quyết như thế nào? * Gíao viên kết luận: Tình huống 1: Em nên bỏ rác vào túi ni lông, giữ đó chờ khi đò cập bến, em đem bỏ rác vào ngay thùng đựng rác công cộng ở bến đò, không nên bỏ rác xuống dòng sông sẽ mất vệ sinh. Tình huống 2: Bạn An cần đi cầu vào nhà vệ sinh ở chợ, nếu chợ không có nhà vệ sinh thì mẹ bạn An có thể dẫn An vào nhà dân bên cạnh để xin đi nhờ, sau đó dội nước thật sạch. 3. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (7 phút). * Mục tiêu: Giúp học sinh có thái độ đúng đối với việc giữ vệ sinh môi trường nơi công cộng ở địa phương em. * Cách tiến hành: - Học sinh làm việc cá nhân theo nội dung sau: + Hãy chọn đúng hoặc sai với mỗi ý kiến sau: a. Trường lớp sạch đẹp có lợi cho sức khoẻ của học sinh. b. Vứt rác tuỳ tiện khi không có ai nhìn thấy. c. Đi vệ sinh đúng nơi quy định. d. Đổ nước thải xuống đường. đ. Chỉ cần giữ vệ sinh nơi công cộng mà mình thường qua lại. + Giáo viên lần lượt đọc từng ý kiến. + Giáo viên lần lượt đọc từng ý kiến, sau mỗi ý kiến học sinh bày tỏ thái độ của mình bằng cách: - Giơ tấm bìa màu đỏ ( nếu đúng ) - Giơ tấm bài màu xanh ( nếu sai ) - Nếu không biết hoặc lưỡng lự thì không giơ tấm bìa nào lên. + Giáo viên cần học sinh giải thích lý do về thái độ đánh giá của mình đối với mỗi ý kiến. + Cả lớp trao đổi thảo luận. + Giáo viên kết luận: Các ý kiến a, c đúng. Các ý kiến b, d là sai. 4. Hoạt động 4: Củng cố và liên lạc thực tế ( thời gian 6 phút) * Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức cơ bản của bài học và tự liên hệ bản thân đã làm được những gì góp phần giữ vệ sinh nơi công cộng ở địa phương. * Cách tiến hành: + Giáo viên lần lượt nêu câu hỏi: Học sinh trả lời: - Củng cố: Ở địa phương em có những nơi công cộng nào? - Trường học, bến cảng, bến đò, chợ, Trạm y tế, cơ quan xã... - Những nơi công cộng đó có lợi ích gì? - Mỗi nơi đều có lợi ích phục vụ cuộc sống cho nhân dân. + Liên hệ thực tế: - Để giữ vệ sinh nơi công cộng em đã làm gì và cần tránh những việc gì? Em hãy kể cho cả lớp cùng nghe - Cần làm tốt và vận động mọi người chấp hành tốt những qui định về vệ sinh nơi công cộng. - Sau khi học sinh kể, giáo viên và học sinh cả lớp vỗ tau tuyên dương những việc làm tốt đó. - Tránh vứt rác, phóng uế bừa bãi nơi công cộng. * Giáo viên kết luận: Nơi công cộng mang lại nhiều lợi ích cho con người, giữ vệ sinh tốt nơi công công cộng giúp cho môi trường sẽ có lợi sức khoẻ. * Nhận xét, dặn dò ( thời gian 2-3 phút): - Giáo viên nhận xét tiết học: Khen ngợi những học sinh, tổ, nhóm đã tích cực trong tiết học. - Dặn dò: Học sinh về nhà thực hành tốt việc giữ vệ sinh nơi công cộng ở địa phương em.

File đính kèm:

  • docGIU GIN VE SINH NOI CONG CONG O DIA PHUONG EM.doc
Giáo án liên quan