Đề tài Giải pháp giới thiệu sách theo từng đối tượng học sinh ở trường tiểu học

Đọc sách là việc làm cần thiết, đọc sách nhiều giúp con người ta hướng tới Chân – Thiện – Mĩ, đem lại cho ta nhiều kiến thức quý báu. Trong thời đại ngày nay, thời đại mà công nghệ thông tin đang ngày càng chiếm ưu thế, văn hóa đọc ngày càng mai một đi thì việc đọc sách ngày càng phải phát huy, phải giữ gìn, bởi đọc sách giúp mở rộng kiến thức, làm con người thông thái sáng suốt hơn. Song thực trạng ở trường Tiểu học, học sinh ở lứa tuổi còn nhỏ nên việc nhận thức về đọc sách, báo với niềm đam mê tìm tòi, học hỏi còn hạn chế

doc11 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3075 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp giới thiệu sách theo từng đối tượng học sinh ở trường tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhé! C Giới thiệu sách Bác Hồ: Giới thiệu cuốn sách “Kể chuyện Bác Hồ người mở đường thắng lợi”, tranh Huy Toàn, lời Tô Hoài do nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành năm 2010, dày 68 trang; khổ 14,5x20,5cm Nội dung: Cuốn sách tái hiện một chặng đường lịch sử đầy vẻ vang của dân tộc Việt Nam cùng với bậc vĩ nhân, vị cha già dân tộc Hồ Chí Minh. Người đã sáng lập ra Đảng cộng sản và lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Bên cạnh là những hình ảnh minh họa độc đáo phù hợp nội dung của sách giúp các em dễ hiểu, dễ hình dung được những khó khăn, gian khổ mà Bác Hồ kính yêu cùng cách mạng Việt Nam đã trải qua trong lịch sử. Đọc cuốn sách mỗi chúng ta sẽ yêu kính Bác hơn, hiểu hơn về lịch sử nước nhà và các em sẽ luôn khắc sâu những lời dạy bảo, căn dặn của Bác Hồ kính yêu: “Bác dặn các cháu. Uống nước phải nhớ nguồn. Con cháu thì phải nhớ ơn tổ tiên. Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải ra sức giữ nước. Đó mới là uống nước nhớ nguồn, mới là biết nhớ ơn tổ tiên”…Sách sẽ giúp các em học tốt hơn bộ môn lịch sử Việt Nam ở Tiểu học. C Giới thiệu sách khoa học: Giới thiệu cuốn sách “Khủng Long” do nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2010, dày 94tr. Nội dung sách là cả một thế giới những câu chuyện lạ lùng, những khám phá về bí mật về những loài động vật quý hiếm. Bên cạnh những hình ảnh sống động, chân thực sách cung cấp cho các em vô vàn những thông tin bổ ích và thú vị. Đọc cuốn sách, các em sẽ được biết đến thế giới tự nhiên vô cùng đa dạng và độc đáo, từ các loài động vật khổng lồ như khủng long, gấu, cá voi xanh...cho tới những sinh vật bé nhỏ như: mối, rận "sát thủ", ong, muỗi... Các em cũng sẽ được chu du từ những cánh rừng bạt ngàn, hoang dã nơi những con lợn lòi, những con nai sừng tấm hay chồn Mác - tét... sinh sống cho tới thế giới đại dương bao la có những con cá mập phàm ăn, những con chú cá heo đáng yêu và vô vàn các sinh vật phong phú khác. Đặc biệt, các em có thể ngược dòng thời gian quay trở lại hàng triệu năm trước để quan sát nhiều loài khủng long khác nhau hay tìm thấy không ít điều thú vị ngay trong chính các con vật nuôi ở gia đình mình. Hãy tìm đọc cuốn sách hay này các em nhé! Các bài giới thiệu sách nêu trên được đánh máy tính, có kèm hình ảnh minh họa và được dán tại góc thư viện từng lớp học. Ngoài ra các em trong tổ cộng tác viên cũng hăng hái góp phần giới thiệu những cuốn sách hay mà các em đã được đọc đến các bạn trong lớp mình để nhân rộng vòng quay của sách. Sử dụng hình thức tuyên truyền qua tổ mạng lưới thư viện phát huy tác dụng rất cao vì nếu có 10 em đọc thì sẽ có 10 em giới thiệu và cứ thế nhân rộng nhiều hơn. Bên cạnh đó, thư viện cũng tranh thủ để giới thiệu sách mới trong một số tiết chào cờ đầu tuần cho học sinh từng điểm trường để giúp các em tiếp cận sách nhanh chóng và tìm đọc. Giải pháp 3: Hướng dẫn và tổ chức cho học sinh đọc mượn sách báo Đối với các em lớp 1 đầu năm học các em chưa biết đọc, thư viện phối hợp giáo viên chủ nhiệm đọc hoặc kể cho các em nghe những câu chuyện hay trong tiết kể chuyện, hay trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Sang học kỳ II, thư viện mang đến tận lớp những cuốn sách truyện tranh, có cỡ chữ to dễ đọc, dễ hiểu để các em tiếp cận và đọc nội dung bên cạnh những tranh minh họa với hình ảnh đẹp mắt. Điều đó làm các em rất thích thú khi tự mình được đọc và được cảm nhận qua từng trang sách nhỏ. Các lớp 2,3 ở các điểm lẻ, tôi phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm sẽ sắp xếp lịch linh động cho cả lớp được đọc trong giờ ra chơi hoặc giờ sinh hoạt cuối tuần phù hợp với tình hình thực tế của lớp. Cứ đúng lịch đọc của lớp nào, tôi trực tiếp mang sách xuống tận lớp đó, lớp trưởng sẽ phân sách cho cả lớp cùng đọc, khi đọc xong cuốn sách của mình các em được hoán đổi sách với bạn ngồi cạnh. Hết thời gian đọc, lớp trưởng thu sách, kiểm tra và trả lại cho CB thư viện. Các lớp 4,5, các em tự chọn sách báo thông qua các giá sách mi ni để ở bàn đọc phòng thư viện để đọc và mượn về nhà. Đối với các lớp 4,5 điểm lẻ ngoài buổi học chính khóa, mỗi tuần các em có thêm một buổi học Anh văn, Tin học tại điểm trường chính, vì thế tôi phân lịch mượn đọc theo lịch học Anh văn, Tin học của từng lớp để các em tranh thủ đến thư viện mượn đọc vào đầu giờ chiều (13h30’-14h) hoặc cuối buổi sau giờ học Anh văn, Tin học (16h30). Giải pháp 4: Công tác tham mưu, phối kết hợp với các tổ chức, cá nhân trong nhà trường Giải pháp 4.1. Công tác tham mưu Ngay từ đầu năm học 2013 – 2014 thư viện đã thực hiện tốt công tác tham mưu với BGH nhà trường để có sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời kế hoạch thực hiện các giải pháp trong giới thiệu sách đến từng đối tượng học sinh. Khi kế hoạch đã được BGH duyệt và được sự đồng tình ủng hộ của các tổ chức đoàn thể, của đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường thông qua nghị quyết họp hội đồng sư phạm hàng tháng một cách cụ thể, thư viện tiến hành thực hiện. Giải pháp 4.2. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể và cá nhân trong nhà trường: - Phối hợp với tổ chức Công đoàn, Chi đoàn và giáo viên Tổng phụ trách Đội: phát động phong trào đọc sách, báo học sinh. Thường xuyên giáo dục, nhắc nhở học sinh về nề nếp đọc sách báo, ý thức tự giác trong việc mượn, đọc và bảo quản sách báo của thư viện - Phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm: Trong việc điều tra năm bắt nhu cầu hứng thú học sinh theo từng lứa tuổi. Lựa chọn học sinh làm cộng tác viên thư viện. Giáo dục các em phương pháp đọc sách đúng và hiệu quả - Phối hợp cùng giáo viên Tổng phụ trách Đội tổ chức cho các chi đội mượn báo thiếu niên, nhi đồng đọc trong 15 phút đầu giờ hàng tuần - Phối hợp với tổ công tác thư viện để tuyên truyền, vận động học sinh đọc sách báo, bảo quản sách báo và tham gia các hoạt động của thư viện như: kể chuyện sách, giới thiệu sách; Hướng dẫn học sinh tìm sách đúng nhu cầu và đọc hiệu quả 2. Khả năng áp dụng: 2.1 Thời gian áp dụng hoặc thử nghiệm có hiệu quả: Sáng kiến đã được áp dụng đạt hiệu quả trong suốt cả năm học 2013 - 2014. 2.2 Có khả năng thay thế giải pháp hiện có: Giải pháp giới thiệu sách theo từng đối tượng học sinh để thu hút các em đến thư viện là hoạt động mang tính lâu dài và bền vững, bởi giải pháp này chủ yếu nhằm gợi hứng thú để học sinh tìm sách mà đọc, tạo cho các em lòng ham muốn đọc sách, báo, từ đó hình thành cho các em thói quen đọc sách, báo. 2.3 Khả năng áp dụng: Các biện pháp nêu trên đã được vận dụng đạt hiệu quả ở trường Tiểu học Bồng Sơn và có thể vận dụng được ở các thư viện trường phổ thông trong toàn huyện theo nhiều hình thức phong phú hơn, sao cho các em cảm nhận được ý nghĩa của việc đọc sách, báo từ đó đến thư viện thường xuyên hơn. 3. Lợi ích kinh tế - xã hội: 3.1 Lợi ích về mặt giáo dục: - Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được lựa chọn sách đúng nhu cầu, sở thích và phù hợp lứa tuổi của mình. Giáo dục học sinh duy trì thói quen đọc sách thường xuyên, biết vận dụng những kiến thức đã đọc vào việc học tập đạt kết quả tốt - Thư viện đã giữ gìn và phát huy “văn hoá đọc”, sách được luân chuyển nhiều hơn đến bạn đọc, tận dụng vòng quay của sách để cung cấp kiến thức bổ ích cho bạn đọc trong nhà trường. 3.2 Chất lượng, hiệu quả của đề tài: v Trong năm học thư viện đã giới thiệu 15 tên sách truyện ở các thể loại đến từng đối tượng học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Tổ cộng tác viên giới thiệu được 5 tên sách. Ngoài ra thư viện còn tổ chức mang sách đến tận lớp học ở các điểm trường lẻ để phục vụ học sinh đọc tại lớp. v Số liệu bạn đọc: Năm học 2013-2014 trường có tổng số 588 học sinh. Số lượng bạn đọc tham gia đọc, mượn sách báo được thể hiện như sau: Bạn đọc Thời điểm Số lượng HS đọc, mượn sách báo Tỷ lệ đạt Năm học 2012-2013 480/598 80,26% Năm học 2013-2014 502/588 85,37% v So sánh số lượt sách đã luân chuyển theo từng khối lớp Lượt sách, báo luân chuyển Thời điểm Khối lớp 1,2,3 Khối lớp 4,5 Tổng cộng Năm học 2012 - 2013 2451 lượt 5460 lượt 7911 lượt Năm học 2013 - 2014 2574 lượt 5489 lượt 8063 lượt C. KẾT LUẬN 1. Điều kiện, kinh nghiệm áp dụng các giải pháp: - Cán bộ thư viện phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ tin học văn phòng, tâm huyết với nghề, chịu khó học hỏi, luôn đổi mới sáng tạo trong các hoạt động thư viện nhất là khâu tuyên truyền giới thiệu sách và phục vụ bạn đọc. - Thư viện phải được trang bị máy vi tính có nối mạng internet, máy in. Nhà trường có các loại máy móc trang thiết bị khác hỗ trợ thực hiện giới thiệu sách như: máy chụp ảnh kỹ thuật số, máy chiếu, laptop,… - Cán bộ thư viện phải làm tốt công tác tham mưu với BGH nhà trường trong các hoạt động thư viện, nhất là các biện pháp, giải pháp mới trong giới thiệu sách và phục vụ bạn đọc. Đồng thời phải biết tranh thủ sự ủng hộ của đội ngũ CBGV trong nhà trường và phải biết phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức và cá nhân trong nhà trường để mang lại hiệu quả trong việc tuyên truyền giới thiệu sách và phục vụ bạn đọc - Cần lựa chọn sách phù hợp lứa tuổi, sở thích của từng đối tượng học sinh để giúp các em đọc những cuốn sách hay, sách mới đúng nhu cầu. Phải thường xuyên giáo dục học sinh về phương pháp đọc sách đúng, giáo dục ý thức tự giác, biết giữ gìn, bảo quản sách báo và sắp xếp sách báo sau khi đọc xong. - Các bài tóm tắt giới thiệu sách hay điểm sách cần ghi ngắn gọn nhưng phải nêu bật lên được nội dung cốt lõi của cuốn sách giúp học sinh từng khối lớp dễ hiểu, dễ tìm sách mượn đọc, nghiên cứu. 2. Những triển vọng trong vận dụng và phát triển giải pháp: Các giải pháp nêu trên đã được áp dụng hiệu quả trong năm học 2013 – 2014. Giải pháp sẽ được phát triển hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả tốt hơn trong những năm học đến. 3. Đề xuất kiến nghị: - Nhà trường cần quan tâm huy động nhiều nguồn kinh phí hơn nữa để bổ sung sách mới, sách hay làm phong phú nguồn sách thư viện - Giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm động viên các em đến thư viện đọc sách báo nhiều hơn, hiệu quả hơn nữa - Thư viện cần phát huy hơn nữa các hình thức tuyên truyền giới thiệu sách cho bạn đọc để luôn mang lại hiệu quả thiết thực./. Người viết Phạm Thị Thúy Vân

File đính kèm:

  • docSKKN-THƯVIỆN-THUYVAN-13-14.doc
Giáo án liên quan