Đề tài Giáo dục ý thức phòng chống thiên tai cho học sinh thông qua các hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp môn địa lí trung học phổ thông

Hàngnăm,nước ta phải đối mặt với rất nhiều loại thiên tainhư:Lũ lụt, sạt lở đất,

lốc, giông, sét, hạn hán, ngập úng, bão, đất và nước bị nhiễm phèn, cháy rừng . Thiên tai

không những gây tổn thất về kinh tế, cơ sở vật chất, giảm tăng trưởngkinh tếmà còn trực

tiếp cướp đi sinh mạng của nhiều người dân, đưa nhiều gia đình đến với ranh giới của sự

nghèo đói [1].

Vì vậy, vấn đề giáo dụccho học sinh ý thức phòng chống thiên tai; cung cấp kiến

thức, hình thành các kỹ năng, năng lực ứng phó với thảm họa thiên tai có thể xảy ra và

chung sống với thiên tai là một nhiệm vụ rất quan trọng của ngành Giáo dục nước ta hiện nay.

pdf7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4234 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giáo dục ý thức phòng chống thiên tai cho học sinh thông qua các hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp môn địa lí trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này học sinh sẽ viết báo bài báo cáo hoàn chỉnh về vấn đề thiên tai mà các em đã tìm hiểu thu thập và xử lí thông tin. Nội dung bài báo cáo phải thể hiện được: Thời gian xảy ra, nguyên nhân, đặc điểm, hậu quả của từng loại thiên tai. Học sinh đưa ra các biện pháp phòng chống, phòng tránh, giải quyết hậu quả thiên tai theo ý kiến của mình. Báo cáo có nội dung phòng chống thiên tai học sinh có thể trình bày với các hình thức sau: Bài viết, Bộ sưu tập tranh ảnh có thuyết minh, các đoạn phim học sinh sưu tầm hay tự quay có thuyết minh…..Học sinh bày báo cáo của mình vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ phổ biến cho học sinh toàn trường, trình bày ở bảng tin nhà trường…. tùy theo hình thức bài báo cáo. 2. Phương pháp khảo sát điều tra các loại thiên tai của địa phương Phương pháp khảo sát điều tra các loại thiên tai của địa phương, là phương pháp giáo dục cho học sinh ý thức phòng chống thiên tai mang tính thực tiễn cao. Học sinh có điều kiện để nghiên cứu, điều tra về các loại thiên tai của địa phương mình. Giáo viên căn cứ vào vấn đề thiên tai của địa phương, xác định các chủ đề để hướng dẫn học sinh nghiên cứu. Ví dụ các trường THPT thuộc các địa phương vùng đồng bằng Sông Cửu Long giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu về vấn đề ngập lụt và các tai nạn thường xảy ra trong mùa ngập lụt; các khu vực miền Trung hướng dẫn học sinh nghiên cứu về Bão, lũ quét, gió Lào….Tùy điều kiện từng địa phương mà giáo viên hướng dẫn học sinh điều tra nghiên cứu các loại thiên tai khác nhau. Từ thực tế các hiện tượng thiên tai của địa phương, học sinh tiến hành khảo sát điều tra thu thập thông tin, tư liệu. Sau đó tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa đưa ra các kết luận, nêu các giải pháp phòng chống tiên tai của địa phương một cách phù hợp. Đề hướng dẫn học sinh tiến hành khảo sát điều tra thiên tai của địa phương hiệu quả giáo viên nên thực hiện theo các bước sau: Bước 1. Lựa chọn chủ đề khảo sát điều tra - Bước này giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn chủ đề khảo sát điều tra về thiên tai của địa phương ngay từ đầu năm học, cho các chủ đề hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp môn Địa lí. - Các chủ để có hai cách để lựa chọn: giáo viên gợi ý hoặc học sinh tự chọn từ tình hình thực tế về các loại thiên tai của địa phương. Bước 2. Khảo sát, điều tra thu thập thông tin, tư liệu về thiên tai của địa phương. 4 Trong bước này học sinh sử dụng nhiều phương pháp để thu thập thông tin, tư liệu về thiên tai của địa phương như: - Khảo sát thực địa quan sát thiên tai của địa phương - Dùng các phương tiện như máy quay Video, máy ảnh, các dụng cụ đo đạc để thu thập dữ liệu về thiên tai. - Phỏng vấn người dân địa phương, phỏng vấn những người có trách nhiệm tại địa phương. - Thu thập thông tin thông qua các chương trình truyền hình, thông qua Internet…. - Ghi lại những hiểu biết của mình về thiên tai của địa phương các em sống. Bước 3. Học sinh trình bày kết quả khảo sát điều tra và đưa ra giải pháp, kiến nghị phòng chống thiên tai. Kết quả khảo sát điều tra học sinh có thể trình bày theo các hình thức sau: - Trình bày dưới 1 bài báo cáo ngắn có minh họa - Bộ sưu tập tranh ảnh có thuyết minh [3]. - Bộ sưu tập các đoạn phim, video clip… - Phần quan trọng nhất trong các sản phẩm sau quá trình học sinh tiến hành khảo sát điều tra, học sinh phải đánh giá được thực trạng và hậu quả của các loại thiên tai xảy ra của địa phương, học sinh đưa ra giải pháp, kiến nghị phòng chống thiên tai cần thiết. 3. Giáo dục phòng chống thiên tai cho học sinh thông qua các chủ đề sinh hoạt của câu lạc bộ địa lí. Giáo viên có thể lựa chọn nhiều cách thức khác nhau để tổ chức giáo dục phòng chống thiên tai cho học sinh qua Câu lạc bộ địa lí như: - Thi tìm hiểu về tiên tai mà em biết. Thông qua bài thi của mình học sinh có điều kiện trình bày những hiểu biết về các loại thiên tai đồng thời đưa ra được biện pháp phòng chống cần thiết, nâng cao ý thức của học sinh trong quá trình phòng chống thiên tai. Câu lạc bộ tổ chức chọc sinh toàn trường tham gia viết bài tìm hiểu về hậu quả và đặc điểm của các loại thiên tai mà em biết chọn những bài viết hay, cho học sinh trình trong bày các buổi chào cờ hay sinh hoạt câu lạc bộ, thông qua phương pháp này là cách rất hiệu quả để học sinh tiếp cận tìm hiểu về các loại thiên tai. - Xây dựng các chủ đề phòng chống thiên tai Các chủ đề phòng chống thiên tai gắn với các nội dung chương trình môn Địa lí đang học trong chương trình chính khóa. Ví dụ Tìm tiểu về tình trạng lũ quét, bão của miền Trung và các thàng 9 đến tháng 12, tình trạng khô hạn xảy ra ở Tây Nguyên, đồng bằng Sông Cửu Long vào các tháng mùa khô…. Các chủ đề được thực hiện theo định kì trong các đợt sinh hoạt của câu lạc bộ. - Báo cáo chuyên đề phòng chống thiên tai: 5 Câu lạc bộ địa lí tổ chức cho học sinh toàn trường xây dựng các chủ đề phòng chống thiên tai dưới dạng các chuyên đề. Thực hiện và báo cáo chuyên đề theo cách thức sau: Câu lạc bộ địa lí xây dựng kế hoạch, gởi về các chi đoàn lớp, giáo viên bộ môn địa lí hướng dẫn học sinh thực hiện sau đó học sinh thực hiện và báo cáo chuyên đề vào các buổi học ngoại khóa, hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp. Các chuyên đề giáo dục phòng chống thiên tai có thể lựa chọn từ nhiều nội dung của chương trình địa lí THPT. Ví dụ : Đối với lớp 10 cho học sinh thực hiện chuyên đề đề phòng chống thiên tai vào học kì 1 trong phần Địa lí tự nhiên, Đối nới lớp 11 cho sinh tìm hiểu các loại thiên tai chủ yếu của các quốc gia. Đối với lớp 12 cho học sinh thự hiện tìm hiểu về các loại thiên tai chủ yếu xảy ra trong từng vùng, trọng tâm vẫn là tìm hiểu thiên tai của địa phương và biện pháp phòng chống. - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về thiên tai thông qua các phương tiện truyền thông Phương pháp này khá hiệu quả với đa số học sinh, câu lạc bộ tổ chức các buổi sinh hoạt hướng dẫn học sinh sử dụng phương tiên truyền thông như: internet, các chương trình truyền hình, chương trình khoa học… để tra cứu thông tin, tìm kiếm tư liệu về thiên tai, truy cập vào các website về bảo vệ tài nguyên môi trường và phòng chống thiên tai. 4. Phương pháp tuyên truyền giáo dục phòng chống thiên tai. Đây là phương pháp rất hiệu quả trong giáo dục phòng chống thiên tai cho học sinh, có thể hướng dẫn học sinh thực hiện các biện pháp tuyên truyền phòng chống thiên tai dưới các hình thức như: - Diễn tiểu phẩm có nội dung giáo dục phòng chống thiên tai Với phương pháp này học sinh có điều kiện nhập vai vào những nhân vật, tình huống giả định và ý thức được vai trò của mình khi có thiên tai. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi nhiều công sức cũng như kinh phí đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ nhiều phía. Nội dung kịch bản của tiểu phẩm có thể xây dựng theo các hướng như: + Vai trò, trách nhiệm của học sinh trong những ngày có thiên tai + Tinh thần đùm bọc, đoàn kết của mọi tầng lớp nhân dân trong phòng chống thiên tai… + Cách thức phòng chống thiên tai của mọi người trong cộng đồng. - Phương pháp tổ chức thi vẽ tranh về hậu quả của các loại thiên tai của địa phương. Giáo viên cùng với Đoàn trường phát động và hướng dẫn học sinh thực hiện thi vẽ tranh về hậu quả của các loại thiên tai của địa phương. Tạo sân chơi bổ ích giúp học sinh ý thức được hậu quả của các loại thiên tai đối với địa phương mình. Xây dựng kế hoạch cụ thể cho cuộc thi có chấm điểm, phát giải, đưa nội dung này vào chủ để hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp môn Địa lí hàng năm. Để tăng tính thực tiễn của phương pháp, tùy từng địa phương chọn lựa các chủ đề tuyên truyền phù hợp ví dụ ở các trường vùng Đồng bằng sông cửu long nên chọn chủ đề lũ lụt và những tai nạn 6 thường xảy ra vào mùa lũ…. Lựa chọn những bức tranh đẹp đúng chủ đề, có tính giáo dục để trưng bày trên bảng tin nhà trường… IV. KÊT LUẬN Giáo dục ý thức phòng chống thiên tai cho học sinh là một vần đề rất quan trọng của các nhà trường hiện nay, thông qua các hình thức tổ chức hoạt động học tập học sinh có điều kiện tự tìm hiểu về các loại thiên tai qua đo các em ý thức được hậu quả và biện pháp phòng chống hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả của các loại thiên tai. Để giáo dục cho học sinh ý thức phòng chống thiên tai một cách hiệu quả giáo viên cần quan tâm một số vấn đề sau: - Lựa chọn các chủ đề giáo dục phòng chống thiên tai cụ thể phù hợp đặc thù từng địa phương, tránh tình trạng quá tải trong các hoạt động học tập. - Phát huy thế mạnh của hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp trong quá trình giáo dục phòng chống thiên tai. Phát huy tính tích cực của học sinh, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động giáo dục, không áp đặt, tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm thực tiễn đây là những yêu cầu rất quan trọng trong quá trình giáo dục ý thức phòng chống thiên tai cho học sinh. - Trang bị cho học sinh các kiến thức, kĩ năng ứng phó kịp thời với thiên tai hạn chế các rủi ro xảy ra trong trường học, ở gia đình và cộng đồng. - Xây dựng kế hoạch giáo dục phòng chống thiên tai trong các chủ đề học tập ngoài giờ lên lớp môn Địa lí ngay từ đầu năm học, xem đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình giáo dục học sinh. Về phía nhà trường cần tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất và kinh phí trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp cho học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Vũ Như Hoán (2005), Thiên tai ven biển và cách phòng chống, NXB Khoa học kĩ thuật. [2]. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1993), Khí hậu Việt Nam, NXB Khoa học và kĩ thuật [3]. Nguyễn Đức Vũ - Phạm Thị Sen (2004), “Đổi mới phương pháp dạy học địa lý ở trung học phổ thông”, NXBGD, Hà Nội. THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên: Trần Xuân Tiếp Sinh năm : 1980 Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Năm tốt nghiệp: 2009 7 Đơn vị công tác: Trường THPT Võ Trường Toản xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Điên thoại liên lạc: 0986262537

File đính kèm:

  • pdfGiao duc phong chong thien tai trong cac chu de hoc tap NGLL mon Dia li.pdf