Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dẫn cho học sinh
ngay từ trong nhà trường, giúp học sinh ý thức lao động, phương hướng lựa chọn nghề và cung cấp
những kỹ năng cơ bản về nghề nghiệp trong tương lai. Trong nhà trường phổ thông giáo dục hướng
nghiệp nhằm phát hiện những phẩm chất nghề nghiệpcủahọc sinh, giúp các em hiểu mình, hiểu
nghề, trên cơ sở đó, giúp học sinh đánh giá được bản thân để tự định hướng cho mình đi vào những
lĩnh vựcnghề nghiệp thích hợp mà xã hội yêu cầu
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4056 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 qua tổ chức các hoạt động câu lạc bộ địa lí và triển lãm địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện:
Bước 1. Xác định các chủ đề tổ chức câu lạc bộ địa lí để giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp
12
- Chủ đề hoạt động của Câu lạc bộ địa lí được xác định dựa vào mục tiêu về kiến thức kỹ năng của
chương trình môn Địa lí lớp 12. Đó là các chủ đề hoạt động với mục tiêu củng cố, bổ sung, nâng cao
các kiến thức đã học, đồng thời các mục tiêu chủ đề hoạt động củng phải hướng học sinh vào các
hoạt động học tập giáo dục hướng nghiêp.
4
- Nội dung chương trình môn Địa lí lớp 12 có phần nội dung địa lí các Ngành kinh tế, địa lí các
Vùng kinh tế Việt Nam, địa lí địa phương rất rộng có rất nhiều chủ đề có thể lựa chọn để giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh. Ví dụ: Xác định các chủ đề cho câu lạc bộ Địa lí như: “Câu lạc bộ tìm
hiểu các nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ” hoặc “Câu lạc bộ tìm hiểu các nghề thuộc lĩnh vực nông - lâm
- ngư nghiệp”… Nhìn chung, các chủ đề để giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 rất dễ lựa
chọn và đa dạng nhờ đặc điểm nội dung của môn Địa lí lớp 12
Bước 2: Chuẩn bị.
Bước này yêu cầu:
- Khảo sát, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của học sinh.
- Nêu rõ mục đích, nội dung cách thức và thời gian, trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, kinh phí, các loại văn bản cần thiết cho buổi sinh hoạt
- Lên kế hoạch cụ thể về nội dung ,chương trình hoạt động của các buổi sinh hoạt
Bước 3: Tiến hành. Bước này giáo viên có thể lựa chọn nhiều cách thức khác nhau để tổ
chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh qua Câu lạc bộ địa lí như:
- Thi tìm hiểu về các ngành nghề em thích: Câu lạc bộ địa lí tổ chức cho 100% học sinh lớp
12 trong toàn trường hội thi tìm hiểu về một ngành nghề mà học sinh thích và có hướng lựa chọn
nghề nghiệp trong tương lai theo hình thức viết bài và thuyết trình với chủ đề “Em thích nhất nghề
gì? Vì sao? Nghề nào em sẽ chọn để làm việc trong tương lai, triển vọng phát triển của nó trong xã
hội hiện nay như thế nào?”. Sau đó, ban giám khảo chấm và lựa chọn những bài viết hay của một số
học sinh, tổ chức cho các em thuyết trình, thảo luận. Thông qua phương pháp này, học sinh sẽ có
điều kiện để tự tìm hiểu sâu hơn về những nghề mà em yêu thích, đưa ra được những lí do khi các
em lựa chọn nghề nghiệp, thể hiện những hiểu biết của mình về các ngành nghề, có những định
hướng tốt nhất về ngành nghề của mình sẽ chọn trong tương lai. Phương pháp này còn có ưu điểm là
có thể thu hút được số đông học sinh tham gia, có tác động tích cực đến ý thức hướng nghiệp của
học sinh
- Đọc và kể chuyện về địa lí kinh tế - xã hội: Do các thành viên câu lạc bộ hoặc giáo viên
địa lí thực hiện trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, các nội dung kể chuyện có thể lựa chọn như: Kể
chuyện về các làng nghề, các trang trại, tấm gương người thành đạt trong trong các ngành nghề, các
tấm gương vượt khó….. Ngoài ra, có thể tổ chức cho học sinh xem phim, những đoan video clip
ngắn về hoạt động của các ngành nghề, các thành tựu khoa học của thế giới hay của Việt
5
Nam….Qua những hoạt động trên học sinh sẽ được cái nhìn khái quát về đặc điểm của nhiều ngành
nghề trong xã hội.
- Báo cáo chuyên đề: Câu lạc bộ địa lí mời các nhà kinh doanh, các nhà sản xuất, các
chuyên gia, các kĩ sư, giáo viên địa lí, những học sinh cũ của nhà trường hiện nay đã thành đạt đến
tham dự sinh hoạt, báo cáo nói về ngành nghề và những kinh nghiệm của công việc của họ đang làm.
Đây là hình thức rất hấp dẫn với nhiều học sinh vì các em có điều kiện tiếp xúc với những người có
kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực, học sinh sẽ được tư vấn giải đáp trực tiếp những thắc mắc về các
ngành nghề rất thực tế.
- Xây dựng chủ đề tư vấn hướng nghiệp: Câu lạc bộ lên kế hoạch kết hợp với đoàn trường
mời các chuyên gia có kinh nghiệm từ các trường Đại Học, Cao Đẳng, Trung Cấp về trường tư vấn
hướng nghiệp cho học sinh. Đây là phương pháp trường Đại Học Lạc Hồng Đồng Nai đã tổ chức rất
thành công trong những năm học vừa qua, có rất đông học sinh từ nhiều tỉnh thành đã lựa chọn thi
và học trường này.
- Tổ chức cho học sinh tham quan các trường Đại Học, Cao Đẳng, Trung Cấp trên địa
bàn.
Tổ chức cho học sinh tham quan các cơ sở của trường, các Khoa, nhờ nhà trường giới thiệu
cho học sinh về đặc điểm ngành nghề đào tạo, quy chế đào tạo. Đây là hình thức được trường Đại
Học Sư Phạm Kĩ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trong một số năm qua rất thành công. Nhờ
phương pháp này học sinh có điều kiên tận mắt thấy được cơ sở, chương trình học tập, bản chất
ngành nghề mình sẽ học trong tương lai, từ đó học sinh sẽ có được những quyết định phù hợp.
- Xây dựng Website tư vấn hướng nghiệp của câu lạc bộ: Đây là phương pháp còn khá
mới đối với nhiều trường Trung học phổ thông, đặc biệt là những Trường vùng sâu vùng xa. Tuy
nhiên, nếu thực hiện được thì hiệu quả rất cao vì học sinh có thể tiếp cận được với nhiều nguồn
thông tin về ngành nghề, các Trường qua Website. Từ địa chỉ Website của câu lạc bộ học sinh có
thể tìm hiểu về các trường, các ngành nhề qua các đường liên kết Website của các Trường…
-Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông trong công tác
hướng nghiệp: Câu lạc bộ xây dựng chuyên đề tập huấn cho học sinh lớp 12 ứng dụng công nghệ
thông tin, công nghệ truyền thông để tìm hiểu, tra cứu thông tin về ngành nghề, các trường đào tạo,
cách thức đăng kí thi, xem điểm, xem kết quả trúng tuyển, xét nguyện vọng 2,3…...
Bước 4: Tổng kết, đánh giá:
6
Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình hoạt động, đánh giá hiệu quả của hoạt động hướng
nghiệp qua qua hình thức tổ chức câu lạc bộ địa lí bằng một số phương pháp như:
- Phỏng vấn trực tiếp các học sinh tham gia sinh hoạt
- Điều tra bằng phiếu bằng bộ câu hỏi điều tra về mức độ hiểu biết của học sinh về các
ngành nghề, xu hường nghề nghiệp của học sinh….
- Thống kê kết quả thi Đại Học, Cao Đẳng, Trung Cấp của học sinh nhà trường trong năm
học.
2. Cách thức tổ chức Triển lãm địa lí để giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12
- Các chủ đề của Triển lãm địa lí có thể sử dụng như: Tìm hiểu về các ngành nghề thuộc các
lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Với mục đích giúp học sinh tự tìm hiểu về các lĩnh vực
ngành nghề mà em thích.
- Cách trình bày dưới các dạng sau: Thiết kế mô hình, bộ sưu tập tranh ảnh về các ngành
nghề, các trường Đại Học, Cao Đẳng, Trung Cấp trên cả nước.
* Các bước thực hiện
Bước 1. Xác định mục đích tổ chức triển lãm địa lí
Bước này yêu cầu giáo viên thông báo cho các em biết mục đích tổ chức Triển lãm địa lí và
phổ biến các vấn đề sau: Mục tiêu, chủ đề, thời gian và thể lệ tham gia triển lãm.
Bước 2. Hướng dẫn chuẩn bị triển lãm địa lí
- Giáo viên hướng dẫn công tác chuẩn bị, gồm:
+ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị mô hình, chụp ảnh, sưu tầm tranh ảnh, bài thuyết minh về các
chủ đề hoạt động hướng nghiệp.
+ Hướng dẫn học sinh cách trình bày sản phẩm của mình theo chủ đề.
+ Hướng dẫn cách thuyết trình cho sản phẩm của mình.
+ Trang trí phòng triển lãm, khẩu hiệu, phông màn, hoa.
+ Nơi để phân loại, bố trí sắp xếp các sản phẩm triển lãm.
Bước 3. Tổ chức triển lãm và chấm điểm
- Bước này yêu cầu tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm của mình.
- Ban tổ chức tiến hành chấm điểm theo thang điểm như sau:
- Lựa chọn các tác phẩm hay đúng chủ đề có tính giáo dục, hiệu quả hướng nghiệp cao để
công bố giải.
Bước 4. Tổng kết và phát giải
7
- Bước này yêu cầu Ban Tổ Chức phải tổng kết rút kinh nghiệm, đưa ra những vấn đề làm
được và chưa làm đượcc của các sản phẩm. thông báo công khai điểm số từng phần của các
sản phẩm.
- Công bố phát giải vào các buổi chào cờ, trong các dịp lễ của nhà trường
V. KẾT LUẬN
Để đạt được hiệu quả giáo dục hướng nghiệp cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động Câu
lạc bộ địa lí và Triển lãm địa lí tôi xin đề xuất một số vấn đề sau:
* Đối với nhà trường
- Tạo điều kiện tốt về kinh phí, cơ sở vật chất và thời gian để giáo viên có điều kiện tiến hành
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh qua tổ chức các hoạt động câu lạc bộ địa lí và triển lãm địa lí.
- Cần phải có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình và Đoàn trường trong việc tổ chức
hướng nghiệp cho học sinh.
- Cần quan tâm hơn nữa việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong các hoạt động học tập
ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là học sinh lớp 12.
- Xây dựng duy trì hoạt động của Câu lạc bộ địa lí, Triển lãm địa lí xem đây là một nhiệm vụ
trong hoạt động phong trào của nhà trường trong năm học. Xem việc tổ chức Câu lạc bộ địa lí, Triển
lãm địa lí là một cách thức quan trọng để giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.
- Thường xuyên tổ chức hoạt động triển lãm địa lí để hướng học sinh tham gia vào các phong
trào của nhà trường, đồng thời giúp các em học sinh tích cực tự tìm hiểu về các ngành nghề mà mình
yêu thích.
* Đối với giáo viên
- Cần quan tâm hơn nữa việc tổ chức các hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp môn Địa lí cho học
sinh, xây dựng các chủ đề giáo dục kĩ năng sống, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, củng cố, bổ
sung, nâng cao kiến thức địa lí cho học sinh, tạo hứng thú học tập và yêu thích bộ môn.
- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, tích cực áp dụng các phương pháp dạy học tích cực,
phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh.
- Giáo viên tích cực tổ chức, giúp đỡ và cố vấn cho các hoạt động của Câu lạc bộ địa lí, Triển lãm
địa lí trong nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Tất Dong (1987), “ Giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông”, Bộ GD-ĐT, Hà Nội
2. Trần Nhật Tân, Ngô Thị Thanh Bình (2008) “Sổ tay tư vấn hướng nghiệp và chọn nghề”,
NXBGD, Hà Nội
3. Nguyễn Đức Vũ - Phạm Thị Sen (2004), “Đổi mới phương pháp dạy học địa lý ở trung học phổ
thông”, NXBGD, Hà Nội.
8
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên: Trần Xuân Tiếp
Sinh năm : 1980
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ
Năm tốt nghiệp: 2009
Đơn vị công tác: Trường THPT Võ Trường Toản xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng
Nai.
Điên thoại liên lạc: 0986262537
File đính kèm:
- Giao duc huong nghiep cho hoc sinh thong qua to chuc hoat dong Cau lac bo dia li.pdf